Mã thể loại của văn học kí và sự tương tác của chúng

MỤC LỤC

Kí trong một số tư liệu nước ngoài Ở Trung Quốc

Trong Lí luận văn học do Lưu An Hải và Tôn Văn Hiến chủ biên, các tác giả xếp văn học báo cáo (tương đương với khái niệm phóng sự ở Việt Nam), tiểu thuyết kí thực, tạp văn, tùy bút vào thể loại văn học trung gian, có đặc điểm chung: vừa có yếu tố văn học vừa có yếu tố ngoài văn học, không nằm ở vùng trung tâm mà nằm ở vùng ráp gianh của các thể tài văn học, có thể xếp vào thể loại này, lại có thể xếp vào thể loại văn học khác. Trong Lí luận văn học của Gulaiep, tác giả xác định “kí là một biến thể của loại tự sự”, có một số đặc trưng như: tính tổng hợp của đối tượng mô tả (vẽ nên một. bức tranh về mọi mặt của đời sống), tính phân tích của cách tiếp cận (nghiên cứu trào lưu, trạng thái của xã hội, tập trung chú ý vào các hiện tượng quan trọng của đời sống), tính tổng hợp thể loại (là thể loại tự sự, nhưng lại mang tính chủ quan) [52;.

Những vấn đề đặt ra

Trong một thời đại văn học đề cao cá tính sáng tạo, các phóng sự dường như lại men theo một công thức chung: miêu tả một bức tranh thế giới ở cỏc ngừ hẻm, gúc khuất, trong một thời gian chiều tối, đờm khuya, với những nhõn vật lưu manh, nghèo khổ, dưới đáy và hầu như bị xóa tên, người trần thuật thường phải vào vai một thám tử trong một cuộc hành trình đầy bí ẩn nhằm điều tra các vấn nạn xã hội. Như chúng tôi sẽ chứng minh trong chương ba, chính ở thời đại mà trong tuyên ngôn lý thuyết, tính xác thực trong kí được nhấn mạnh, thì sáng tác kí lại dường như bị qui phạm hóa một cách cao độ: các tác phẩm kí được triển khai theo những chủ đề vạch sẵn trong các diễn ngôn chính trị và chỉ thị văn nghệ, các nhân vật được miêu tả theo những công thức chung, các câu chuyện được dẫn dắt hướng tới một kết cục được biết trước.

Khái niệm diễn ngôn và một hướng tiếp cận mới đối với loại hình văn học kí

Foucault cho rằng, việc coi ngôn ngữ là hoàn toàn trong suốt, “ở đó các sự vật được định danh không hề bị nhiễu” là “một niềm không tưởng lớn lao” [24; tr.132], bởi bất cứ ngôn ngữ nào cũng được tạo ra bởi các mối quan hệ xã hội hiện hành trong một bối cảnh cụ thể, được sử dụng vào một mục đích cụ thể, nhằm truyền tải thông tin và có hiệu lực nhất định. Thông qua ba tư tưởng gia này, người ta không chỉ thấy được sự phát triển và phân nhánh phức tạp của khái niệm diễn ngôn, mà còn quan sát được những bước chuyển lớn trong tư duy lý luận văn học nói riêng và khoa học xã hội nhân văn nói chung: chuyển từ nghiên cứu nội văn bản sang nghiên cứu các yếu tố ngoài văn bản, chuyển từ nghiên cứu cấu trúc sang nghiên cứu giải cấu trúc, từ nghiên cứu văn học như một lĩnh vực biệt lập và khép kín sang nghiên cứu văn học như một diễn ngôn đồng tồn tại trong một mạng lưới chằng chịt các diễn ngôn khác.

Khái niệm mã, mã thể loại, mã thể loại của văn học kí

Thứ nhất, mã có một vai trò rất quan trọng trong quá trình giao tiếp, bởi nhờ nó mà người nhận có thể hiểu được thông điệp của người gửi, vì thế, nó là yếu tố xác lập nên mối quan hệ giữa người phát và người nhận, giữa thông điệp và ý nghĩa thông điệp (nếu không hiểu được mã văn hóa của một bộ tộc, chắc chắn khó có thể giao tiếp với người dân của bộ tộc ấy, cũng như không hiểu được tiếng nước ngoài, ta không thể giao tiếp với người ngoại quốc). Nhà nghiên cứu La Khắc Hòa cũng cho rằng, kí “là loại hình văn học” có đặc trưng “là sự can dự trực tiếp vào đời sống xã hội, là sự thông tin về sự thực của những giá trị nhân sinh, có cách xử lí riêng về khoảng cách giữa thời gian sự kiện và thời gian trần thuật, kết hợp linh hoạt các phương thức tự sự, trữ tình, nghị luận với những thao tác tư duy khoa học” [149; tr.356].

Mã sự thực (ngôn ngữ sự thật) như là hạt nhân cấu trúc của văn học kí Như phần Tổng quan chúng tôi đã trình bày, trong ý thức của cả người sáng

Các tác phẩm bút kí, tùy bút, tản văn lại thường kết cấu theo logic của thế giới chủ quan, theo dòng tâm trạng, suy tưởng của nhân vật xưng tôi.Trong Tờ hoa của Nguyễn Tuân, những sự kiện, hình ảnh, chi tiết cách xa về không gian, thời gian: thế giới diệu kì của loài ong mà nhà văn quan sát được ở nông trường Tây Bắc năm 1966, hạt ngọc trai nơi lòng đại dương sâu thẳm, chuỗi ngọc trên cổ người con hát một thời Thăng Long cách đó mấy chục năm, bức tranh hoa hồng tại vườn trẻ Nga, chiếc đồng hồ trên tay chị Hoài Nam, đồng hồ hoa cách đây nửa thế kỉ..tất cả bị cuốn chìm vào một mạch suy tưởng phóng khoáng nhưng vẫn nhất quán đổ về một dòng chảy: quá trình lao động sáng tạo âm thầm mà chông gai của hành trình sáng tạo cái. Tam Lang có riêng một thiên phóng sự với nhan đề Tập ảnh, bộ sưu tập chân dung những con người thời đại: bà chủ mỏ với cái vóc hình phốp pháp to lớn, cái vẻ đẹp trơ tráo bạo dạn, ông Mô rit..vồ trưởng giả học làm sang, mợ Đốc Bốn chỉ suốt ngày tô son điểm phấn, bà chủ đất vụng về ngờ nghệch như một thứ cỏ đồng được đánh vào trồng trong chậu sứ, ông chủ báo suốt ngày vò đầu bứt trán vì công việc.

Mã nghệ thuật như là lớp tu từ của sự thật trong văn học kí

Kí sự về cơ bản được tổ chức dựa trên thể biên niên, song nếu như trong biên niên, câu chuyện bắt đầu khi sử gia bắt đầu ghi chép, và kết thúc khi công việc ghi chép chấm dứt, thì trong kí sự, ta vẫn nhận thấy có sự vênh lệch giữa trần thuật và chuỗi sự kiện (Thượng kinh kí sự không kết thúc ở sự kiện: mồng 2 tháng 11 về đến nhà mà còn có thêm đoạn suy ngẫm, triết lí của người trần thuật về lẽ sống lánh đục về trong: “Than ôi, giàu sang như đám mây bay! Đền vũ tạ, thú ca lâu phút chốc thành nơi hoang phế.. Tôi nghĩ bụng: mình không đến nỗi bị thiên hạ chê cười, chỉ nhờ không tham đó thôi”). Trong phóng sự Cơm thầy cơm cô của Vũ Trọng Phụng, người kể chuyện không chỉ là người điều tra, phơi bày, mà còn cất lên những tiếng bi phẫn, cảm thương trước thực tại và trước sự tha hóa không gì có thể cưỡng lại được của con người trên hành trình từ nông thôn ra thành thị: “Đằng này, Hà Thành không có sự tổ chức, đám dân hạ lưu chia ra khắp các phố thành thử những người lịch sự tưởng Hà thành lịch sự, mà các nhà xã hội học cũng tưởng Hà Thành không có gì bi thương.

Sự tương tác giữa các mã thể loại trong văn học kí

Đó là lí do tại sao các phóng sự của Vũ Trọng Phụng đầy những dấu hiệu phản kháng, những yếu tố “nguy hiểm” đối với nhà cầm quyền, đầy những đoạn giễu nhại, châm biếm cực kì sâu cay đối với diễn ngôn thống trị, song chúng vẫn thoát khỏi cặp mắt của hệ thống kiểm duyệt và trở thành món ăn hút khách trên báo chí thời bấy giờ. Mặt khác, các sáng tác kí tuy là diễn ngôn nghệ thuật mang tính chất cá nhân về sự thực, song lại có thể nhận ra, ở mỗi thời đại, mỗi không gian văn hóa, lại có một sự thật được mặc nhiên công nhận, các sáng tác kí tuy đa dạng, vẫn có thể khái quát thành những mô hình chung (theo nhận định của hầu hết các nhà nghiên cứu, kí 1930-1945 thường thiên về miêu tả những mặt xấu xa, đen tối của xã hội, kí 1945- 1975 lại chỉ miêu tả những mặt tốt đẹp, cao cả của hiện thực đời sống).

Khái niệm tư tưởng hệ, mã tư tưởng hệ

Sau Tracy, vấn đề tư tưởng hệ thành đối tượng luận bàn của triết học, cách luận giải về phạm trù này thay đổi theo nhiều hướng (trong triết học của H.Tain, triết học Heghen), nhưng đáng chú ý hơn cả là những ý kiến của các vị kinh điển của chủ nghĩa Mac. Với ý nghĩa như thế, tư tưởng hệ là bức tranh thế giới (phương thức mô tả của nó) dùng để “giải thích” thực tại không nhằm vào mục đích nhận thức khách quan, mà nhằm mục đích bào chữa một cách thanh cao hơn cho lợi ích của một nhóm người này hay nhóm người khác.

Mã tư tưởng hệ và đặc trưng của văn học kí

Trong huyền thoại này, Đông Dương được kiến tạo như một mảnh đất đầy hoa thơm trái ngọt mà mẫu quốc đã gieo trồng trên đất thuộc địa, trong đó, các đô thị văn minh và hiện đại được xem như thành quả của cuộc gieo trồng ấy.Trong Diễn văn đọc ngày 15 tháng Mười năm 1930, toàn quyền Pierre Pasquier nhấn mạnh: “Chúng ta phải làm việc để đạt các mục đích sẽ thỏa mãn tấm lòng vị tha của chính chúng ta và các quyền lợi chính đáng của chúng ta và những mục đích, một cách chính xác bởi các lý do này, sẽ có thể tạo ra một tương lai sinh sống tốt đẹp hơn, có tự do nhiều hơn trong khuôn khổ nền văn minh của chúng ta, cho những người dân sống dưới sự bảo vệ của các thành trì vững chắc của quyền năng tinh thần và vật chất của chúng ta; trong niềm tin chắc chắn là ở một thời điểm nào đó, xuyên qua sự phát triển của cảm nghĩ hỗ tương về sự kính trọng và tình thân thiện thuận lý, nước Pháp sẽ nhìn thấy trên mảnh đất Á Châu này sự đâm chồi nảy lộc của một trong những cành cây xinh đẹp nhất mọc ra từ tinh thần của nó [tức nước Pháp, chú của người dịch] và những mục đích mà trong sự hòa hợp và thống nhất mọi con dân của nó sẽ chứng thực cho tính chất bền bỉ của sự hiện diện của nó [126]. Các tác phẩm kí, bởi sử dụng ngôn ngữ sự thật, cho nên bao giờ cũng có một lớp nghĩa đen, nghĩa chỉ vật (Sống như anh là câu chuyện về người anh hùng có thật. tên là Nguyễn Văn Trỗi, Kí sự Cao Lạng trước hết là ghi chép về sự kiện đã xảy ra về chiến dịch Cao Lạng..), nhờ sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật, mà bao giờ trong kí cũng có một lớp nghĩa nghệ thuật nằm bên dưới nghĩa chỉ vật (sự thể hiện cái nhìn, sự đánh giá, xúc cảm của người nghệ sĩ).

Mã thể loại và sự phát triển của văn học kí 1945-1975

Trong Đại hội anh hùng của Nguyễn Thi, tất cả các nhân vật, sự kiện về tấm gương anh dũng của những anh hùng trên khắp mọi miền đất nước đều được tổ chức lại trong mạch cảm hứng ngợi ca, tràn đầy tự hào của người trần thuật: “Những người anh hùng của chúng ta mang hoa hồng trên ngực về đây đang biểu dương sức mạnh hùng hậu của nó. Trong tác phẩm, có rất nhiều chi tiết nhỏ, chệch ra khỏi dòng mạch chính của câu chuyện về chiến công của người anh hùng, song lại được tác giả dụng công miêu tả và trở thành những chi tiết đắt giá, cho thấy vẻ đẹp đời thường giản dị của nhân vật anh hùng: chi tiết anh Trỗi xách nước cho chị Quyên tắm, chi tiết chị Út Tịch hồi nhỏ trèo lên cây dừa đái xuống để chứng tỏ mình chẳng thua kém đàn ông, chi tiết mái tóc bạc trắng của đồng chí Nguyễn Đức Thuận sau một đêm đứng đèn.

Tư tưởng hệ quốc gia và hệ thống chủ đề

Chuẩn bị cho Đại hội Văn nghệ toàn quốc lần thứ III, Vụ Văn nghệ Ban Tuyên huấn trung ương có tổ chức một số vấn đề lí luận cơ bản của văn học nghệ thuật, trong đó có vấn đề “thể hiện cuộc sống mới, con người mới” [93; tr.391].Trong bài phê bình văn học Tiếng thơ, Xuân Diệu viết: “Thời chúng ta là một thời mới mẻ, ai cũng dễ muốn khai sáng ra một cái gì” [124; tr.59]. Trong âm nhạc, nó được cụ thể hóa qua nhịp điệu vui tươi, phấn chấn của nhạc và lời lẽ tràn đầy lạc quan của lời, trong đó con đường kháng chiến được miêu tả như là đường vui: Đường ra trận mùa này đẹp lắm (Trường Sơn đông Trường Sơn tây, nhạc Hoàng Hiệp, phổ thơ Phạm Tiến Duật), Chị em ơi, niềm tin thắng lợi thôi thúc ta lên đường, Kìa hỏa tuyến đang chờ ta (Cô gái Sài Gòn đi tải đạn- Lư Nhất Vũ), Cuộc đời vẫn đẹp sao (Phan Huỳnh Điểu).

Tổ chức văn bản theo nguyên tắc huyền thoại hóa 1. Công thức hóa nhân vật thành những cổ mẫu

Điểm qua nhan đề của các tác phẩm kí viết về công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, chúng ta có thể thấy cảm hứng về sự hồi sinh của đất nước nhờ cách mạng là một cảm hứng chủ đạo: Vượt cạn (Mộng Sơn), Mặt trời xuân đến sớm (Tô Hoài), Những người đòi trở về đất liền tổ quốc (Nguyễn Tuân), Khơi dòng suối thép (Nguyễn Tuân), Ánh sáng trên đồng ruộng (Huyền Kiêu), Mùa xuân lại về trên cửa biển (Nguyễn Viết Lãm), Tiếng sạp trên đồi núi Sầm Nưa (Nguyên Ngọc), Làng mới (Nguyễn Quang Sáng), Nước sông Lô vào nhà máy điện Việt Trì (Lưu Quang Thuận), Ánh sáng khoa học chiếu vùng Cổ Bi (Trần Vượng), Tiếng hát trên sông (Chu Văn), Việt Nam trở dạ (Xuân Diệu), Lột xác (Nguyễn Tuân). Trong các sáng tác của Bùi Hiển, Nguyễn Viết Lãm, Bùi Đức Ái, mặt biển được miêu tả như sự trỗi dậy của một sức sống phóng khoáng, tràn trề: vầng mặt trời lên đỏ rực ở phương Đông, mặt biển bao la dồi dào sản vật, con thuyền hùng dũng lướt trên sóng biếc, những công nhân trên nông trường biển với “thân thể vạm vỡ rám nắng”, “những đôi tay cuồn cuộn bắp thịt”, “những đôi chân giạng đứng trên sạp thuyền nghiêng sóng mà vẫn chắc nịch vững vàng như chân đỉnh”, “những thân thể nghe qua thoảng có mùi nắng, mùi muối mặn, thoáng trông là thấy được ngay cái sức khỏe thường xuyên được biển cả thử thách và tôi luyện” (Về biển, Anh Đức).