Giải pháp đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thuốc tân dược của Công ty CP Dược TW- MEDIPLANTEX

MỤC LỤC

Nhân sự và cơ cấu nhân sự

Điều này không có nghĩa Công ty có bộ máy nhân sự cồng kềnh mà do những năm gần đây, Công ty có chủ trương đa dạng hoá mặt hàng bằng kinh doanh, phân bổ nhân sự, tăng thêm vào mở rộng thị trường kinh doanh, chú trọng vào khâu tiêu thụ hàng Nhập khẩu và sản xuất tại thị trường nội địa. + Số dược sĩ Đại học và trên Đại học rất cao, luôn chiếm trên 21,0% tổng nhân lực, điều này thể hiện Công ty có đội ngũ năng lực và trình độ đáo ứng đòi hỏi khắt khe của ngành kinh doanh đặc biệt này, cũng như đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.

Mặt hàng sản xuất – kinh doanh của Công ty

• Về chủng loại sản phẩm: Công ty đã sản xuất nhiều nhóm thuốc khác nhau như kháng sinh, thuốc bổ, thuốc sốt rét, thuốc hô hấp, thuốc tiêu hoá, thuốc ngoài da…. Ta có thế phân loại những mặt hàng nhập khẩu của Công ty thành ba nhóm chính như sau: Thành phẩm tân dược, nguyên nhiên hoá chất, thiết bị y tế và mỹ phẩm. Trong nguyên liệu hoá chất là nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thuốc trong nước cũng bao gồm các nhóm sau : nhóm kháng sinh, nhóm giảm đau, nhóm bồi dưỡng, vitamin, dược liệu, nhóm ngoài da, thuốc bổ, dịch truyền, tuần hoàn,thần kinh tiêu hoá ….

Thiết bị y tế và mỹ phẩm được Công ty chú trọng nhiều, nhập về một số mặt hàng thiết bị y tế phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh của các bệnh viện và một số mặt hàng mỹ phẩm khác.

Bảng 5: Số lượng mặt hàng nhập khẩu
Bảng 5: Số lượng mặt hàng nhập khẩu

TW-MEDIPLANTEX

Phân tích kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu

Phân tích thị trường nhập khẩu của một công ty cho ta thấy được quy mô nguồn hàng nhập khẩu, đặc điểm của nguồn hàng, từ đó có thể thấy được sự đa dạng, chất lượng, uy tín của hàng hoá mà doanh nghiệp nhập khẩu có thể cung cấp cho nhu cầu của thị trường. Dựa trên nhu cầu của thị trường và tiềm năng của mình, Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX có mối quan hệ với nhiều nước khác nhau trên thế giưới và đã nhập về rất nhiều mặt hàng khác nhau đảm bảo chất lượng cao và phù hợp với nhu cẩu của người tiêu dùng. Việc lựa chọn cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của công ty phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng chủ yếu đó là: Nhu cầu của thị trường, khả năng của công ty trong công tác tìm nguồn hàng, nguồn tài chính để nhập khẩu hàng hoá và uy tín của doanh nghiệp.

Hàng nhập khẩu của công ty được tiêu thụ trong phạm vi cả nước và không tái xuất, tuy nhiên do hạn chế về nguồn lực mạng lưới bán hàng của công ty chỉ tập trung ở các thành phố lớn và trọng điểm, hàng hoá chủ yếu được phân phối qua các trung gian thương mại, rồi từ đó đến tay người tiêu dùng. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng, tương ứng với sự tăng lên của doanh thu là sự tăng lên của chi phí, chính điều này đã làm cho tổng mức lợi nhuận thuần của hoạt động này khá thấp(so với doanh thu), dẫn tới hiệu quả của hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty tăng lên không đáng kể. Tỷ trọng lợi nhuận bình quân của hoạt động kinh doanh nhập khẩu so với hoạt động của toàn công ty vào khoảng 55,4%, điều này cho thấy vai trò quan trọng của hoạt động kinh doanh nhập khẩu đối với công ty, nó đảm bảo cung cấp thêm vào nguồn vốn chủ sở hữu của công ty, góp phần thúc đẩy quá trình tái sản xuất kinh doanh.

Bảng 8: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường:
Bảng 8: Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường:

Đánh giá hoạt động kinh doanh hàng nhập khẩu của Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX

Sản phẩm mà công ty cung cấp luôn đảm bảo đúng, đủ, kịp thời, giá cả hợp lý phù hợp với thị hiếu, tạo được lòng tin đối với khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng là các công ty, hiệu thuốc, bắt đầu tạo dựng lòng tin ở các bệnh viện từ TW đến địa phương. -Hạn chế đầu tiên phải kể đến trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu của công ty thời gian qua là chi phí cho hoạt động còn quá cao và không ổn định, từ đó gây ra sự biến động không đều của lợi nhuận thu được, dẫn tới ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả vì thế có nhứng biến động không tốt, năm sau thấp hơn năm trước. - Công tác điều tra nghiên cứu thị trường mặc dù được thúc đẩy mạnh, đội ngũ cán bộ thu thập thong tin nhiệt tình, năng động nhưng lại không đồng bộ và chưa có tính chuyên nghiệp cao, thông tin đến chậm, ảnh hưởng đến chất lượng tiêu thụ và khả năng cạnh tranh.

- Đối với công tác tổ chức nhập khẩu hàng hoá thì hạn chế lớn nhất đó là chi phí nhập khẩu thường bị tăng do phát sinh trong khi thực hiện hoạt động nhập khẩu, mà điển hình ở đây là trong khâu giao nhận hàng thường bị chậm trễ cho thiếu giấy tờ, do thủ tục hải quan, làm cho công ty phải bỏ ra chi phí để lưu kho, lưu bãi.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG NHẬP KHẨU THUỐC TÂN DƯỢC CỦA CÔNG TY

Phương hướng hoạt động kinh doanh nhập khẩu thuốc tân dược của công ty

- Ngày càng có nhiều doanh nghiệp Dược cùng tham gia hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thuốc tân dược, vì vậy đối thủ cạnh tranh với công ty cũng tăng theo, tương ứng với nó là thị phần của công ty sẽ bị giảm nếu công ty không đưa ra được những chiến lược thích ứng. - Các doanh nghiệp Dược Việt Nam chưa thực sự phối hợp chặt chẽ với nhau khi nhu cầu trong nước trở nên khan hiếm hoặc canh tranh thị trường tiêu thụ khi cung cầu trở nên cân đối và người được lợi khi đo lại la các doanh nghiệp nước ngoài. Những năm gần đây, hoạt động SXKD của Công ty vẫn đang tiếp tục diễn ra trong bối cảnh thị trường có tác động mạnh cạnh tranh gay gắt, nhất là từ khi Việt Nam ra nhập WTO, các hàng rào thuế quan và phi thuế quan được cắt giảm, tạo điều kiện cho rất nhiều loại dược phẩm của nước ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam.

Để hướng tới tương lai công ty phải chủ động xây dựng chiến lược phát triển trong những năm tới, phấn đấu trở thành công ty phân phối và sản xuất thuốc có uy tín trong nước với phương châm vì sức khoẻ và vẻ đẹp con người.

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động nhập khẩu thuốc tân dược của Công ty CP Dược TW - MEDIPLANTEX

Đồng thới, với mức giá mà công ty chấp nhận mua chỉ được xem xét khi công ty đã nghiên cứu thị trường nội địa và thấy rằng với mức giá đó thì lượng hàng nhập khẩu có thể tiêu thụ được ở trên thị trường và công ty có thể vẫn thu được mức lợi nhuận có thể chấp nhận được. Việc cung ứng hàng nhập khẩu của công ty cần phải sử dụng tất cả các kênh phân phối, sử dụng các kênh chính cho nhóm khách hàng trọng điểm đồng thời sử dụng các kênh phân phối phụ cho các nhóm khách hàng tiềm năng nhằm tăng cường bán hàng được nhanh, kịp thời, đầy đủ với chi phí thấp nhất. Như vậy, theo phân tích thực trạng doanh thu hàng nhập khẩu theo khu vực thị trường ta thấy ở những nơi có chi nhánh, đại lý của công ty thì khu vực đó có doanh thu cao, do đó với mạng lưới phân phối như hiện nay cần mở thêm nhiều đại lý, chi nhánh bán hàng tại các khu vực thị trưòng ở xa như miền Trung, vùng Tây Bắc, đồng bằng song Cửu Long… nhằm khai thác tối đa thị trường tiềm năng của công ty.

Đối với công tác xúc tiến bán hàng, công ty cần tập trung vào việc xây dựng các mối quan hệ với quần chúng, thông qua hình thức hội nghị khách hàng, hội thảo, tặng quà… Mục tiêu của xây dựng các mối quan hệ này là tạo lòng tin của họ đối với công ty và hàng nhập khẩu của công ty, tranh thủ sự ủng hộ và tạo mối liên hệ giữa họ với công ty. Nhưng do đặc thù hoạt động kinh doanh của công ty ngoài kiến thức chuyên ngành kinh tế, ngoại thương thì cũng phải cần có trình độ chuyên môn về y dược, nên công tác đào tạo đội ngũ CB CNV đòi hỏi phải được tiến hành thường xuyên, liên tục. Áp dụng thành tựu khoa học không có nghĩa là mua sắm trang thiết bị hiện đại cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu, mặc dù điều đó là cần thiết và quan trọng, nhưng do tiềm lực tài chính của công ty vẫn còn hạn hẹp, cho nên điều này không phải là giải pháp tối ưu.