MỤC LỤC
Ngoài ra công ty còn có một xí nghiệp phụ trợ (gồm một phân xưởng thêu, một bộ phận xưởng mài); một xí nghiệp dịch vụ đời sống tại trụ sở chính của công ty và một xí nghiệp tại Hải Phòng (tại 226 Lê Lai – Ngô Quyền - Hồng Bàng - Hải Phòng), hiện nay nhà xưởng của công ty đang cho thuê. Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty là chủ yếu nhận sản xuất, gia công các mặt hàng may mặc theo các đơn đặt hàng, các hợp đồng với số lượng và quy mô lớn do đó quy trình sản xuất sản phẩm của công ty là một quy trình đồng bộ khép kín, bao gồm nhiều công đoạn liên quan chặt chẽ đến nhau.
Kế toán vốn bằng tiền, kế toán TSCĐ, Kế toán tiền vay và chi phí chờ phõn bổ: Cú trỏch nhiệm theo dừi tất cả cỏc khoản thu, chi cú liờn quan đến tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, hàng tháng phải lập bảng kê tổng hợp Sec, sổ chi tiết tiền mặt, đối chiếu sổ sách với thủ quỹ, với sổ phụ ngân hàng, lập kế hoạch tiền mặt gửi lên cho ngân hàng hàng thỏng. Nhõn viờn thống kờ phõn xưởng phải theo dừi: từng chủng loại nguyên vật liệu được đưa vào các xưởng sản xuất, số lượng thành phẩm hoàn thành, số lượng bán thành phẩm giao cho công nhân đầu ca sản xuất và số lượng thành phẩm hoàn thành vào cuối ca sản xuất, làm căn cứ tính lương cho công nhân viên.
Chứng từ kế toán là căn cứ quan trọng thể hiện các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và ghi sổ kế toán đồng thời cũng là căn cứ để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động tài chính của công ty. Danh mục chứng từ kế toán bao gồm: Chứng từ liên quan đến quá trình hạch toán đầu vào; Chứng từ TSCĐ; Chứng từ liên quan đến việc hạch toán lương và các khoản trích theo lương; Chứng từ liên quan đến quá trình tiêu thụ,…. Ngoài ra để phục vụ việc hạch toán, ghi sổ kế toán, công ty có mở các tài khoản cấp 2, cấp 3, cấp 4…phù hợp với các nghiệp vụ kinh tế phát sinh giúp cho công việc ghi chép được dễ dàng hơn.
Công ty đã đăng ký sử dụng hệ thống sổ sách theo hình thức NK- CT , do đó hệ thống sổ sách mà công ty sử dụng bao gồm: Nhật ký chứng từ, sổ cái, các bảng kê, các sổ chi tiết, Bảng tổng hợp.
Tại công ty cổ phần may Thăng Long với đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất là quy trình đồng bộ, khép kín, phức tạp bao gồm nhiều công đoạn liên quan chặt chẽ với nhau; với nhiều loại sản phẩm nên đối tượng hạch toán chi phí được xác định là hạch toán chung cho toàn bộ quy trình sản xuất của tất cả các sản phẩm và đối tượng tính giá thành là tính cho từng sản phẩm, từng mã hàng. Với quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh tương đối lớn của công ty với nhiều loại mặt hàng may mặc, được sản xuất trên cùng một dây chuyền công nghệ. Thứ nhất là sản xuất hàng gia công theo đơn đặt hàng cho khách hàng theo hợp đồng đã ký kết; Thứ hai là sản xuất theo phương thức mua đứt bán đoạn (tức là công ty tự tìm nguồn nguyên vật liệu để sản xuất đồng thời cũng tự tìm kiếm thị trường để tiêu thụ các sản phẩm đó).
Do đặc điểm tổ chức và chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nên kỳ tính giá thành sản phẩm ở công ty được xác định là hàng quý, vào thời điểm kết thúc mỗi quý kế toán sẽ tiến hành tính giá thành sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính trực tiếp: Là đối tượng lao động chủ yếu cấu thành cơ bản nên sản phẩm, đó là các loại vải như vải ngoài (vải bò, vải kaki, vải thô.), vải lót, mec, xốp… với nhiều chủng loại, màu sắc và đặc tính khác nhau. Nguyên vật liệu phụ trực tiếp: Là các loại vật liệu đi kèm với nguyên vật liệu chính trong quá trình sản xuất để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh, làm phong phú hình dáng bên ngoài và tăng giá trị sử dụng của sản phẩm như chỉ, khuya, nhãn mác, chun…. Ngoài ra, phía khách hàng còn phải đảm bảo chuyển cho công ty thêm một lượng NVL bằng 3% lượng NVL cần thiết để sản xuất sản phẩm, lượng NVL này để bù đắp cho lượng NVL kém phẩm chất và mất mát trong quá trình vận chuyển.
Khoản mục CP NVL trực tiếp tại công ty cổ phần may Thăng Long có đặc điểm đó là: Đối với loại hình sản xuất gia công, khoản mục CP NVL trực tiếp chiếm tỷ lệ nhỏ trong giá thành, do công ty chỉ hạch toán chi phí vận chuyển NVL của khách hàng giao đến kho công ty.
Cuối thỏng căn cứ vào cỏc Phiếu xuất kho, Phiếu theo dừi bàn cắt, nhân viên thống kê xí nghiệp sẽ lập Báo cáo chế biến, Báo cáo hàng hoá và báo cáo Nhập - Xuất - Tồn, các báo cáo này chỉ phản ánh về mặt số lượng và được chuyển lên phòng kế toán. Cuối quý, kế toán chi phí sẽ căn cứ vào các báo cáo này để tổng hợp số liệu và lập các báo cáo: Báo cáo tổng hợp chế biến, Báo cáo tổng hợp hàng hoá, Báo cáo thanh toán NVL cắt.
Ngoài ra, tại phân xưởng cắt sau khi hoàn thành nhiệm vụ của mình sẽ tạo ra các bán thành phẩm và chuyển vào kho bán thành phẩm bằng phiếu nhập bán thành phẩm sau đó chuyển sang phân xưởng may. Để theo dừi, quản lý chặt chẽ số lượng bỏn thành phẩm hoàn thành nhập kho và chuyển sang phân xưởng cắt công ty sử dụng phiếu xuất bán thành phẩm khi chuyển số bán thành phẩm này sang phân xưởng may. Chi phí vận chuyển được hạch toán trong kỳ đến cuối quý, kế toán sẽ tổng hợp toàn bộ chi phí vận chuyển phát sinh trong quý đem chia bình quân cho toàn bộ số lượng NVL nhận về.
Khi kết thúc quá trình sản xuất, thành phẩm nhập kho phải được đóng gói, đóng thùng… Chi phí cho các loại bìa, hộp cáctông…đều là CP NVL trực tiếp có thể do công ty mua hoặc do khách hàng giao.
Trong đó hình thức trả lương theo sản phẩm là chủ yếu, hình thức trả lương theo thời gian chỉ được áp dụng đối với những ngày công nhân có đi làm nhưng không tham gia sản xuất sản phẩm (ví dụ như đi dự mitting, tham gia các đợt phát động phong trào…). Nếu gọi tổng quỹ lương xí nghiệp là X thì X sẽ được phân chia thành hai phần: Phần thứ nhất là phần được trích làm quỹ dự phòng (Y), mục đích trích ra quỹ này là để trả lương cho công nhân khi họ làm thêm giờ hoặc trong trường hợp khi không có việc. Đến cuối tháng, nhân viên thống kê xí nghiệp tổng hợp các phiếu nhập kho thành phẩm (đã qua kiểm định chất lượng) và bảng chấm công ở các tổ sản xuất, bảng kê khai số lượng sản phẩm sản xuất theo mã hàng của công nhân để nộp cho bộ phận văn phòng công ty.
Đồng thời kế toán cũng tiến hành trích 19% trên quỹ lương cơ bản của công nhân sản xuất và nhân viên xí nghiệp để hạch toán vào các khoản trích theo lương trong đó: 15% trích nộp BHXH, 2% trích nộp BHYT, 2% trích nộp KPCĐ.
Chi phí vật liệu là các khoản chi phí về vật liệu sản xuất chung cho xí nghiệp như: sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhà cửa,các chi phí vật liệu dùng cho quản lý xí nghiệp… Còn chi phí CCDC là những chi phí về công cụ sản xuất dùng trong xí nghiệp. Tại công ty cổ phần may Thăng Long, chi phí vật liệu phát sinh trong kỳ để hoàn thành quá trình sản xuất sản phẩm như là: dầu máy sử dụng cho hoạt động của các máy may, cồn sử dụng cho công đoạn nhuộm màu sản phẩm, giấy bút văn phòng phẩm cho bộ phận quản lý xí nghiệp… Các chi phí CCDC tại các xí nghiệp phát sinh trong kỳ như: các loại bàn là, kéo, kim may,… Đối với công cụ xuất dùng, công ty sư dụng tài khoản 142. Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài là các khoản thuê ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở các xí nghiệp như chi phí sửa chữa TSCĐ, nước điện thoại… Các chi phí bằng tiền khác là những chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị, chi phí giao dịch…của xí nghiệp.
Các khoản chi phí dịch vụ mua ngoài là các khoản thuê ngoài phục vụ cho sản xuất kinh doanh ở các xí nghiệp như chi phí sửa chữa TSCĐ, nước điện thoại… Các chi phí bằng tiền khác là những chi phí còn lại ngoài các chi phí kể trên như chi phí hội nghị, chi phí giao dịch…của xí nghiệp.
Do quá trình sản xuất diễn ra liên tục nên khi kết thúc kỳ tính giá thành bao giờ cũng bao gồm cả các sản phẩm đã hoàn thành nhập kho và các sản phẩm dở dang. Do đó để tính được giá thành của các sản phẩm hoàn thành thì doanh nghiệp phải tiến hành kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang khi kết thúc kỳ tính giá thành. Do vậy GTSP sẽ được tính chung cho cả nhóm các sản phẩm sản xuất trong kỳ sau đó sẽ được chia ra cho từng loại căn cứ vào hệ số quy đổi sản phẩm chuẩn.
Cuối mỗi quý, kế toán thành phẩm có nhiệm vụ phải lập “Báo cáo thành phẩm nhập kho” (Biểu số 19)trong đó thành phẩm nội địa và thành phẩm xuất khẩu được tính riêng.