Đánh Giá Khả Năng Sinh Trưởng, Năng Suất Và Phẩm Chất Của 12 Giống Mè Vụ Xuân Hè 2013 Tại Huyện Cao Lãnh, Tỉnh Đồng Tháp

MỤC LỤC

GIỚI THIỆU

Với những giá trị của mình và xu hướng sử dụng dầu thực vật ngày càng tăng thì cây mè đang có những tiềm năng phát triển rất lớn và dần khẳng định được chỗ đứng của mình trên thị trường xuất nhập khẩu của thế giới như là một mặt hàng chiến lược. Mè vàng Châu Phú (An Giang): trổ hoa 30 ngày sau khi trồng, đây là giống địa phương có khả năng phân cành nhiều, thân màu xanh, chiều cao thân cây khoảng 80 - 100 cm, thời gian sinh trưởng ngắn 80 ngày. Gần đây, khi nhu cầu dầu thực vật ngày càng gia tăng, công nghiệp khai thác dầu thực vật phát triển, cây mè được quan tâm chú ý nhiều trong sản xuất do hạt có hàm lượng dầu cao (45 – 55%) và chế biến được nhiều thành phẩm khác.

Diện tích mè tập trung nhiều ở Vùng Bắc Trung bộ (Nghệ An), Đông Nam Bộ (Tây Ninh) và Đồng bằng sông Cửu Long (Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp, Long An), khó có thể thống kê một cách chính xác diện tích trồng mè, vì đã từ lâu cây mè không được coi trọng trong cơ cấu cây trồng ở một số điạ phương so với những cây trồng khác, hoặc nếu trồng thì cũng tận dụng diện tích gieo trồng ở thời điểm cuối vụ, tận dụng độ ẩm đất hoặc lượng mưa còn lại cuối mùa (ngoại trừ một số địa phương có truyền thống canh tác mè đặc trưng như Nghệ An). Do có thời gian sinh trưởng ngắn, thuận lợi trong tiêu dùng ở phạm vi nông hộ, đồng thời cũng là cây trồng “dễ tính”, ít đòi hỏi thâm canh, có khả năng tận dụng đất đai, mùa vụ, dễ tiêu thụ trên thị trường nên khắp cả nước đâu đâu cũng thấy trồng mè, nhưng diện tích không nhiều. Nhìn chung, diện tích và năng suất mè vẫn chưa tương xứng với những lợi thế về điều kiện đất đai, thời tiết của vùng khí hậu nhiệt đới vốn rất thích hợp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây mè.

Các đặc tính giống cần có để ứng dụng cơ giới hóa trong thu hoạch như: chiều cao cây mè (giống mè phải thấp cây để dễ thu hoạch), khoảng cách quả đầu tiên cách gốc phải phù hợp (đủ để thanh cắt của máy nằm bên dưới quả thấp nhất), sự phân cành (cây có số cành vừa phải), cây chống chịu được sự đỗ ngã, kiểm soát cỏ dại, cây phải khô vào lúc thu hoạch, không nứt quả và quả dính chặt vào thân (để hạn chế thất thoát khi thu hoạch), độ sạch của hạt (hạt mè thu hoạch bằng máy thường lẫn nhiều cuống lá, cuống quả). Để mè có tỷ lệ nảy mầm tốt, lúc thu hoạch cây phải có độ ẩm thấp, và tỷ lệ mọc mầm (một trong những khó khăn khi gieo hạt mè) là do hạt quá nhỏ, các nhà nghiên cứu cố gắng lai tạo ra giống mè có hạt to hơn để có thể mọc mầm khi gieo sâu (Langham, 2002). Kết quả nghiên cứu của YARI (Kang Bo Shim và cs, 2005) cho thấy những giống mè chín sớm có tiềm năng thích nghi cao hơn so với các giống mè khác vốn ít nhạy cảm với những thay đổi của độ dài ngày ở các ngày gieo khác nhau.

Theo nghiên cứu của Trịnh Thị Bích Hợp (1997) đã tiến hành thí nghiệm với 3 giống mè vàng địa phương, mè trắng Trung Quốc, mè vàng Nhật trên vùng đất xám Thủ Đức với 4 lần lập lại, nhằm xác định giống – phân bón và khoảng cách trồng thích hợp. Theo Phan Văn Vinh (1998) qua kết quả thí nghiệm so sánh 5 giống mè Nhật (hạt trắng), Trung Quốc (hạt đen), Địa phương (hạt đen), Nghệ An (hạt vàng), V36 Nhật (hạt đen) cho thấy giống mè Nghệ An và giống mè Trung quốc cho năng suất cao nhất. Trong quá trình nghiên cứu Viện đã chọn được các giống mè triển vọng VDM 1, VDM 2, VDM 3, VDM 5, VDM 6, Trắng Ấn Độ, Trắng DT-04, Đỏ Thái Lan có tiềm năng năng suất và hàm lượng dầu cao nhưng chưa được khảo nghiệm để công nhận là giống chính chức.

Từ năm 2007, Viện đã bắt đầu sử dụng phương pháp lai hữu tính vào công tác chọn tạo các giống có năng suất và hàm lượng dầu cao, hàm lượng protein cao, chất lượng dầu tốt (hàm lượng axít oleic và axít linoleic cao), nhiều quả, nhiều múi, khối lượng 1000 hạt cao, tỷ lệ đổ ngã thấp, chịu úng tốt, thấp cây. (Nguồn: Phòng nghiên cứu khoa học đất, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp Miền Nam, năm 2013) Theo bảng 3.1 thì thí nghiệm được tiến hành trên vùng đất xám có sa cấu thịt sét, đất chua, hàm lượng dinh dưỡng và khả năng trao đổi cation tương đối cao. Việc nghiên cứu và đánh giá các chỉ tiêu sinh trưởng và phát triển đóng vai trò quan trọng trong công tác so sánh và chọn tạo giống nhằm mục đích lựa chọn các giống sinh trưởng mạnh, thời gian sinh trưởng ngắn nhưng vẫn cho năng suất cao, phẩm chất tốt.

Năng suất thực thu cần được quy đổi về cùng ẩm độ chuẩn (8%) vì sau khi thu hoạch, phơi sấy ẩm độ hạt của các giống thường không đều nhau. Hàm lượng dầu. %) nhưng không có sự khác biệt so với giống đối chứng. Do thí nghiệm chỉ mới thực hiện lần đầu tiên tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong vụ Xuân Hè nên cần tiếp tục tiến hành thí nghiệm đối với những giống này ở các vụ tiếp theo để có những kết luận chính xác hơn.

Bảng 2.1: Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng có trong bột mè và trong thịt
Bảng 2.1: Bảng phân tích thành phần dinh dưỡng có trong bột mè và trong thịt