Phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại. - Đề xuất giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu

Bên cạnh đó, đề tài cũng đánh giá thực trạng rủi ro thanh khoản của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2005 đến 2015 thông qua nguồn số liệu từ NHNN, từ các ngân hàng thương mại và các tổ chức khác nhằm chỉ ra những vấn đề liên quan đến việc phân tích rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, từ đó đưa ra được những giải pháp, kiến nghị nhằm phòng ngừa RRTK hệ thống NHTM Việt Nam.

Những đóng góp mới của luận án

Kết cấu của đề tài

Phân tích rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Trên cơ sở các nguyên nhân gây ra RRTK hệ thống NHTM, luận án

    04 nguyên tắc về xây dựng cơ cấu quản lý RRTK; 03 nguyên tắc đo lường và giám sát các yêu cầu về cấp vốn ròng; 01 nguyên tắc về quản lý tiếp cận thị trường; 01 nguyên tắc yêu cầu việc lập kế hoạch bất thường nhằm xác định chiến lược dự phòng cụ thể để xử lý nợ xấu, khủng hoảng về thanh khoản, bù đắp thâm hụt về luồng tiền mặt thiếu hụt tạm thời hay bất thường; 02 nguyên tắc về nội dung quản lý khả năng chi trả ngoại tệ; 01 nguyên tắc về kiểm soát nội bộ đối với hoạt động quản trị RRTK; 01 nguyên tắc yêu cầu đối với tính công khai trong tăng cường thanh khoản; và 01 nguyên tắc về vai trò của các thanh tra. Trên cơ sở các khái niệm và nguyên nhân gây RRTK hệ thống ngân hàng được phân tích ở trên, căng thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM được biểu hiện thông qua các dấu hiệu: (i) Biến động tăng mạnh của các mức lãi suất thị trường như lãi suất huy động, cho vay, đặc biệt là lãi suất liên ngân hàng, chủ yếu là các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng, đặc biệt là kỳ hạn qua đêm.Ngoài ra lãi suất tiền gửi và cho vay tăng cao cũng là một trong những biểu hiện của trạng thái căng thẳng thanh khoản của hệ thống NHTM; (ii) Sụtgiảm mạnh tiền gửi của các NHTM tại NHTW về mức xấp xỉ ngang bằng hoặc thậm chí thấp hơn mức yêu cầu về dự trữ bắt buộc; (iii) Tăng mạnh các khoản tái cấp vốn của NHTW cho các NHTM khi các NHTM đều gặp phải khó khăn đối với việc huy động vốn từ nền kinh tế và thị trường LNH; (iv) Sự đảo chiều trong mối tương quan khiến cho lãi suất LNH tăng cao hơn lãi suất OMO và lãi suất tái cấp vốn là khả năng đang xảy ra tình trạng căng thẳng thanh khoản trong hệ thống NHTM, cho dù lãi.

    Hình 1.1: Mô hình kiểm định độ căng của Martin Cihak
    Hình 1.1: Mô hình kiểm định độ căng của Martin Cihak

    Kinh nghiệm quốc tế về phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại và bài học rút ra cho Việt Nam

    • Kinh nghiệm quốc tế về phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại

      Đối với các cơ quản quản lý (Ví dụ: NHNN Việt Nam) cần: (i) Yêu cầu các NHTM báo cáo thường xuyên, chặt chẽ vấn đề thanh khoản; (ii) Yêu cầu các NHTM trong hệ thống nâng cao tính minh bạch quy trình quản lý thanh khoản nội bộ: xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ chặt chẽ, tuân theo quy định của NHNN, dựa trên các đặc điểm cụ thể của ngân hàng; xây dựng việc kiểm tra sức chịu đựng thanh khoản: (iii) Thiết lập một hệ thống quản lý, đo lường và giám sát rủi ro thanh khoản, dự báo thanh khoản cho các NHTM dựa trên cơ sở những khuyến nghị của Ủy ban Basel về Những nguyên tắc. Ngoài ra, luận án cũng đã chỉ ra được những phương pháp chủ yếu phục vụ cho việc nhận diện, phân tích nhằm phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại gồm: Phân tích diễn biến trên thị trường tiền tệ; Phân tích mô hình kiểm định độ căng; Phân tích dựa trên mô hình cảnh báo sớm; Phân tích chỉ số thanh khoản hệ thống theo Basel; Phân tích chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống dựa vào thị trường; Phân tích chỉ số rủi ro thanh khoản hệ thống có điều chỉnh; và cuối cùng là tiến hành nghiên cứu các điều kiện áp dụng các phương pháp trong phân tích rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại.

      Hình 1.6: Chỉ số INL (theo GDP) và mức tăng  trưởng sản lượng bất thường của 8 nước Mỹ La  tinh
      Hình 1.6: Chỉ số INL (theo GDP) và mức tăng trưởng sản lượng bất thường của 8 nước Mỹ La tinh

      Thực trạng rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

      • Thực trạng phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2005-2015

        Để nâng cao chất lượng quản trị nội bộ của TCTD và cụ thể hóa nội dung trong Khoản 2 Điều 93 Luật các TCTD về ban hành các quy định nội bộ trong TCTD thìThông tư 36 đã yêu cầu TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành Quy định nội bộ về quản lý thanh khoản, trong đó tối thiểu phải có nội dung: (i) Quy định về việc phân cấp, ủy quyền, chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận liên quan trong việc quản lý tài sản Có, tài sản Nợ và việc bảo đảm duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản; (ii) Quy trình, thủ tục và các giới hạn quản lý thanh khoản, giới hạn kiểm soát chênh lệch kỳ hạn tài sản Có, tài sản Nợ trên cơ sở dòng tiền vào, dòng tiền ra; (iii) Các nguyờn tắc, chớnh sỏch, quy trỡnh nhận dạng, đo lường, theo dừi, kiểm soỏt, báo cáo và trao đổi thông tin rủi ro về khả năng chi trả, thanh khoản; các tiêu chí cảnh báo sớm về rủi ro thiếu hụt khả năng chi trả, thanh khoản và các phương án xử lý; (iv) Kế hoạch và biện pháp nắm giữ các loại giấy tờ có giá có khả năng thanh khoản cao; (v) Hướng dẫn, kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ đối với việc duy trì tỷ lệ khả năng chi trả, thanh khoản; (vi) Mô hình đánh giá và thử nghiệm khả năng chi trả, thanh khoản, trong đó có các phân tích tình huống khả năng chi trả, tính thanh khoản có thể xảy ra. Giải pháp của NHNN: Để ổn định thị trường, giảm bớt tình trạng căng thẳng thanh khoản cho các NHTM, NHNN đã thực hiện một số biện pháp sau: (i) Thắt chặt quy định về an toàn hoạt động ngân hàng (Thông tư số 13/2010/TT-NHNN và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN); (ii) siết chặt yêu cầu báo cáo thanh khoản theo ngày khiến tất cả các TCTD đều phải thận trọng hơn trong chính sách tín dụng và duy trì thanh khoản của năm 2010, tập trung lo tìm nguồn để củng cố thanh khoản; (iii) Tích cực bơm tiền vào lưu thông nhằm hỗ trợ thanh khoản cho các NHTM và tạo điều kiện giảm mặt bằng lãi suất, ổn định thị trường tiền tệ; (iv) Giám sát chặt chẽ hoạt động LNH thông qua định hướng tỷ lệ tối đa vốn huy động trên thị trường II bằng 20% so với vốn huy động từ thị trường I để tránh các TCTD lạm dụng vốn huy động từ thị trường 2 sử dụng cho vay trên thị trường I.

        Hình 2.4: Diễn biến các mức lãi suất chính sách  và lãi suất LNH qua đêm từ tháng 1/2005-3/2015
        Hình 2.4: Diễn biến các mức lãi suất chính sách và lãi suất LNH qua đêm từ tháng 1/2005-3/2015

        Đánh giá về khả năng phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

          Cụ thể, Thông tư 36 đã: (i) Sửa đổi những quy định không còn phù hợp, hoàn thiện, bổ sung và tiếp cận sát hơn với thông lệ quốc tế về quản trị ngân hàng và quản lý, giám sát ngân hàng, từng bước thực hiện các quy định của Tiêu chuẩn hiệp ước quốc tế Basel về bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng; (ii) Nâng cao năng lực quản trị rủi ro, bảo đảm kiểm soát tốt chất lượng hoạt động, khả năng chi trả, thanh khoản, an toàn hoạt động đầu tư, góp vốn, mua cổ phần, cấp tín dụng của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; (iii) Tăng cường tính công khai, minh bạch trong hoạt động thông qua các cơ chế báo cáo, tự công khai để giám sát của chính nội bộ TCTD, các thành viên góp vốn, cổ đông của TCTD và tăng cường sự giám sát, thanh tra của cơ quan quản lý nhà nước, bảo đảm an toàn trong hoạt động đối với từng TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng như toàn hệ thống; (iv) Sửa đổi, bổ sung quy định về tỷ lệ dự trữ thanh khoản, hoàn thiện quy định tỷ lệ khả năng chi trả đối với những tài sản có tính thanh khoản cao. Hoạt động giám sát ngân hàng được thực hiện tại Cơ quan TTGSNH và các chi nhánh NHNN tỉnh thành phố trên cơ sở thu thập, tổng hợp và xử lý tài liệu thụng tin, dữ liệu theo yờu cầu giỏm sỏt ngõn hàng; xem xột, theo dừi tình hình chấp hàng quy định về an toàn hoạt động ngân hàng và các quy định khác của pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra và khuyến nghị, cảnh báo về giám sát ngân hàng; phân tích, đánh giá tình hình tài chính, hoạt động, quản trị, điều hành và mức độ rủi ro của TCTD, chi nhánh NHNNg; xếp hạng các TCTD, chi nhánh NHNNg hàng năm; phát hiện cảnh báo sớm rủi ro gây mất an toàn hoạt động ngân hàng và nguy cơ dẫn đến vi phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; kiến nghị, đề xuất biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý rủi ro, vi phạm pháp luật.

          Định hướng phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2016-2025

          Tuy nhiên, để có thể áp dụng các phương pháp này trong xây dựng và ứng dụng bộ chỉ số RRTK hệ thống NHTM Việt Nam, cần phải hoàn thiện các điều kiện về hệ thống thông tin, hệ thống dữ liệu, con người và đặc biệt là khung pháp lý do NHNN ban hành về rủi ro thanh khoản hệ thống;. Giai đoạn 3 (sau khi nguồn cơ sở dữ liệu và nguồn nhân lực được đào tạo đến trình độ tiệm cận quốc tế): Nghiên cứu áp dụng Phương pháp khoảng cách tương đối và phương pháp tiêu chuẩn hóa các chỉ số trên cơ sở SRLI, bởi hai phương pháp này đòi hỏi chất lượng bộ số liệu khắt khe và kĩ thuật tính toán tương đối phức tạp.

          Bảng 3.1: Lộ trình nhằm phòng ngừa
          Bảng 3.1: Lộ trình nhằm phòng ngừa

          Giải pháp nhằm phòng ngừa rủi ro thanh khoản hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

          • Nhóm giải pháp từ phía Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
            • Nhóm giải pháp đối với các ngân hàng thương mại

              Trong mô hình hiện nay, có một số chỉ tiêu cảnh báo mà luận án cho rằng đó là những chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc cảnh báo sớm RRTK hệ thống NHTM Việt Nam, nhưng hiện nay chưa được đưa vào trong nghiên cứu vì chưa thu thập được chuỗi số liệu đầy đủ và nhất quán theo thời gian do các số này thuộc phạm vi thu thập, tổng hợp và quản lý bảo mật của các đơn vị chức năng riêng rẽ trong NHNN-không công bố công khai ra bên ngoài, (ví dụ: các số liệu thuộc phạm vi quản lý của Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng, Sở giao dịch, Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Quản lý Ngoại hối), đồng thời nhiều số liệu trong các số liệu này chưa được các đơn vị chức năng thu thập nhất quán từ giai đoạn trước đây, mà chỉ mới thu thập, tổng hợp nhất quán theo chuỗi thời gian trong giai đoạn gần đây, do đó không đảm bảo đủ độ dài của chuỗi dữ liệu quá khứ để đưa vào các mô hình EWS. Vì vậy, NHNN cần yêu cầu các đơn vị chức năng làm tốt hơn công tác thu thập và tổng hợp các dữ liệu theo chuỗi thời gian cũng như cơ chế phối hợp chia xẻ dữ liệu định kỳ giữa các đơn vị chức năng, để có số liệu phục vụ tốt hơn cho công tác phân tích, cảnh báo an toàn, ổn định kinh tế vĩ mô và tiền tệ, ngân hàng, cụ thể là các số liệu của các chỉ tiêu sau: Tỷ lệ tài sản có thanh khoản/Tổng tài sản của toàn hệ thống (Liquid asset/Total. asset); Tỷ lệ Tài sản có thanh khoản/Nợ ngắn hạn của toàn hệ thống (Liquid assets/Short-term Liabilities); Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động tự doanh trên tổng thu nhập của toàn hệ thống; Thu nhập ròng từ lãi/Tổng thu nhập của toàn hệ thống; Tiền gửi vượt dự trữ của các ngân hàng tại NHTW; Lượng tiền cung ứng của NHTW; Các khoản tái cấp vốn và cấp vốn đặc biệt của NHTW cho các ngân hàng nhằm hỗ trợ thiếu hụt thanh khoản.

              Bảng 3.2: Dự thảo mô hình kiểm tra sức chịu đựng cho các ngân hàng thương mại
              Bảng 3.2: Dự thảo mô hình kiểm tra sức chịu đựng cho các ngân hàng thương mại

              Một số kiến nghị nghị đối với các Bộ, ngành liên quan

                Thứ hai, Bộ Công thương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đánh giá thực trạng hoạt động và hàng tồn kho của các ngành, lĩnh vực, địa phương để xây dựng, triển khai các chương trình, giải pháp thiết thực nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giảm hàng tồn kho và hỗ trợ tín dụng phù hợp thông qua các chương trình như cho vay nông nghiệp, nông thôn, chương trình cho vay hỗ trợ chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản..; Triển khai các chương trình liên kết đầu tư, sản xuất - tín dụng ngân hàng - tiêu thụ, tiêu dùng để đưa vốn tín dụng ngân hàng đáp ứng các nhu cầu vay vốn có hiệu quả của nền kinh tế, kích thích sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, xuất khẩu, giải phóng hàng tồn kho và tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp thuộc các ngành, lĩnh vực [53]. Thứ tư, Bộ Xây dựng: (i)Hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh BĐS điều chỉnh hoạt động kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp; (ii) Rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đặc biệt là giải quyết nhanh chóng các thủ tục cho phép điều chỉnh cơ cấu dự án đang tồn kho, thi công dở dang cho phù hợp với nhu cầu thị trường, thủ tục chuyển đổi từ dự án nhà ở thương mại sang nhà ở xã hội;(iii)Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đô thị, phát triển nhà ở, kinh doanh BĐS theo hướng tăng cường quản lý nhà nước, kiểm soát có hiệu quả công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển nhà ở, giá BĐS bảo đảm cân đối cung cầu, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương, nhu cầu của thị trường; (iv)Nghiên cứu, triển khai thành lập quỹ tiết kiệm nhà ở, quỹ đầu tư BĐS, cơ quan tái cho vay thế chấp nhà ở, tạo kênh huy động vốn dài hạn cho thị trường BĐS; (v)Phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn quy trình, cách thức tổng thể thu hồi đất, dự án không đủ điều kiện tiếp tục đầu tư để có căn cứ pháp luật triển khai thực hiện thống nhất trong cả nước; tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đất đai [53].