Biện pháp gây hứng thú trong quá trình dạy học hóa học ở trường phổ thông

MỤC LỤC

Các luận văn, bài báo khoa học về hứng thú trong dạy học

™ Bài báo khoa học “Thực trạng hứng thú học tập môn Giáo dục học của sinh viên sư phạm hệ cao đẳng trường Đại học Tây Bắc” của Mai Trung Dũng (Bộ môn Tâm lý Giáo dục – Trường Đại học Tây Bắc) [50]. Qua đây, chúng ta có thể nhận thấy, việc gây hứng thú học tập môn Giáo dục học không chỉ qua bài giảng ở trên lớp mà cần phải kết hợp cùng các hoạt động ngoại khóa cũng như tổ chức các câu lạc bộ giúp đem lại kết quả cao.

Các khóa luận tốt nghiệp về hứng thú trong dạy học

™ Khóa luận tốt nghiệp “Gây hứng thú học tập môn hóa học cho học sinh phổ thông bằng các thí nghiệm vui, tranh ảnh hình vẽ và chuyện vui hóa học” của sinh viên Phạm Thùy Linh, Khoa Hóa – Đại học Sư phạm Tp.HCM (2005) [21]. Nội dung thiết kế những hoạt động dạy học gây hứng thú nhận thức mới lạ, hấp dẫn với 11 trò chơi dạy học hóa học lớp 10, 4 dạng dụng cụ dạy học hóa học và 4 giáo án dạy học hóa học lớp 10.

Quá trình dạy học 1. Khái niệm

Mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học

Các nhà tâm lý học dạy học, qua các công trình nghiên cứu của mình đã khẳng định rằng sự hình thành và phát triển năng lực của học sinh, diễn ra trong quá trình dạy học ở nhà trường, chịu sự quy định của năng lực người thầy. Nhiều công trình nghiên cứu cho thấy có nhiều trường hợp giáo viên nắm vững tri thức bộ môn nhưng do phương pháp giảng dạy không thích hợp, năng lực truyền tải nguyên xi những tri thức trong tài liệu giáo khoa, buộc học sinh phải tiếp thu một cách thụ động, không cần phải phân tích thắc mắc, động não mà chủ yếu ra sức ghi nhớ, học thuộc lòng rồi sau đó lập lại máy móc những gì đã nhớ.

Vai trò của giáo viên trong quá trình dạy học

Nếu giáo viên thiết kế được một bài lên lớp, soạn được một nội dung giảng dạy, trong đó sử dụng khéo léo các câu hỏi và bài tập; đáp ứng được nhu cầu phát triển trí tưởng tượng, óc tò mò, sự say mê tìm tòi cái mới… của các em thì giờ học đó có nhiều khả năng thành công. Trong trường hợp học sinh có những ý kiến táo bạo, có những cách giải lạ, khác với suy nghĩ và kinh nghiệm thường gặp, giáo viên phải bình tĩnh nghiên cứu, trân trọng trao đổi thẳng thắn vấn đề, cuối cùng rút ra kết luận chính xác.

Gây hứng thú trong dạy học hóa học 1. Khái niệm hứng thú

    - Trong cuốn tâm lý học cá nhân, A.G.Côvaliốp coi hứng thú là sự định hướng của cá nhân, vào một đối tượng nhất định, tác giả đã đưa ra một khái niệm được xem là khá hoàn chỉnh “Hứng thú là một thái độ đặc thù của cá nhân đối với đối tượng nào đó, do ý nghĩa của nó trong cuộc sống và sự hấp dẫn về mặt tình cảm của nó”. Chính vì vậy, người giáo viên cần phải tạo các quá trình gây hứng thú nhận thức một cách thường xuyên và có hệ thống để tránh việc “bộc phát hứng thú” chỉ là hứng thú tạm thời dễ có thể nhanh chóng tàn đi mà không tác động được tới mặt hoạt động bên trong cũng như thái độ đối với học tập.

    Thực trạng việc gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông 1 Mục đích điều tra

    Đối tượng điều tra

    - Làm cho hoạt động học trở nên hấp dẫn hơn vì các em được duy trì trạng thái tỉnh táo của cơ thể, giúp học sinh phấn chấn vui tươi, học tập lâu mệt mỏi. - Góp phần quan trọng trong sự phát triển kĩ năng, kĩ xảo và trí tuệ của học sinh, làm cho hiệu quả của hoạt động học tập được nâng cao.

    Cách xử lý kết quả điều tra

    Ý kiến của học sinh về nguyên nhân làm cho các em hứng thú học môn hóa học (12 câu hỏi đóng và 1 câu hỏi mở). Dựa vào điểm trung bình, chúng tôi phân tích, nhận xét ý kiến của học sinh về những nội dung điều tra và đưa ra kết luận.

    Kết quả điều tra

    Theo ý kiến về môn hóa học của 254 học sinh tại 4 trường thực nghiệm được tính theo điểm trung bình cụ thể ở bảng 1.4 (thống kê chi tiết ở phụ lục 5). Dựa vào bảng 1.5, chúng tôi nhận thấy giới tính không làm ảnh hưởng nhiều đến nhận xét của học sinh về những nguyên nhân khiến các em hứng thú học môn hóa học.

    Các nhóm biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học

      Giáo viên là người tổ chức hoạt động cho mỗi cá nhân và tập thể trong những điều kiện sư phạm khác nhau, vừa là hạt nhân để gắn kết các học sinh thành một tập thể, vừa là người tuyên truyền và liên kết, phối hợp với các lực. Bên cạnh đó, trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học, người giáo viên phải là người dẫn đường, định hướng cho tất cả các em để học sinh nào cũng được hoạt động, phát huy năng lực cá nhân và có thể nắm bắt kiến thức một cách trọn vẹn.

      TRONG DẠY HỌC HểA HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THễNG

      Gây hứng thú bằng thí nghiệm hóa học kích thích tư duy 1. Khái niệm

        Thí nghiệm hóa học kích thích tư duy do giáo viên biểu diễn Ví dụ 1: ĐỐT CHÁY TRÁI TIM KHÔ (Biểu diễn thí nghiệm trong bài. - Thấy được sự hấp dẫn, thần kì của hóa học từ những nguyên tố hóa học quen thuộc. - Kích thích tò mò, ham thích tìm hiểu và gây hứng thú học tập. b) Mô tả hiện tượng. Trái tim khô được đặt vào cốc sứ. Khi đổ nước vào cốc, chiếc cốc bốc lửa làm trái tim khô cháy sáng rực. + Uốn dây kẽm thành hình trái tim. + Bôi một lớp keo dán lên xung quanh trái tim. + Rắc bột magiê lên đều khắp sợi dây kẽm. + Để một thời gian để keo dán và bột magiê khô, dính chặt vào dây kẽm. - Đặt vào trong cốc một miếng cồn khô và mẩu giấy có gói một viên natri. - Cắm trái tim khô vào miếng cồn khô. - Đổ một ít nước vào cốc. - Đẩy mẩu giấy cho tiếp xúc với nước để cho natri cháy tạo ngọn lửa làm cháy cồn khô. Ngọn lửa sẽ làm trái tim bốc cháy. d) Một số lời dẫn gợi ý khi tiến hành thí nghiệm. - Các em có biết điều gì giúp trái tim chúng ta luôn tươi trẻ và đầy sức sống không?. - Chúng ta sẽ làm gì khi có một trái tim khô và không còn sức sống nhỉ?. Giáo viên cho học sinh quan sát trái tim khô đã được chuẩn bị sẵn. - À, chúng ta thử tìm xem trái tim này có thể tươi và tìm lại sức sống được không nhé!. - Nào các em cùng thầy/cô tưới nước cho trái tim xem có gì xảy ra đây. Giáo viên cầm một chai nước suối và đổ một ít vào cốc sứ. Cho học sinh quan sát hiện tượng. - Ồ, các em thấy thế nào? Trái tim đã bừng sáng lên sức sống mãnh liệt. Em nào có thể giúp thầy/cô và các bạn biết nguyên nhân được không?. Giáo viên cho học sinh phát biểu ý kiến, để các em tự tìm lời giải thích. Giáo viên có thể gợi ý khi học sinh chưa tìm ra nguyên nhân. - Tại sao khi thầy/cô rót nước vào cốc thì xuất hiện ngọn lửa? Có phải nước bốc cháy không?. - Lý do gì giúp trái tim khô này có thể cháy sáng rực rỡ như vậy? Do nước hay có nguyên nhân nào khác không? Tại sao trái tim có thể cháy được?. Sau khi học sinh giải thích đúng hiện tượng, giáo viên nên kết luận, cho học sinh viết những phương trình phản ứng xảy ra. - Chúng ta có thể giúp trái tim khô cháy sáng chỉ với một chút nước. Thật là kì diệu. Hóa học là vậy đó. Hóa học thật tuyệt vời. Chỉ với hơn 100 nguyên tố cơ bản, hóa học tạo nên sự tuyệt diệu cho thế giới này. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về các nguyên tố để biết bản chất của nó, bản chất của cuộc sống tươi đẹp này nhé!. - Nước phản ứng với natri sinh ra nhiệt làm cháy mẩu giấy:. - Magiê cháy trong không khí cháy sáng màu vàng. f) Những điều cần chú ý và kinh nghiệm để thí nghiệm thành công - Viên natri to vừa phải (bằng hạt đậu đen). - Không nên đổ nước trực tiếp lên viên natri. - Cần để cho trái tim đứng thẳng vào cốc sứ bằng chân hay giá đỡ, không nên giữ đứng bằng cồn khô vì khi nhiệt độ cao, cồn khô chảy sẽ làm trái tim bị đổ. - Có thể bọc một lớp giấy vào dây kẽm trước khi bôi keo dán giúp cho phản ứng cháy của magie được dễ dàng. - Có thể thay bột magie bằng bột của một số kim loại khác như nhôm, sắt,…. g) Một số hình ảnh minh họa. (nhưng nên chọn loại màu trắng để dễ so sánh, phân biệt). - Nhỏ vài giọt thuốc iot vào hồ tinh bột. Quan sát hiện tượng. - Nếu hồ tinh bột chuyển sang xanh đen, chứng tỏ trong thuốc có nhiều iot. Còn nếu hồ tinh bột chuyển sang xanh nhạt hoặc không có màu xanh thì chứng tỏ iot có ít hoặc không có. Hình 2.7a Nhận biết thuốc iốt nhờ cháo trắng. Hình 2.7b Thuốc chuyển sang màu xanh đen trong chén cháo. - Cho học sinh trình bày, chia sẻ ý kiến về công dụng của thuốc iot mà các em biết với cả lớp và cùng bổ sung, trao đổi. - Lưu ý phân biệt màu sắc iot lúc trước và sau khi nhỏ vào hồ tinh bột. f) Một số hình ảnh minh họa. - Tạo hứng thú cho học sinh khi khám phá thiết kế thí nghiệm để nâng cao tầm hiểu biết. - Học sinh thấy rừ tầm quan trọng của húa học đối với cuộc sống. - Thí nghiệm này dạy trong bài “Phản ứng trao đổi trong dung dịch chất điện ly” – lớp 11 hoặc “Một số hợp chất quan trọng của kim loại kiềm thổ” – lớp 12. b) Các bước thực hiện. - Bước 1: Chia nhóm học sinh, hoặc giao nhiệm vụ cho các em về nhà làm. - Bước 2: Đưa đề tài: “Hãy đi tìm sức mạnh tiềm ẩn trong nhà bếp giúp em bóc trứng luộc không dùng tay”, với tiêu chí: đơn giản, dễ làm, gắn liền với cuộc sống. - Bước 3: Gia hạn thời gian để học sinh suy nghĩ, lên kế hoạch thực hiện. Sắp xếp thời gian cho các em trình bày ý kiến của nhóm, cá nhân về phần thực nghiệm của mình. c) Dự kiến phân tích. - Để bóc được vỏ quả trứng, nếu ta sử dụng các dụng cụ trong nhà bếp thì bắt buộc phải dùng đến tay. Vì vậy, chúng ta phải tìm chất ở dạng lỏng có thể hòa tan được vỏ trứng. - Thành phần chủ yếu của vỏ trứng là canxi cacbonat và các hợp chất khác của canxi. Do đó, chúng ta có thể dùng axit để hòa tan lớp vỏ trứng này. Phương trình ion rút gọn:. - Tìm trong nhà bếp có những chất gì mang tính axit. Có thể là chanh, giấm, mẻ,… Vậy cái gì có thể giúp ta bóc nhanh quả trứng nhỉ? Cần phải là thí nghiệm để tìm ra sức mạnh bàn tay tìm ẩn. - Chọn trứng cút để làm thí nghiệm giúp dễ quan sát sự thay đổi màu sắc của vỏ trứng. - Cho giấm và nước cốt chanh vào hai chén nhỏ. - Thả 2 quả trứng cút giống nhau vào cùng một lúc và chú ý quan sát hiện tượng. - Quả trứng trong chén giấm sủi ít bọt khí. Quả trứng trong chén nước cốt chanh sủi rất nhiều bọt khí và sau 10 phút có thể thấy lớp vỏ trắng hiện ra. - Sau 1 tiếng đồng hồ, vỏ quả trứng đã bị nước cốt chanh bóc hoàn toàn. Nhưng giấm thì chưa bóc được hết vỏ trứng. Vậy, có thể tìm ra sức mạnh của “bàn tay” tiềm ẩn chanh và giấm đã giúp chúng ta bóc vỏ trứng không cần dùng tay. Trong đó, nước cốt chanh “bóc” vỏ trứng nhanh hơn chứng tỏ tính axit của nó mạnh hơn của giấm. Hình 2.8c Bọt khí xuất hiện trên vỏ trứng Hình 2.8d Vỏ trứng đã được bóc hoàn toàn Hình 2.8a Hai chén sứ đựng giấm và chanh Hình 2.8b Thả trứng cút vào hai chén. đựng giấm và chanh e) Những điều cần chú ý.

        Hình 2.1b Rót nước vào cốc sứ
        Hình 2.1b Rót nước vào cốc sứ

        Gây hứng thú bằng thơ về hóa học 1. Khái niệm

          (Bài thơ này có chữ cái đầu mỗi câu thơ là kí hiệu hóa học các nguyên tố trong phân nhóm chính IA. Nội dung bài thơ dựa trên đặc điểm khác biệt của hiđro trong bảng hệ thống tuần hoàn:. - Dựa vào số electron lớp ngoài cùng có thể xếp hiđro vào nhóm IA;. - Dựa vào khả năng nhận 1 electron để đạt đến cấu hình electron bền như khí hiếm và tính chất của hiđro giống các nguyên tố nhóm halogen nên có thể xếp vào nhóm VIIA. Có thể sử dụng khi dạy bài “Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học”, lớp 10). (Mượn câu trong bài ca dao:. Đèn Sài Gòn ngọn xanh, ngọn đỏ, Đèn Mỹ Tho ngọn tỏ, ngọn lu. Anh về học lấy chữ nhu. Chín trăng em đợi, mười thu em chờ. Giáo dục học sinh cần chuẩn bị tốt kiến thức khi vào phòng thí nghiệm và có kỹ năng làm thí nghiệm an toàn. Có thể sử dụng khi dạy các tiết thực hành).

          Gây hứng thú khi giới thiệu những thông tin mới lạ về hóa học 1. Khái niệm

            (Trong quá trình nghiên cứu kỹ thuật lấy dấu vân tay mới, nhóm nghiên cứu nhận thấy loại băng được chế tạo từ gelatin (gelatin tape) có khả năng giúp các nhà khoa học hình sự phân tích hóa học các dấu tay thu thập được ở hiện trường, từ đó có được những thông tin cụ thể về chế độ ăn uống, giới tính, chủng tộc… của người để lại dấu tay. Cũng như các phương tiện khác được sử dụng trong phương pháp lấy dấu vân tay theo qui ước, băng gelatin có thể thu thập dấu tay để lại trên nhiều bề mặt khác nhau, bao gồm tay nắm cửa, tay cầm của các vật chứa, thủy tinh dợn sóng, màn hình vi tính.. Nhưng so với các kỹ thuật lấy dấu tay theo phương pháp qui ước, kỹ thuật mới này có ưu điểm vượt trội là không làm biến dạng hay phá hủy dấu vân tay nguyên thủy, mà có thể giữ nguyên vẹn mọi chi tiết để các chuyên gia có thể phân tích một cách đầy đủ, chính xác và sâu rộng. Theo phương pháp mới này, dấu vân tay được lấy bằng băng galetin sẽ được chiếu bằng tia hồng ngoại trong một thiết bị cực nhạy và có khả năng “chụp ảnh hóa học”, giúp các chuyên gia nhận diện được các phân tử có trong dấu tay trong vòng không đầy 30 giây!. Tuy không tham gia vào nghiên cứu này, nhưng nhà hóa học phân tích Facundo Fernandez, thuộc Viện Công nghệ Georgia, nhận xét rằng kỹ thuật mới này nhận diện dấu vân tay nhanh hơn rất nhiều so với các phương pháp qui ước. Ông nói: “Không ai có thể nói rằng những phương pháp khác nhanh bằng phương pháp này được”). Sử dụng tia X như là công cụ dò tìm tại Nguồn sáng Synchron Quốc gia của Brookhaven, kính hiển vi dẫn truyền quét tại Trung tâm Vật liệu nanô Chức năng thuộc Phòng thí nghiệm Brookhaven và các kỹ thuật điện hóa trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học đã có thể khẳng định sự giảm oxy hóa platin và xác định cấu trúc của chất điện xúc tác platin tạo được có các cụm vàng, cú tỏc dụng giỳp hiểu rừ hơn hiệu quả của cỏc cụm vàng này.

            Hình 2.12 Thiên thạch chứa khoáng chất lâu  đời nhất trong hệ mặt trời.
            Hình 2.12 Thiên thạch chứa khoáng chất lâu đời nhất trong hệ mặt trời.

            THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

            Phương pháp xử lý kết quả thực nghiệm 1. Phương pháp định lượng

            Từ giá trị kiểm định t đã chọn, ta đối chiếu qua giá trị sig ở khoang kiểm định trung bình t (t-test for Equality of Meaans). Hay nói cách khác, chính những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường phổ thông có tác động hiệu quả là tăng điểm trung bình của lớp thực nghiệm so với lớp đối chứng.

            Tiến hành thực nghiệm

            Dùng phép kiểm định trung bình t (Independent-Samples T – Test) với độ tin cậy 95% để phân tích, tìm ra kết quả. Thống kê số ý kiến của học sinh trong mỗi câu hỏi, tính điểm nội dung theo các mức quy đổi, tính toán như phần 1.4.4.

            Đối với các lớp thực nghiệm

            Giới thiệu cho học sinh các thông tin có liên quan đến nội dung các bài học trong chương hoặc những nội dung khác khi có điều kiện thời gian. Giới thiệu cho học sinh các thông tin có liên quan đến nội dung các bài trong chương hoặc những nội dung khác khi có điều kiện thời gian.

            Đối với các lớp đối chứng

            • Kết quả thực nghiệm

              Sau khi thực nghiệm, chúng tôi dựa trên kết quả kiểm tra tập trung của trường về nội dung chương 2 để so sánh, phân tích hiệu quả của những biện pháp gây hứng thú trong dạy học hóa học ở trường trung học phổ thông. Dựa vào điểm số kiểm tra 1 tiết này, chúng tôi dùng phần mềm Xử lý thống kê SPSS for windows 16.0 để phân tích dữ liệu định lượng qua phép kiểm định trung bình t để xét xem sự khác nhau về điểm trung bình của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng có ý nghĩa thống kê hay không (chi tiết kết quả xử lý điểm kiểm tra bằng phần mềm SPSS ở phụ lục 2).

              Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy lớp 10A1 và 10A3
              Bảng 3.6. Phân phối tần số, tần suất, tần suất tích lũy lớp 10A1 và 10A3