MỤC LỤC
Ngân hàng Công thương Việt Nam được thành lập vào ngày 26/3/1988, trên cơ sở tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng.
VietinBank được vinh danh “ Nhà tài trợ kim cương” cho Hội nghị thường niên Ngân hàng phát triển Châu Á ADB lần thứ 44 tại Việt Nam. Theo đó, IFC sẽ sở hữu 10% vốn cổ phần và trở thành cổ đông chiến lược nước ngoài của VietinBank VietinBank chính thức ra mắt công ty TNHH.
VietinBank chính thức ra mắt thẻ tín dụng quốc tế Cremium JCB – sản phẩm thẻ tín dụng quốc tế JCB lần đầu tiên được phát hành tại Việt Nam. VietinBank chính thức khai trương và đưa vào hoạt động chi nhánh thứ 149 trên toàn quốc là chi nhánh Đắk Nông, tại thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông.
Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng là định hướng phát triển;. Phát triển và thành lập mới các công ty con theo định hướng cung cấp đầy đủ các sản phẩm dịch vụ tài chính ra thị trường;.
Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung phát triển;. Xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính thống nhất - tích hợp - ổn định cao;.
Coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chốt, hỗ trợ mọi hoạt động phát triển kinh doanh;. Mở rộng mạng lưới kinh doanh, thành lập mới chi nhánh, phát triển mạnh mạng lưới các phòng giao dịch;.
Để nâng cao tính khách quan, minh bạch và hiệu quả trong công tác quản trị, điều hành theo thông lệ quốc tế, tại Đại hội đồng cổ đông được tổ chức vào cuối tháng 2 năm 2012, VietinBank đã đề xuất sửa đổi, bổ sung một số điểm về điều kiện, tiêu chuẩn để trở thành thành viên HĐQT độc lập, trong đó quy định chặt chẽ hơn so với Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 và không trái với quy định của Pháp luật hiện hành và đã được Đại hội đồng cổ đông phê duyệt. Bám sát chủ trương của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, năm 2012, VietinBank sẽ tập trung thực hiện tái cấu trúc toàn diện ngân hàng theo hướng hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh, tiếp tục đổi mới, nâng cấp công tác tổ chức, quản trị điều hành đồng thời đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đẩy mạnh đầu tư và đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, kiểm soát nợ xấu, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, thể hiện trách nhiệm VietinBank với cộng đồng.
Ngân hàng đã có Quy định Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán trong đó quy định cụ thể về việc công bố thông tin của VietinBank trên thị trường chứng khoán, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Các chính sách về quan hệ cổ đông và các thông tin dành cho các cổ đông và nhà đầu tư cũng được VietinBank cập nhật và trình bày một cách thân thiện với người sử dụng trong mục Nhà đầu tư trên trang web của VietinBank.
Trong bối cảnh lạm phát tăng cao, trong năm 2011, NHNN đã ban hành nhiều chính sách nhằm hạ lãi suất và ổn định kinh tế vĩ mô như: Thông tư số 14/2011/TT- NHNN khống chế trần lãi suất huy động USD, Thông tư số 13/2011/TT-NHNN yêu cầu kết hối nguồn tiền gửi ngoại tệ của các tập đoàn/tổng công ty Nhà nước và Quyết định số 1209/QĐ-NHNN điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các tổ chức tín dụng. Kết quả trên là sự kết hợp của việc triển khai tích cực, sâu sát và đồng bộ các giải pháp: quản lý chặt chẽ cân đối vốn, đa dạng hóa kết hợp nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ và phục vụ khách hàng.
Trên cơ sở đó, VietinBank tiếp tục thu hút được nhiều nguồn vốn với khối lượng lớn và kỳ hạn ổn định qua các kênh huy động khác nhau từ các khách hàng tổ chức lớn trong nước và quốc tế. Quán triệt mục tiêu tăng trưởng, bền vững, an toàn và hiệu quả, Vietinbank đã bước đầu triển khai công tác chuyển đổi mô hình cấp tín dụng với định hướng quản trị rủi ro tập trung theo thông lệ quốc tế.
Công tác sử dụng vốn được tiến hành hết sức linh hoạt nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả.
Báo cáo thường niên 2011 Với vai trò là vòng kiểm soát cao nhất, cuối cùng trong công tác quản trị rủi ro, Ban Kiểm tra kiểm soát nội bộ đã làm đầu mối tổ chức nhiều đoàn kiểm tra toàn diện và theo chuyên đề tại các chi nhánh trên toàn hệ thống nhằm phát hiện sớm sai sót ở nhiều mảng nghiệp vụ cũng như lỗ hổng trong công tác quản trị điều hành của một số chi nhánh để có biện pháp khắc phục, chấn chỉnh kịp thời góp phần đảm bảo tính tuân thủ và phòng ngừa rủi ro hoạt động.
Tập trung đẩy mạnh phát triển mạng lưới ra nước ngoài, kết hợp với kiện toàn, củng cố, nâng cao chất lượng các đơn vị trong nước, nhờ đó đã làm tăng đáng kể năng suất, hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Về mạng lưới trong nước, VietinBank đã mở mới 26 PGD, QTK, đưa tổng đơn vị trong toàn hệ thống lên 1.123; VietinBank tiếp tục là NHTM có quy mô mạng lưới lớn thứ hai tại Việt Nam.
Tháng 9/2011, VietinBank đã khai trương Chi nhánh tại Frankfurt (Đức) và trở thành NHTM Việt Nam đầu tiên mở Chi nhánh tại Châu Âu. Trong năm 2011, VietinBank đã thành lập mới 02 Công ty con (Công ty Chuyển tiền Toàn cầu và công ty Liên doanh Bảo hiểm nhân thọ Vietin Aviva).
Trong năm, VietinBank đã hợp tác chặt chẽ với các kênh truyền hình, các cơ quan báo chí thông tin tuyên truyền; ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giữa VietinBank và Đài tiếng nói Việt Nam (VoV) nhằm phối hợp chặt chẽ, phát huy vai trò của mỗi bên trong công tác thông tin, định hướng dư luận về cơ chế điều hành chính sách tiền tệ, tài chính nói chung và quảng bá thương hiệu của VietinBank nói riêng. Với tổng số tiền tài trợ gần 1.500 tỷ đồng từ năm 2007 đến nay, trong đó riêng năm 2011 tài trợ 664 tỷ đồng, VietinBank đã cùng với các địa phương tích cực thực hiện công tác an sinh, xã hội, đền ơn đáp nghĩa, xóa đói giảm nghèo, phụng dưỡng các mẹ Việt Nam anh hùng, chăm sóc các đồng chí thương binh, hỗ trợ vốn các Hội Cựu chiến binh, Thanh niên xung phong, các hội đoàn thể, hội nông dân, phụ nữ nghèo làm kinh tế, xây dựng nhà ở cho người nghèo, chăm sóc trẻ mồ côi, nạn nhân chất độc da cam, ủng hộ nhân dân Nhật Bản bị thiên tai, ủng hộ nhân dân Libi.
Tiếp tục truyền thống từ nhiều năm nay, VietinBank luôn tích cực đi đầu trong công tác từ thiện an sinh xã hội và đền ơn đáp nghĩa trên nhiều địa phương trong cả nước. Đây là những việc làm thiết thực, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc, thể hiện tinh thần trách nhiệm và là nét văn hóa riêng có của một Doanh nghiệp có vị thế đối với cộng đồng và xã hội.
Dịch vụ thanh toán tiếp tục được cải tiến theo hướng đơn giản hóa thủ tục, nhanh gọn, thông suốt nhưng vẫn đảm bảo an toàn, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, tạo thêm nhiều giá trị gia tăng cho khách hàng, hoàn thiện và cập nhật các quy trình, quy định đối với các dịch vụ thanh toán, đảm bảo tuân thủ các quy định nội bộ và pháp luật hiện hành, nhưng vẫn linh hoạt nhằm giữ vững, thu hút khách hàng;.
Bà đã từng giữ các chức vụ: Trưởng phòng tín dụng Ngân hàng Nhà nước thị xã Bến Tre; Phó Giám đốc, Giám đốc Ngân hàng Công thương tỉnh Bến Tre; Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam; Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long; Tháng 9/2006 bà được bổ nhiệm làm Ủy viên Hội đồng quản trị kiêm Trưởng ban kiêm soát Ngân hàng Công thương Việt Nam. Giảng viên khoa Luật, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội; Kiểm soát viên trung cấp, Kiểm soát viên cao cấp, Phó Vụ trưởng, Vụ trưởng, Thường vụ Đảng ủy Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Phó chủ nhiệm Ủy ban pháp luật, Đại biểu Quốc hội khóa XI; Chuyên viên cao cấp Văn phòng Quốc hội; Hiện bà đang là Luật sư Đoàn luật sư thành phố Hà Nội kiêm Ủy viên HĐQT Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.
HĐQT thành lập và duy trì hoạt động của Ủy ban nhân sự, tiền lương, thưởng Ủy ban giám sát và quản lý rủi ro Ủy ban chính sách. Các ban/ủy ban là cơ quan giúp việc Hội đồng Quản trị, có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất giúp HĐQT về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT và thực hiện một số nhiệm vụ do HĐQT phân công.
Các kỳ họp định kỳ của Ủy ban Việc họp bất thường của Ủy ban Việc đưa ra quyết định của Ủy ban. Cơ chế phán quyết của HĐQT đối với các ý kiến đề xuất của Ủy ban.
THAY ĐổI THàNH VIÊN HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ, BAN KIỂM SoÁT, BAN ĐIỀU HàNH, KẾ ToÁN TRưỞNG.
Công ty Bảo hiểm nhân thọ Vietinbank Aviva được thành lập mới trong năm và khai trương hoạt động vào tháng 10/2011 với vốn điều lệ là 800 tỷ đồng, mỗi bên đối tác liên doanh góp 50%. Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia Việt Nam hoạt động chính là cung cấp dịch vụ kết nối thẻ, NHCT VN tham gia đầu tư 15 tỷ đồng, nắm giữ 11,9% vốn điều lệ Công ty.
Trong năm 2011, Ngân hàng indovina không tăng thêm vốn điều lệ vẫn giữ nguyên ở mức 165 triệu USD và mỗi bên đối tác nắm giữ 50%.
Do Thông tư 210 chỉ quy định việc trình bày báo cáo tài chính và thuyết minh thông tin đối với các công cụ tài chính, nên các khái niệm về tài sản tài chính và nợ phải trả tài chính cũng như các khái niệm liên quan theo thông tư 210 được trích dẫn tại thuyết minh số 48, chỉ áp dụng đối với việc lập thuyết minh số 48 trên các báo cáo tài chính hợp nhất này. Trong thời hạn 5 năm, kể từ khi trích lập, nếu Quỹ phát triển khoa học và công nghệ không được sử dụng hoặc sử dụng không hết 70% hoặc sử dụng không đúng mục đích thì ngân hàng phải nộp ngân sách nhà nước phần thuế thu nhập doanh nghiệp tính trên khoản thu nhập đã trích lập quỹ mà không sử dụng hoặc sử dụng không đúng mục đích và phần lãi phát sinh từ số thuế thu nhập doanh nghiệp.
Chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán bao gồm các chứng khoán nợ và chứng khoán vốn được Ngân hàng và/hoặc các công ty con nắm giữ với mục đích đầu tư và sẵn sàng để bán, không thuộc loại chứng khoán mua vào bán ra thường xuyên nhưng có thể bán bất cứ lúc nào xét thấy có lợi và Ngân hàng và công ty con không phải là cổ đông sáng lập; hoặc là đối tác chiến lược; hoặc có khả năng chi phối nhất định vào quá trình lập, quyết định các chính sách tài chính và hoạt động của doanh nghiệp nhận đầu tư thông qua văn bản thỏa thuận cử nhân sự tham gia Hội đồng Quản trị/Ban Điều hành. Ngân hàng chỉ được bù trừ các tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả khi ngân hàng có quyền hợp pháp được bù trừ giữa tài sản thuế thu nhập hiện hành với thuế thu nhập hiện hành phải nộp và các tài sản thuế thu nhập hoãn lại và thuế thu nhập hoãn lại phải trả liên quan tới thuế thu nhập doanh nghiệp được quản lý bởi cùng một cơ quan thuế đối với cùng một đơn vị chịu thuế và ngân hàng dự định thanh toán thuế thu nhập hiện hành phải trả và tài sản thuế thu nhập hiện hành trên cơ sở thuần.
Các tài sản giữ cho mục đích ủy thác quản lý giữ hộ không được xem là tài sản của Ngân hàng và vì thế không được bao gồm trong các báo cáo tài chính hợp nhất của Ngân hàng.
Thương nghiệp, sữa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá. Quản lý Nhà nước và an ninh quốc phòng: Đảng, đoàn thể, đảm bảo xã.
VỐN TàI TRỢ, UỶ THÁC ĐầU Tư, CHo VAY TCTD CHỊU RỦI Ro (tiếp theo).
VỐN Và QUỸ CỦ A Tổ CHỨC TÍN DỤNG Báo cáo tình hình thay đổi vốn chủ sở hữu và lợi ích cổ đông thiểu số Tình hình thay đổi vốn của Ngân hàng trong năm 2011 được thể hiện trong bảng dưới đây: Đơn vị: triệu đồng Vốn điều lệThặng dư vốn cổ phần. Chênh lệch tỷ giá do chuyển đổi báo cáo tài chính Quỹ dự phòng tài chính.
Việc trích lập các quỹ từ lợi nhuận sau thuế hàng năm được thực hiện trong năm tiếp theo, sau khi có sự thông qua của Ngân hàng. Công ty Cho thuê Tài chính trích từ lợi nhuận sau thuế để lập các quỹ theo các tỷ lệ mà Ngân hàng đang áp dụng.
THUYẾT MINH CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT (tiếp theo). Là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và có kỳ đáo hạn cố định mà đơn vị có ý định và có khả năng giữ đến ngày đáo hạn, ngoại trừ:. a) Các tài sản tài chính mà tại thời điểm ghi nhận ban đầu đã được xếp vào nhóm ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;. b) Các tài sản tài chính đã được xếp vào nhóm sẵn sàng để bán;. c) Các tài sản tài chính thỏa mãn định nghĩa về các khoản cho vay và phải thu. TRÌNH BàY Bổ SUNG CÁC THôNG TIN VỀ TàI SẢN TàI CHÍNH Và NỢ PHẢI TRẢ TàI CHÍNH THEo THôNG Tư SỐ 210/2009/TT-BTC (tiếp theo). Các khoản cho vay và phải thu:. Là các tài sản tài chính phi phái sinh với các khoản thanh toán cố định hoặc có thể xác định và không được niêm yết trên thị trường, ngoại trừ:. a) Các khoản mà đơn vị có ý định bán ngay hoặc sẽ bán trong tương lai gần được phân loại là tài sản nắm giữ vì mục đích kinh doanh, và cũng như các loại mà tại thời điểm ghi nhận ban đầu được đơn vị xếp vào nhóm ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh;. b) Các khoản được đơn vị xếp vào nhóm sẵn sàng để bán tại thời điểm ghi nhận ban đầu; hoặc. c) Các khoản mà người nắm giữ có thể không thu hồi được phần lớn giá trị đầu tư ban đầu, không phải do suy giảm chất lượng tín dụng, và được phân loại vào nhóm sẵn sàng để bán. Là các tài sản tài chính phi phái sinh được xác định là sẵn sàng để bán hoặc không được phân loại là:. a) các khoản cho vay và các khoản phải thu;. b) các khoản đầu tư giữ đến ngày đáo hạn;. c) các tài sản tài chính ghi nhận theo giá trị hợp lý thông qua Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Nợ phải trả tài chính. Nợ phải trả tài chính của Ngân hàng và các công ty con theo phạm vi của Thông tư 210/2009/TT-BTC bao gồm các khoản nợ Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác, tiền gửi của khách hàng, vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay mà Ngân hàng và các công ty con chịu rủi ro, các khoản giấy tờ có giá phát hành, các khoản phải trả và các khoản nợ phải trả theo các hợp đồng phái sinh tiền tệ. Theo Thông tư 210/2009/TT-BTC, nợ phải trả tài chính, cho mục đích thuyết minh trong các báo cáo tài chính hợp nhất, được phân loại một cách phù hợp thành:. Các nợ phải trả tài chính được ghi nhận thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Là một khoản nợ phải trả tài chính thỏa mãn một trong các điều kiện sau:. a) Nợ phải trả tài chính được phân loại vào nhóm nắm giữ để kinh doanh.