MỤC LỤC
Tuy nhiên để có được nhận thức đúng đắn về sự tồn tại của các thành phần kinh tế trong thời kỳ quá độ không phải là dễ dàng, đã có thời kỳ ta chủ trương sớm xoá bỏ kinh tế NQD bằng làn sóng quốc doanh hóa, hợp tác hoá, tạo nên bức tường ngăn cách giữa kinh tế XHCN và kinh tế NQD dẫn đến những hậu quả tiêu cực làm cho tiềm lực kinh tế của đất nước không được khai thác, lực lượng sản xuất bị lãng phí, kinh tế bị kìm hãm không phát triển được, đời sống nhân dân gặp khó khăn. Ngoài ra các chính sách về tín dụng như áp dụng chung một mức lãi suất, chính sách về xuất nhập khẩu quy định mọi cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế đều được tham gia trực tiếp xuất nhập khẩu, chính sách về lao động quy định mọi công dân đến tuổi lao động ở mọi hình thức, mọi thành phần kinh tế đều có quyền lợi ngang nhau, chính sách về tiền lương cũng được ban hành mới và sửa đổi, bổ xung cho phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần.
Đa số doanh nghiệp có sử dụng lao động vi phạm chế độ sử dụng lao động như không đóng bảo hiểm xã hội..Cũng tương tự như trên có 1 bộ phận không nhỏ số hộ kinh doanh không xin cấp mã số thuế, không đăng ký nộp thuế đối với các doanh nghiệp NQD cũng có tình trạng tương tự, nhiều doanh nghiệp xin thành lập nhưng không hoạt động, còn tình trạng lập sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ không đúng thực tế nhằm mục đích trốn thuế diễn ra phổ biến. - Khu vực kinh tế NQD có mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh gọn nhẹ, năng động và nhậy bén, là khu vực chiếm phần đông trong nền kinh tế song quy mô nhỏ do vốn ít, cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, dễ dàng thích ứng nhanh với sự biến động của thị trường và sự tiến bộ không ngừng khoa học kỹ thuật, đồng thời trong các doanh nghiệp số lượng lao động ít và thường đảm nhận chức vụ theo kiểu đa năng giúp cho chi phí nhân công thấp tạo lợi thế cạnh tranh về giá và sản phẩm cung cấp cho thị trường trong nước nhưng do quy mô quá nhỏ bé dẫn đến khó cạnh tranh được trên thị trường quốc tế.
Thuế TNDN thay thế Luật thuế lợi tức được thi hành từ 1/1/1999 nhằm bao quát và điều tiết tất cả các khoản thu nhập đã, đang và sẽ phát sinh của cơ sở kinh doanh trong cơ chế thị trường, khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài và khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong nước tiết kiệm vốn cho đầu tư phát triển kinh doanh qua các chế độ miễn giảm thuế từng bước thu hẹp sự khác biệt về chính sách thuế để đảm bảo sự bình đẳng và cạnh tranh lành mạnh giữa các thành phần kinh tế, hệ thống hoá những quy định ưu đãi về thuế. Giá tính thuế hàng nhập khẩu là giá mua tại cửa khẩu nhập (bao gồm cả phí vận chuyển, phí bảo hiểm..) theo hợp đồng. Còn với hàng xuất nhập khẩu không đủ điều kiện xác định giá tính thuế theo hợp đồng hay giá ghi trên hợp đồng quá thấp so với giá mua bán tối thiểu tại cửa khẩu và đối với hàng hoá xuất, nhập khẩu theo phương thức khác không phải là mua, bán, không thanh toán qua ngân hàng) thì giá tính thuế là giá mua, bán tối thiểu tại cửa khẩu.
+ Thông báo thuế lần 1: Phòng máy tính tính nợ kỳ trước chuyển sang, tính nợ phải nộp kỳ này đưa vào danh sách ấn định thuế và in thông báo thuế thời gian đối với thuế GTTG là in trước ngày 18 hàng thàng và đối với thuế TNDN là ngày 15 của tháng thứ 3. Qua việc theo dừi tỡnh hỡnh thu nộp thuế, tổ kiểm tra phối hợp với cỏc đội thuế lựa chọn các ĐTNT nợ đọng thuế lớn, nợ kéo dài hoặc có hiện tượng nghi ngờ về trốn lậu thuế để lập kế hoạch kiểm tra trình lãnh đạo Chi cục duyệt, sau đó, tiến hành kiểm tra ĐTNT theo kế hoạch.
+ ở Trung ương: Có Tổng cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính là bộ máy quản lý thu thuế cao nhất trong hệ thống thu thuế Nhà nước, có nhiệm vụ giúp Bộ Tài chính soạn thảo các Luật, Pháp lệnh, các văn bản pháp quy liên quan đến chính sách, chế độ thuế đông thời hướng dẫn chỉ đạo việc thực hiện chính sách, chế độ quản lý thu thuế và thu khác trong cả nước. Nhiệm vụ chính là hướng dẫn tổ chức việc chỉ đạo, thực hiện thống nhất các chính sách, chế độ, nguyên tắc về quản lý thu thuế trên địa bàn theo đúng pháp luật, pháp lệnh, các quy định của hội đồng Nhà nước, hội đồng Bộ trưởng và hướng dẫn Bộ Tài chính và cơ quan thuế cấp trên: Tuyên truyền, phổ biến nội dung chính sách thuế cho các đối tượng nộp thuế, các ngành, các cấp và toàn dân chấp hành.
+ Phối hợp, tham gia với phòng chính sách và các phòng nghiệp vụ có liên quan nghiên cứu, xây dựng, hướng dẫn các chính sách, chế độ về thuế đối với khu vực kinh tế NQD bao gồm mọi loại hình doanh nghiệp tư nhân, các hộ kinh doanh cá thể, các HTX để trình bày các cấp có thẩm quyền để ban hành. + Hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra cơ quan thuế các cấp trong việc thực hiện chính sách, quy chế, quy trình và biện pháp nghiệp vụ quản lý thu thuế đối với khu vực NQD (như quy trình tách 3 bộ phận, tổ chức thu thuế qua Kho bạc, triển khai kế toán tư nhân, tổ chức duyệt sổ bộ thuế tổng hợp, quy trình điều chỉnh thuế v.v..).
+ Tổ chức công tác bảo quản, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lýcủa phòng theo đúng quy định của ngành; quản lý và điều hành cán bộ, nhân viên trong phòng thực hiện đầy đủ các quy định của Nhà nước và làm tốt nhiệm vụ được giao. Nhờ xoá bỏ thủ tục xin giấy phép thành lập DN loại bỏ 165 loại giấy phép kinh doanh, đơn giản hoá thủ tục hành chính trong đăng ký kinh doanh mà trong vòng chỉ 1 năm kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực 13.891 DN mới được thành lập bằng 1/5 tổng số doanh nghiệp thành lập từ năm 1990 đến 1999.
Nhưng trên thực tế đang bị lợi dụng, trong khi việc đối chiếu, xác minh của cơ quan thuế không thể thực hiện được đối với mọi trường hợp, do đó đã có nhiều đối tượng nộp thuế lợi dụng quy trình này kê khai tăng giá mua, lập bảng kê khống, tăng số thuế đầu vào nhằm mục đích trốn thuế hoặc hoàn thuế khống, gây thất thoát cho ngân sách Nhà nước và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc. Việc thực hiện tính thuế theo hai phương pháp: khấu trừ và trực tiếp đã dẫn đến cùng kinh doanh một mặt hàng nhưng mức thuế phải nộp khác nhau, có mặt hàng thực hiện theo phương pháp khấu trừ thì số thuế phải nộp lớn hơn nếu tính theo phương pháp trực tiếp hoặc ngược lại, điều này vừa gây bất bình đẳng giữa các đối tượng nộp thuế, vừa sơ hở để đối tượng kinh doanh lợi dụng.
Trước hết nói về Luật Doanh nghiệp đã được thực hiện từ 1/1/2000 nhưng đến nay còn nhiều văn bản hướng dẫn vẫn chưa được ban hành hoặc chưa có hướng dẫn cụ thể làm cho cơ sở kinh tế NQD lúng túng khi thực hiện, các cơ quan quản lý gây phiền hà sách nhiễu như qui định các ngành nghề kinh doanh có điều kiện và những điều kiện để kinh doanh các ngành nghề đó; các lĩnh vực kinh doanh bỏ giấy phép và chuyển thành điều kiện kinh doanh; thế nào là ngành nghề mới. Do đó ngày 24/4/2001 Thủ tướng Chính phủ đã phải có chỉ thị 07/2001- CT-TTg yêu cầu tất cả các ngành khi xây dựng các văn bản pháp luật thuộc lĩnh vực chuyên ngành không được đưa nội dung quy định về thuế trong các văn bản đó đồng thời phải rà soát ngay nội dung quy định về thuế trong các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành, phát những điểm không phù hợp với luật thuế để kiến nghị Bộ Tài chính và Chính phủ xem xét quyết định.
Thứ nhất: Các tổ chức cung ứng dịch vụ tư vấn thuế chưa phát triền, dịch vụ tư vấn thuế mơi định dạng rừ nột ở dạng dịch vụ cụng nhưng hoạt động chưa đủ “độ sâu” mới chỉ ở hình thức tuyên truyền phổ biến trên phương tiện thông tin đai chúng, dịch vụ tư vấn thuế tư chưa được phát triển có tổ chức, hoạt động tư vấn chủ yếu là dịch vụ kế toán, kiểm toán, xác định cơ. Nội dung tư vấn mới chỉ dừng lại ở thông tin về thuế suất, thủ tục đăng ký, kê khai thuế, chưa thực sự thể hiện tính cách một quá trình hỗ trợ doanh nghiệp từ khâu lập sổ sách kế toán đến các khoản thuế phải nộp.
Nhiều trường hợp hoàn thuế yêu cầu cơ sở kinh doanh phải cung cấp hoặc giải thích những điều không có trong quy định, do vậy nhiều cơ sở kinh doanh đáng lễ được hoàn thuế họ cũng không xin hoàn mà để trừ vào phát sinh kỳ sau - dẫn đến ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh. Các doanh nghiệp kêu ca nhiều nếu nộp thừa xin hoàn lại rất khó, muốn xin hoàn thuế phải xuất trình đủ loại chứng từ, gửi hồ sơ cho đủ cấp ngân sách.
Nhiều địa phương vẫn có tình trạng doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh, mã số thuế xin cấp hoá đơn nhưng không kê khai nộp thuế còn nhiều, trong đó có nhiều doanh nghiệp không tìm thấy địa chỉ như Hà Nội 158 doanh nghiệp, Bà Rịa - Vũng Tàu 8 doanh nghiệp không tìm thấy địa chỉ, Kiên Giang 17 doanh nghiệp, Thành phố Hồ Chí Minh 15% doanh nghiệp không còn đóng tại trụ sở đang ký, đồng thời không kê khai thuế, 6% doanh nghiệp một năm vẫn chưa đăng ký mã số thuế, 0,2% doanh nghiệp địa chỉ kê khai không thật. Một số doanh nghiệp đã bỏ trốn nhưng vẫn giữ hoá đơn của cơ quan Thuế như Đồng Tháp 5 doanh nghiệp bỏ trống còn giữ 639 hoá đơn, Thừa Thiên Huế 3 doanh nghiệp bỏ trốn còn giữ 150 hoá đơn, Khánh Hoà 3 doanh nghiệp bỏ trốn còn giữ 270 hoá đơn.
Qua kiểm tra triển khai chế độ kế toán hộ kinh doanh ở một số địa phương Tổng cục Thuế thấy rằng việc triển khai vẫn còn mang tính hình thức, cơ quan Thuế mới chỉ chú ý đến số lượng hộ triển khai, chưa quan tâm đến thực chất ghi chép, phản ánh vào sổ sách kế toán của hộ kinh doanh, chưa áp dụng các biện pháp cương quyết buộc các hộ kinh doanh phải thực hiện, phải hạch toán kế toán, lập hoá đơn chứng từ trung thực: Tại Chi cục Thuế quận Đống Đa và quận Hai Bà Trưng, Tổng cục Thuế đã kiểm tra một số hộ phải thực hiện chế độ kế toán, có nhiều hộ bán hàng nhiều ngày không lập hoá đơn, không hạch toán kế toán. Nguyên nhân chính của việc trên là do cơ quan Thuế chưa chỉ đạo các đội thuế và các cán bộ Thuế kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hộ kinh doanh phải mở sổ sách kế toán, nên chưa phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm, các hộ kê khai không trung thực đối với những đội thuế, cán bộ thuế thiếu tinh thần trách nhiệm, không hướng dẫn hoặc hướng dẫn không đến nơi đến chốn, không kiểm tra giám sát thực hiện.
Từ đó đã làm giảm đi tính tích cực chủ động của doanh nghiệp trong việc nộp thuế. Việc in ấn, chỉnh sửa số liệu nhiều lần dẫn đến việc ra thông báo nộp thuế lãng phí nhiều thời gian, công sức, tiền bạc và kém hiệu quả.
Hiện nay ở các thành phố, thị xã các dịch vụ ăn uống đêm rất phổ biến, nhiều hộ kinh doanh cả ngày không xuất hiện nhưng cứ đến chập tối là kê bàn ghế chiếm một đoạn vỉa hè làm điểm kinh doanh hoặc tập trung vào các chợ đêm, họ bán có cả bia, rượu kèm theo đến 11, 12 giờ đêm với doanh thu có cửa hàng đến 5 triệu, 7 triêu đồng/tối nhưng phần lớn vẫn nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan thuế, nguyên nhân cơ bản dẫn đến thất thu trên là do cơ quan Thuế chưa phối hợp chặt chẽ với hội đồng tư vấn thuế rà soát đối tượng kinh doanh, chưa bố trí, phân công cán bộ giám sát, kiểm tra ngoài giờ vì vậy không nắm được hộ mới, doanh số của cả những hộ đã quản lý. Để phân loại và thu thuế kịp thời đối với những công trình do tư nhân thi công, một số địa phương sau khi thi công xong chủ nhà dọn đến ở mới yêu cầu chủ nhà xuất trình hợp đồng thi công, xuất trình chứng từ nộp thuế, yêu cầu nộp thuế và xử lý truy thu thuế nếu công trình chưa nộp dẫn đến phản ứng gay gắt từ phía chủ nhà và dư luận.
Cơ quan thuế do không bám sát địa bàn, không phối hợp chặt chẽ với UBND Phường, cơ quan Thanh tra xây dựng nên không nắm chắc được các công trình xây dựng trên địa bàn, mặc dù mỗi công trình xây dựng thường từ khi bắt đầu đến khi kết thúc phải diễn ra trong thời gian dài (từ 3 tháng, 6 tháng có khi đến 1 năm). Năm 1999 và năm 2000 cục Thuế tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và xử lý vi phạm, tình hình có khá hơn nhưng vẫn còn đến 25-30% số doanh nghiệp không thực hiện hoặc thực hiện chưa đúng.
Một là: Khu vực NQD là khu vực kinh tế có số lượng đối tượng kinh doanh rất lớn, quy mô kinh doanh đa số nhỏ, trải rộng trên địa bàn khắp cả nước: 65% doanh nghiệp và 70% hộ cá thể thuộc khu vực kinh tế NQD hoạt động trên lĩnh vực thương mại và dịch vụ để kiếm chênh lệch giá, không tạo ra giá trị hàng hoá. Năm 2000 và năm 2001 số lượng các doanh nghiệp thành lập nhiều, thuộc đối tượng được ưu đãi miễn giảm thuế, ngoài ra còn một bộ phận những người làm kinh tế tư nhân và vệ tinh tham gia vào các quá trình sản xuất của doanh nghiệp Nhà nước hoặc doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nghĩa vụ nộp ngân sách được tính chung cho khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực đầu tư nước ngoài.
Ba là: Khu vực kinh tế NQD có một bộ phận lớn người kinh doanh có doanh thu, có thu nhập nhưng đối tượng được miễn giảm thuế như: Hộ sản xuất mới thành lập, hộ kinh doanh có thu nhập thấp, đánh bắt hải sản xa bờ, kinh doanh vận tải thô sơ (xe ôm, xe lôi, xe xúc vật kéo). Bốn là: Trong quản lý doanh nghiệp chưa thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình kinh doanh, chủ yếu để cho doanh nghiệp tự khai báo doanh số kinh doanh, số thuế phải nộp, dẫn đến nhiều cơ sở bán hàng không xuất hoá đơn, lợi dụng lập hoá đơn bán hàng ghi không đúng giá thực tế thanh toán, lập chứng từ khống đầu vào, kê khai xin hoàn thuế không đúng quy định, kê khai kết quả kinh doanh không trung thực để trốn thuế thu nhập.
Đối với những hộ kinh doanh đã thực hiện hướng dẫn nhưng cố tình không thực hiện hoặc cố tình hạch toán, lập hoá đơn, chứng từ không trung thực với thực tế phát sinh nhằm trốn thuế thì phải lập biên bản xử phạt vi phạm hành chính, nếu vẫn tái phạm thì ấn định doanh thu, thuế, mức ấn định phải bằng hoặc cao hơn so với hộ kinh doanh thực hiện không đúng chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, kê khai doanh thu hoặc kê khai thuế GTGT đầu ra, đầu vào trung thực để động viên các hộ kinh doanh thực hiện đúng chế độ kế toán và hộ kinh doanh thấy được lợi ích thực tế, không tái phạm. Chỉ đạo các đơn vị thu thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các biện pháp, quy trình quản lý đã đề ra: như quy trình quản lý doanh thu đối với hộ khoán, quy trình quản lý doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, quy trình cấp mã số thuế, quy trình thanh tra, kiểm tra quyết toán thuế, các biện pháp duyệt bộ tổng hợp, chống thất thu qua kiểm tra việc lập hoá đơn phát hiện và xử lý các trường hợp lập hoá đơn thấp hơn giá thực tế thanh toán đối với một số ngành nghề, mặt hàng, xử phạt các cơ sở kinh doanh vi phạm chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ.