Thiết kế hệ thống lái cho xe ô tô Hyundai 3,5 tấn

MỤC LỤC

Giới thiệu ôtô Hyundai 3,5 Tấn

Hyundai là một hãng xe lớn của Hàn Quốc họ cho ra đời rất nhiều chủng loại xe và xuất sang các nước khác trong đó có Việt Nam. Một số xe tải Hyundai loại lớn đã có thiết kế bộ trợ lực lái tuy nhiên các xe tải Hyundai loại nhỏ như loại 3,5 tấn thì chưa có do vậy để giảm bớt nặng nhọc cho người lái thì yêu cầu đề ra là phải thiết kế bộ trợ lực lái cho các loại xe này.

Lựa chọn phương án thiết kế

Van phân phối và cơ cấu lái đặt thành một cụm, tách biệt với xilanh lực

Ở phương án này, van phân phối được bố trí chung trong cơ cấu lái, còn xilanh lực nằm riêng rẽ. Trong kiểu bố trí này đòi hỏi các đường ống dẫn phải dài nhưng ưu điểm chính của nó lại là cơ cấu lái và dẫn động lái được giảm tải khỏi tác động của trợ lực lái, công suất của trợ lực lái dễ dàng thay đổi do xilanh lực có thể thay đổi tự do cách bố trí. Trong trường hợp này ta bố trí xilanh lực trên hình thang lái để giảm thiểu lực tác dụng lên cơ cấu lái và lên dẫn động lái do vậy nó làm giảm kích thước của dẫn động lái và làm giảm dao động ở hệ thống dẫn động do lực cản quay vòng sinh ra.

Van phân phối, xi lanh lực và cơ cấu lái đặt riêng biệt với nhau

“Thiết kế hệ thống lái có cơ cấu lái loại Trục vít – con lăn, dẫn động lái có đòn ngang của hình thang lái loại liền và trợ lực lái loại thủy lực”. Mô hình bố trí chung của hệ thống lái lựa chọn thiết kế như hình dưới đây.

Xác định lực tác dụng lên vành tay lái

Khi có lực ngang Y tác dụng lên bánh xe thì bề mặt tiếp xúc giữa lốp và đường sẽ bị lệch đi đối với trục bánh xe. Tất cả các góc này để làm ổn định cho hệ thống lái nhưng chúng làm xuất hiện mômen cản M3. Khi đánh lái trong trường hợp ôtô đứng yên tại chỗ thì lực đặt lên vành tay lái để thắng được lực cản quay vòng tác dụng lên bánh xe dẫn hướng là lớn nhất.

Coi tỷ số truyền của dẫn động lái bằng tỷ số giữa chiều dài các đòn nối với thanh kéo dọc.

Xác định và phân phối tỉ số truyền của hệ thống lái

Tỷ số truyền của hệ thống lái

Xác định các thông số cơ bản của hình thang lái

Tính động học hình thang lái

Nó bao gồm các khâu được nối với nhau bằng các khớp cầu và các đòn bên được bố trí nghiêng một góc so với dầm cầu trước.

Xây dựng đường cong đặc tính hình thang lái lý thuyết

Đồng thời ta lấy thêm một vài giá trị lân cận với góc θ để so sánh. Dựa vào các số liệu trong bảng trên ta vẽ được đồ thị đặc tính động học hình. Nhận thấy rằng độ sai lệch giữa góc quay vòng thực tế và góc quay vòng lý thuyết đều nhỏ hơn 10 trong phạm vi có thể quay vòng của bánh xe dẫn hướng do đó các thông số của hình thang lái xe thiết kế là thoả mãn.

      Bảng 2: Bảng giá trị quan hệ giữa β và α  phụ thuộc vào góc θ
Bảng 2: Bảng giá trị quan hệ giữa β và α phụ thuộc vào góc θ

Thiết kế cơ cấu lái.(loại Trục vít - con lăn)

Tính bền cơ cấu lái trục vít – con lăn

Đối với loại truyền động trục vít - con lăn phải đảm bảo cho các răng có độ bền cao. Bởi vậy trong tính toán cần phải chú ý tới độ chống mài mòn và độ bền tiếp xúc. Vậy cơ cấu lái thoã mãn điều kiện bền uốn và độ bền ứng suất.

Tính toán thiết kế và kiểm tra các chi tiết trong hệ thống lái

Đòn quay đứng có kết cấu ở dạng thẳng hoặc cong, khi là đòn thẳng đòn quay đứng chỉ chịu uốn, nếu là đòn cong thì chịu uốn và xoắn. Đòn quay đứng nối với dẫn động lái bằng một khớp cầu (rotuyl) và nối với cơ cấu lái bằng then hoa hình tam giác. Thực nghiệm cho ta biết lực truyền từ bánh xe qua đòn kéo dọc không quá một nửa giá trị trọng lượng tĩnh tác dụng lên một bánh xe trước của xe.

Thanh kéo dọc chịu nén dưới tác dụng của lực N, lực N là lớn nhất khi lực phanh sinh ra là lớn nhất. Như phần tính bền thanh kéo ngang lực tác dụng lên khớp cầu cũng chính là lực tác dụng lên thanh kéo ngang khi phanh. Như phần tính bền thanh kéo dọc lực tác dụng lên khớp cầu cũng chính là lực tác dụng lên thanh kéo dọc khi mômen cản quay vòng lớn nhất và không có cường hóa.

Trong đó: Fc - là tiết diện của rotuyl tại vị trí có tiết diện nguy hiểm nhất (tại chỗ thắt nhỏ của rotuyl như trên hình 2.12).

Tính toán thiết kế trợ lực lái

Lực lái lớn nhất đặt lên vành tay lái

Lưu lượng của bơm được xác định từ điều kiện là làm thế nào để xilanh lực của trợ lực phải kịp làm quay các bánh xe dẫn hướng nhanh hơn điều mà người lái có thể làm được.Nếu không đảm bảo được điều kiện này thì ứng với trường hợp quay vòng nhanh thì người lái sẽ phải tiêu hao một lực lớn không những để thắng được lực cản quay vòng ở các bánh xe dẫn hướng mà còn để đẩy dầu di chuyển từ khoang bên này sang khoang bên kia của xilanh lực vì bơm không đủ lưu lượng. Thực tế lưu lượng của bơm còn phải lớn hơn như vậy để bù vào sự dò dỉ dầu ở van phân phối. Năng suất tính toán của bơm ở đây phải đạt được ở số vòng quay của động cơ cao hơn số vòng quay không tải là 25% và áp suất đạt được là 0,5Pmax.

Bơm trợ lực là cụm phức tạp và chịu tải lớn nhất của hệ thống trợ lực thuỷ lực.Điều kiện làm việc của bơm gây nên bởi chế độ tải trọng thay đổi lớn, ứng suất nhiệt cao và sự ảnh hưởng của môi trường xung quanh. Bơm được sử dụng cho trợ lực có nhiều loại như bơm piston, bơm trục vít, bơm bánh răng, bơm cánh gạt. Hiện nay trên các xe hiện đại người ta sử dụng chủ yếu hai loại bơm là bơm bánh răng và bơm cánh gạt.

Căn cứ vào lưu lượng thực tế của bơm ta đã tính toán ở phần trước ta chọn loại bơm cánh gạt tác dụng kép có lưu lượng riêng là 90 (cm3/s).

Tính toán các chi tiết của van phân phối

Độ nhạy cảm tác động của bộ trợ lực ở một mức độ lớn phụ thuộc vào bề rộng tiết diện lưu thông của cặp con trượt và vỏ của van phân phối và được đặc trưng bằng trị số hành trình của con trượt mà trong đó áp suất thay đối từ giá trị cực tiểu đến giá trị cực đại. Trên hình 2.14 biểu thị đường đặc tính của van phân phối có nghĩa là những đường cong thay đổi áp suất phụ thuộc vào sự di chuyển của con trượt của những kết cấu khác nhau và ứng với bề rộng khác nhau của tiết diện lưu thông. Nếu chọn đường đặc tính của van phân phối là đường cong 1 và 2 thì áp suất dầu trong hệ thống sẽ có sự thay đổi đột ngột gây nên tải trọng va đập trong hệ thống làm giảm tuổi thọ các chi tiết trong hệ thống cường hoá.

Đường cong 3 là tối ưu hơn cả, nó gần như không có độ chậm tác dụng, áp suất tăng ngay khi con trượt di chuyển và trong suốt quá trình di chuyển của con trượt áp suất dầu trong hệ thống thay đổi đều cho nên không có sóng áp suất sinh ra đảm bảo sự làm việc bền lâu của hệ thống. Nguyên lý: Ở trạng thái bình thường khi trợ lực chưa làm việc con trượt van phân phối được giữ ở trạng thái trung gian nhờ lò xo định tâm, dầu từ bơm dầu qua cửa 6 vào trong van phân phối, lượng dầu thừa sẽ được hồi về bình chứa qua cửa số 5. Khi người lái muốn quay vòng trái hoặc quay vòng phải nhờ lực dọc trục của cần đẩy con trượt sẽ được đưa sang trái hoặc đưa sang phải, dầu từ đường cửa 6 sẽ đi vào trong cửa 7 hoặc cửa 8, và làm cho xilanh lực chuyển dịch sang bên trái hoặc sang bên phải.

Nếu dùng kết cấu có lò xo thì trong quá trình di chuyển trên những mặt đường không bằng phẳng, các dao dộng từ mặt đường sẽ tác dụng lên van phân phối và làm sai lệch vị trí van ảnh hưởng đến quá trình trợ lực hệ thống lái.

Giới thiệu con trượt van phân phối

Từ nhiệm vụ và yêu cầu của con trượt trong vấn đề thiết kế quy trình công nghệ gia công chi tiết phải phù hợp với điều kiện gia công, công nghệ trong nước. Thị trường trong nước là thị trường nhỏ nên việc sản xuất mang tính chất thử nghiệm do vậy ta chọn dạng sản xuất là đơn chiếc.

Qúa trình công nghệ chế tạo con trượt van phân phối

Phân tích và tính toán các nguyên công

    Phôi được gá và kẹp chặt trên máy tiện bằng mâm cặp 3 chấu định vị 4 bậc tự do và kẹp chặt. Tiến hành tiện mặt đầu theo kích thước đã cho sau đó vát mép lỗ φ10 để tạo thành lỗ chống tâm. Dùng dao tiện thép gió có gắn mảnh hợp kim có góc nghiêng chính 900 ký hiệu P9.

    Dùng một mặt phẳng định vị vào mặt đầu của chi tiết để hạn chế 3 bậc tự do, dùng một chốt trụ ngắn định vị vào lỗ φ10 để hạn chế 2 bậc tự do, ta dùng tấm dẫn hướng để kẹp chặt. Chi tiết được gá trên hai mũi chống tâm hạn chế 5 bậc tự do và được kẹp. Nguyên công 7: Kiểm tra các tiêu chuẩn kỹ thuật của chi tiết vừa gia công.

    Chi tiết sau khi gia công đòi hỏi phải đạt được đầy đủ các yêu cầu kỹ thuật vì vậy ta phải tiến hành kiểm tra.

    Sơ đồ nguyên công:
    Sơ đồ nguyên công: