MỤC LỤC
Doanh nghiệp cạnh tranh về sản phẩm thường thể hiện chủ yếu qua các mặt sau: Cạnh tranh về trình độ của sản phẩm, cạnh tranh về chất lượng, cạnh tranh về bao bì, cạnh tranh về nhãn mác, uy tín sản phẩm, cạnh tranh do khai thác hợp lý chu kỳ sống của sản phẩm. Cạnh tranh về phân phối và bán hàng: Nó được thể hiện qua các nội dung sau: khả năng đa dạng hóa các kênh chủ lực, có hệ thống bán hàng phong phú, có dịch vụ bán hàng và sau bán hàng hợp lý, kết hợp giữa phương thức bán hàng và thanh toán, có phương tiện bán văn minh, bảo đảm lợi ích giữa người bán và người mua….
Chỉ tiêu lựa chọn được nhà sản xuất danh tiếng trên thị trường cũng làm cho doanh nghiệp kinh doanh phân phối tăng cường được năng lục cạnh tranh, vì nhà sản xuất danh tiếng thường họ đưa ra tiêu chí để lựa chọn nhà phân phối cho sản phẩm của mình hết sức khắt khe, phải nhà phân phối nào có uy tín, có tiềm lực đáp ứng được yêu cầu của họ thì họ mới lựa chọn, chính vì vậy mà khi được nhà sản xuất danh tiếng lựa chọn thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh phân phối cũng sẽ được củng cố. Đặc điểm của lĩnh vực phân phối là trung gian giữa sản xuất và tiêu dùng, đặc điểm này còn phải phụ thuộc vào các tiêu chí mà nhà sản xuất đã đặt ra để lựa chọn nhà phân phối cho mình, một nhà phân phối đáp ứng được các tiêu chí mà doanh nghiệp sản xuất đề ra chính tỏ nhà phân phối đó có ưu thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp khác nhất là khi Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn rất nhiều, các tiêu chí này sẽ ngày càng tăng cao, có rất nhiều các doanh nghiệp kinh doanh phân phối với tiềm lực kinh tế mạnh, uy tín và sẽ là cuộc chiến rất gay go giữa các doanh nghiệp trong nganh này.
Những điểm mạnh và điểm yếu bên trong một doanh nghiệp được biểu hiện thông qua các lĩnh vực hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp như marketing, tài chính, sản xuất, nhân sự, công nghệ, quản trị, hệ thống thông tin…Tuy nhiên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, cần phải xác định được các yếu tố phản ánh năng lực cạnh tranh từ những lĩnh vực hoạt động khác nhau và cần thực hiện việc đánh giá bằng cả định tính và định lượng. Trong một ngành, các yếu tố sau sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh của các đối thủ bao gồm: tình trạng ngành (nhu cầu, tốc độ tăng trưởng, số lượng đối thu cạnh tranh), cấu trúc ngành (tập trung hay phân tán) và các rào cản rút lui (rào cản về công nghệ, vốn đầu tư; ràng buộc với người lao động; ràng buộc với Chính phủ và các tổ chức liên quan (stakeholder); ràng buộc chiến lược, kế hoạch.
Chiến lược thị trường: Quan điểm của công ty là coi thị trường nền (bao gồm các hệ thống đại lý ủy quyền trên toàn quốc, các công ty hoạt động trong cùng lĩnh vực kinh doanh …) là thị trường căn bản, quyết định cho sự tồn tại của P&T CORPORATION. Mục tiêu của công ty là giữ vững thị trường nội địa, tập trung vào cơ hội thâm nhập thị trường giáo dục và cac cơ quan hành chính trên cả nươc là một thị trường rộng lớn và phát triển theo định hướng phát triển của nền kinh tế quốc gia.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh, công ty đã đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới có tính ứng dụng cao cho mọi lĩnh vực, cải tiến kết cấu, chất lượng, chú trọng đến mẫu mã sản phẩm của công ty và tăng năng suất lao động, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm cũng như công ty. Để bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý chiến lược và tư duy chiến lược cho đội ngũ giám đốc và cán bộ kinh doanh trong các doanh nghiệp, cần chú trọng đặc biệt những kỹ năng: Phân tích kinh doanh, dự đoán và định hướng chiến lược, lý thuyết và quản trị chiến lược, quản trị rủi ro và tính nhạy cảm trong quản lý.
Công ty kết hợp phân phối sản phẩm của mình qua hệ thống trung gian là các đại lý, các đơn vị cá nhân là các tổ chức có cùng trức năng phân phối do đó khách hàng thông qua các đơn vị đặt hàn chực tiếp qua điên thoai, qua các nhân viên bán hàng của công ty, qua internet. - Giúp cho doanh nghiệp có cơ hội tiếp xúc với khách hàng được nhiều hơn, thu nhập được nhiều thông tin phản hồi từ khách hàng nhiều hơn, chính xác hơn từ đó có thể đưa ra được những chính sách sát thực, kịp thời, linh hoạt với thị trường, hiệu quả kinh doanh cao hơn, từ đó làm nâng cao vị thế của doanh nghiệp lên rất nhiều trên thị trường.
Dù sản phẩm của công ty đã có uy tín trên thị trường thì việc quảng cáo qua tivi, báo, đài vẫn hết sức cần thiết vì nhiều khách hàng ở các tỉnh lẻ mà internet vẫn chưa thực sự phát triển thì việc quảng cáo qua báo, đài và tivi vẫn rất cần thiết để có thể cung cấp các thông tin về đặc điểm nổi trội sản phẩm của công ty so với các sản phẩm khác cũng như hướng dẫn lắp đặt, giá cả cũng như tính năng của sản phẩm. Hoạt động kinh doanh của Công được đánh giá là khá linh hoạt, đa dạng và có nhiều ứng biến nhanh chóng và kịp thời trong những trường hợp cấp bách, với những nỗ lực rất lớn của những nhân viên này họ đã có được sự cải cách trong quá trình hoạt động của mình và tạo ra được một quy trình quản lý hiện đại phù hợp với tình hình của của Công ty hiện đang có một hệ thống đại lý tương đối lớn ở các tỉnh, thành phố trực thuộc, ngoài những hoạt động quản lý ra họ cũng có khả năng kinh doanh nhanh nhạy và mang lại hiệu quả cao trong công việc, điều này chứng tỏ việc sử dụng nguồn nhân lực của Công ty là rất tốt.
Điều này cho thấy việc đầu tư vào tài sản cố định của công ty là đung vì là doanh nhiệp kinh daonh thương mại là chinh, bởi vì tài sản chủ yếu của công ty kinh doanh phân phối, Việc đầu tư dài hạn vào cơ sở vật chất hình thành tài sản cố định của công ty còn thấp, nguồn vốn còn hạn chế, mức đầu tư vào công nghệ của công ty còn thấp. Nhận thức của đội ngũ cán bộ công nhân viên trong công ty về việc nâng cao kỹ năng nghiệp vụ để nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm chưa cao Thực tế trong đội ngũ cán bộ công nhân viên của Công ty, nhận thức về việc cần phải nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm bằng chính hiệu quả công việc của từng cá nhân còn kém dẫn tới việc người lao động có những hành động không đúng.
Chủ động tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới bằng việc đàm phán và ký kết các hiệp đinh song phương và đa phương, bắt tay hợp tác với các đối tác trên thế giới… để cân bằng lợi ích và giữ vững môi trường hòa bình, tranh thủ tân dụng các cơ hội quốc tế, cụ thể trong thời gian tới: Kết thúc đàm phán ký kết hiệp định đối tác xuyên thái bình dương –TTP ( trong năm 2015). - Hiệp hội phân phối và bán lẻ Việt Nam hoạt động khá tích cực ngày càng hiệu quả, từng bước trở thành cầu nối giữa cơ quan quản lý nhà nước với doanh nghiệp, giữa các doanh nghiệp với nhau, là nơi tham mưu cho cac cơ quan có trách nhiêm của Nhà nươc tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối.
Đầu tư máy móc, thiết bị đồng bộ, hiện đại có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi công ty trong việc nâng cao chất lượng kinh doanh , tăng năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu, giảm bớt tác động của môi trường bên ngoài… Trong những năm qua, Công ty Cổ phần Phát triển ứng dụng công nghệ Việt Nam đã có nhiều cố gắng trong việc đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại cùng với việc tiếp thu, đổi mới các chiến lược kinh doanh hợp lý. Việc này trở thành lý do đề xuất giải pháp tăng cường mối quan hệ với khách hàng trên trang web đã có, những thông tin có thể đưa lên bao gồm tình hình kinh donah, các thông báo mới hay hoạt động mới của công ty… Ngoài ra có thể học tập kinh nghiệm của các doanh nghiệp lớn việc tạo mã số riêng cho từng khách hàng để giúp họ nhanh chóng và thuận tiện kiểm tra tình hình thực hiện các đơn hàng, công nợ và các đề nghị, lưu ý khi tiến hành hợp tác kinh doanh.
Xây dựng cơ chế quản lý kinh doanh và cơ chế điều tiết vĩ mô, nhất là đối với các mặt hàng thuộc diện quan trọng hoặc đặc thù, bằng cách sử dụng linh hoạt các công cụ kinh tế phù hợp với các định chế pháp lý quốc tế để can thiệp khi thị trường có dấu hiệu bất ổn bởi các tác động khách quan như lạm phát tăng cao, bất ổn thị trường tài chính, chứng khoán… Xây dựng và củng cố các cơ quan tham gia điều tiết vĩ mô thị trường nội địa theo hướng hiện đại hoá và chuyên nghiệp. Về chính sách thuế: Kiến nghi với cơ quan thuế rà soát lại các quy đinh về thuế đối với doanh nghiệp phân phối, thông qua chính sách ưu đãi ( miễn, giảm, trả chậm) về thuế đê khuyến khích, hỗ trợ để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư, mở rộng mạng lưới phân phối trên thị trường, đồng thời có cơ chế kiểm soát, thanh tra về thuế chặt chẽ hơn đối với các đại lý hoặc công ty có vốn nước ngoài phân phối cùng mặt hàng, kịp thời phát hiện và sử lý tình trạng chuyển giá, chuyển chi phí nhằm trốn thuế, cạnh tranh không lành mạnh.