MỤC LỤC
Theo TS.Thái Văn Thành: “Quản lý nhà trường là quản lý vi mô, nó là một hệ thống con của quản lý vĩ mô: Quản lý giáo dục; quản lý nhà trường có thể hiểu là một chuỗi tác động hợp lý (có mục đích, tự giác, hệ thống, có kế hoạch) mang tính tổ chức - sư phạm của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên và học sinh, đến những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ cùng cộng tác, phối hợp, tham gia vào mọi hoạt động của nhà trường nhằm làm cho quá trình này vận hành tối ưu để đạt được những mục tiêu dự kiến. TBDH chẳng những tạo điều kiện đi sâu vào các đề tài nghiên cứu, mà còn cho phép trình bày các vấn đề trừu tượng một cách sinh động, do khả năng sư phạm to lớn hỗ trợ cho GV và HS như: tăng tốc độ truyền tải thông tin mà không làm giảm chất lượng thông tin; thực hiện các phương pháp trực quan, thực nghiệm, tạo ra những vùng hợp tác giữa thầy và trò, khả năng thực hành, củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm việc, học tập, sự khéo léo chân tay, bồi dưỡng khả năng tự học, tự chiếm lĩnh tri thức, tạo ra sự hứng thú lôi cuốn khi học, tiết kiệm thời gian trên lớp, cải tiến các hình thức lao động sư phạm, tạo khả năng tổ chức một cách khoa học và điều khiển các hoạt động giáo dục.
Tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp giảng dạy, các trường THCS đã và đang xây dựng “trường học thân thiện - học sinh tích cực” nhằm bồi dưỡng tình cảm hứng thú, tinh thần chủ động, thái độ tích cực trong học tập của HS, tăng cường dạy học cá thể, thực hiện có hiệu quả đổi mới kiểm tra - đánh giá, kéo giảm tỷ lệ HS nghỉ bỏ học theo hướng tích cực. Chính vì GV còn ít sử dụng, hoặc không sử dụng TBDH cộng thêm sử dụng TBDH chưa đúng mục đích, chưa đúng quy trình kỹ thuật, chưa đúng phương pháp, chưa đảm bảo an toàn khi sử dụng và các biện pháp xử lý khi có tình huống xảy ra, dẫn đến TBDH dễ bị hư hỏng, chất lượng các tiết dạy hiệu quả không cao, dẫn đến GV bình thường ngại sử dụng, chỉ sử dụng khi có sự kiểm tra. Song song đó công tác tổ chức quán triệt cho toàn thể GV nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của việc thực hiện kế hoạch tăng cường trang bị và nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH trong quỏ trỡnh dạy học để mọi thành viờn thấy rừ trỏch nhiệm của mình, cũng như việc sửa chữa, phục hồi TBDH và tổ chức phong trào tự làm ĐDDH chưa được quan tâm thực hiện đúng mức, chỉ có khoảng 70% thực hiện thường xuyên, có tới 30% thực hiện không thường xuyên.
Còn khá đông CBQL giáo dục và GV hoặc khụng hiểu rừ, hoặc chưa hiểu rừ ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện mục tiêu, nguyên tắc giáo dục của Đảng và Nhà nước: “Học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội”, hoặc hiểu rừ được điều ấy nhưng khi đi vào thực tế vẫn chưa xem đú là trọng trỏch mà mỗi một người làm công tác giáo dục cần phải nỗ lực thực hiện đạt mục tiêu hoặc hơn thế nữa phát triển nhân rộng vượt hơn mục tiêu đặt ra. Khi tìm hiểu thực tế về việc thực hiện công tác quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn quận 11, chúng ta còn nhận thấy: Với việc chưa có ý thức thực hiện triệt để việc quản lý và sử dụng thành thạo TBDH dẫn đến việc lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra đánh giá công tác TBDH của nhà trường chưa được thực hiện một cách thường xuyên, chưa sâu sát với từng phân môn cụ thể và chưa thật sự có hiệu quả.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ THIẾT BỊ Ở CÁC TRƯỜNG THCS TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN 11,. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn quận 11, TP.HCM. Các giải pháp này trang bị thêm một lượng kiến thức thực tiễn vào việc quản lý.
Phân tích nội dung về TBDH: máy móc, dụng cụ thí nghiệm, mô hình, mẫu vật, hóa chất, tranh ảnh, bản đồ, dụng cụ giáo dục thể chất, thiết bị nghe nhìn, nguồn gốc, chất lượng và số lượng, bảo quản sử dụng; việc sử dụng các loại dụng cụ thí nghiệm chứng minh và thực hành; kinh phí nào để mua TBDH và cho việc bù đắp sự tiêu hao khi sử dụng, vai trò của các TBDH tự làm hoặc sưu tầm bởi GV và HS; việc thực hiện công tác kiểm tra, kiểm kê, đỏnh giỏ cỏc loại sổ sỏch theo dừi để quản lý tài sản và hoạt lý hoạt động, nội quy các phòng thí nghiệm, phòng thực hành. Người phụ trách công tác thiết bị phải đạt các tiêu chuẩn, nhiệm vụ và hưởng các chế độ theo quy định của Nhà nước: được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về công tác thiết bị giáo dục; có tinh thần trách nhiệm đối với công tác được giao; chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng trong việc quản lý thiết bị của nhà trường; có nhiệm vụ thiết lập, bảo quản các loại hồ sơ sổ sỏch liờn quan đến thiết bị; theo dừi việc xuất - nhập thiết bị, ghi chép và kiểm kê thiết bị theo đúng các quy định của Nhà nước; tham gia vào việc chuẩn bị cho GV và HS các giờ thực hành thí nghiệm; được trang bị phòng hộ lao động, được hưởng các chế độ phụ cấp độc hại và định mức lao động theo quy định của Nhà nước. Hiệu trưởng phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu khai thác, sử dụng TBDH của giáo viên bộ môn; hỗ trợ GV biết sử dụng phương tiện dạy học hiệu quả, đặc biệt là các phương tiện kỹ thuật dạy học áp dụng công nghệ mới, lựa chọn và sử dụng hợp lý phương tiện dạy học, biết sử dụng phương tiện dạy học trên cơ sở logic quá trình nhận thức của HS và chú ý đến các chức năng lý luận dạy học nhằm đáp ứng đổi mới PPDH và thực hiện mục tiêu dạy học.
Phát huy tác dụng của Ban Thanh tra Nhân dân và đội ngũ CBQL cấp tổ trong việc giám sát các khoản thu - chi của trường cũng như việc tận dụng công suất của CSVC và thiết bị trường học. Thường xuyên kiểm tra việc sử dụng tài chính và thiết bị, đồng thời tổ chức kiểm kê, đánh giá chất lượng sử dụng cơ sở vật chất - thiết bị. Tùy theo công việc, con người, hoàn cảnh, điều kiện thời gian mà người quản lý lựa chọn và kết hợp các giải pháp thích hợp thích hợp để thực hiện tốt hơn công việc quản lý của mình.
Tỷ lệ tán thành cao hơn nhiều so với tỷ lệ thực hiện được, điều này thể hiện giải pháp nêu trong đề tài phụ thuộc nhiều vào yếu tố khách quan và yếu tố chủ quan tác động. Trong chương này đề tài đã đưa ra các nguyên tắc đề xuất và tiến hành đề xuất 4 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý TBDH ở các trường THCS trên địa bàn quận 11, TP.HCM trên cơ sở lý luận, thực trạng trang thiết bị hiện có của từng trường. Qua tổng hợp phần lớn các ý kiến đều cho rằng những giải pháp đưa ra có tính khả thi và khi áp dụng vào thực tiễn sẽ mang lại hiệu quả cao trong công tác quản lý TBDH nói riêng, quản lý CSVC - KT nói chung.
Những biện pháp của đề tài được xây dựng có tính thống nhất và đồng bộ; thể hiện đúng tinh thần đổi mới công tác quản lý trong chiến lược phát triển giáo dục, đặc biệt quán triệt tinh thần đổi mới PPDH. Những giải pháp này đã góp phần tháo gỡ những khó khăn về mặt lý luận trong việc quản lý công tác TBDH, bước đầu nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH.
Triển khai các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý TBDH, coi TBDH là phương tiện thực hiện đổi mới phương pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Để nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng TBDH hiện nay, cần xây dựng chuẩn tiết dạy có sử dụng ĐDDH, tiêu chí đánh giá tiết dạy có sử dụng ĐDDH và là một tiêu chí trong phong trào thi đua. Tăng cường kiểm tra việc sử dụng TBDH của GV, đồng thời chú ý bồi dưỡng kỹ năng, hình thành thói quen trong việc quản lý, sử dụng thiết bị dạy học cho GV.