MỤC LỤC
Qua công tác tổ chức thực hiện và kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các luật thuế cùng với việc tăng cường tính pháp chế của các luật thuế, ý thức chấp hành các luật thuế được nâng cao, từ đó tạo thói quen "Sống và làm việc theo pháp luật". + Quản lý sát doanh thu thực tế của đối tượng nộp thuế (thường xuyên kiểm tra sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ .., rà soát điều chỉnh thuế hộ khoán ổn định).
Các tháng trước hoặc sau Tết nguyên đán, nếu số hộ có đơn nghỉ kinh doanh quá nhiều, tổ kiểm tra không kiểm tra xong trước ngày 10 thì Tổ kiểm tra phải lập danh sách các hộ đã kiểm tra và chưa kiểm tra cho Tổ KH-NV để tính giảm thuế, sau đó tiếp tục tiến hành kiểm tra sau và thông báo kết quả kiểm tra cho Tổ KH-NV. Đội thuế nhận quyết toán, kiểm tra thủ tục kê khai trên tờ quyết toán, sau đó chuyển quyết toán cho Tổ KH-NV xem xét để xác định số thuế phải nộp và thực nộp trong năm, số thuế nộp thừa, nộp thiếu… Trong quá trình xem xét, nếu phát hiện nghi ngờ về tờ khai quyết toán, Tổ KH-NV thông báo cho Tổ Kiểm tra xác minh tại cơ sở.
Tổ KH-NV hàng tháng tổ chức thẩm hạch biên lai theo phương pháp chọn điểm, chọn địa bàn hoặc chọn ĐTNT … nhằm phát hiện biên lai giả, biên lai tẩy xoá, cạo sửa, số tiền trên các liên của cùng một số biên lai không bằng nhau. Xỏc định rừ tầm quan trọng của cụng tỏc tuyờn truyền, tư vấn thuế, trong năm qua, Chi cục nên mở nhiều hội nghị tập huấn, tổ chức đối thoại trực tiếp với DN, hỗ trợ doanh nghiệp phần mềm khai thuế sử dụng công nghệ mã vạch hai chiều, trả lời qua điện thoại và trả lời trực tiếp cho đối tượng và cung cấp hàng nghìn tờ rơi cho người nộp thuế, tuyên truyền và đôn đốc thu nộp thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TTĐB, thuế TNDN… trên các phương tiện thông tin đại chúng….
Đối với các hộ kinh doanh cá thể, cần phải kê khai doanh thu thể hiện trên hoá đơn bán hàng và doanh thu bán lẻ cũng cần kê khai, do đó không còn để thất thu về doanh thu tính thuế. Riêng các hộ khoán ổn định, thuế mặc dù đã hết thời gian khoán có sự tăng trưởng về giá cả, sức mua nhưng cũng hoàn thành điều chỉnh doanh thu, mức thuế kịp thời để làm cho NSNN tăng lên.
+ Quy định về nghĩa vụ và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế trong việc thực hiện các thủ tục về thuế, chế độ kế toán, hoá đơn chứng từ, chấp hành việc cung cấp tài liệu có liên quan đến việc tính thuế, kê khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan thuế, đối tượng nộp thuế có quyền khiếu nại về thuế khi cơ quan thuế, cán bộ thuế có hành vi hành chính hoặc quyết định xử lý gây tổn hại đến lợi ích của đối tượng nộp thuế. + Trong các luật thuế cũng có quy định chung về nghĩa vụ, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đó là: “ các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nội dung trong phạm vi, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình giám sát phối hợp với cơ quan thuế trong việc thi hành luật thuế”.
Quy mô hoạt động của các DNNQD ngày càng lớn và mang tính toàn cầu; việc quản lý kinh doanh của doanh nghiệp và các giao dịch thương mại ngày càng được tin học hoá, điện tử hoá, làm cho nhiệm vụ quản lý ngày khó khăn phức tạp, đòi hỏi công tác quản lý thuế phải được hiện đại hoá cho thích hợp với sự phát triển của doanh nghiệp. Mục tiêu bao trùm của chiến lược cải cách thuế của nước ta đến 2010 là xây dựng hệ thống chính sách thuế đồng bộ, hợp lý phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần và xu hướng hội nhập quốc tế, đồng thời hiện đại hoá công tác quản lý thuế ngang tầm với các nước tiên tiến trong khu vực cả về cơ chế quản lý, bộ máy và con người.
Và 320 công ty TNHH tổ sản xuất, hợp tác xã , công ty cổ phần, toàn huyện có 1 chợ lớn nằm ở thị trấn của huyện ngoài ra các xã đều có những chợ phiên nhỏ, Huyện Yên Lập còn có hai trường học lớn là THPT và mỗi xã có một trường THCS và một số trường Tiểu Học cũng như trường mầm non, một bệnh viện lớn là bệnh viện Huyện Yên Lập và một số trạm xá của các xã. Các hộ kinh doanh hoạt động chủ yếu trong các ngành nghề thương mại, dịch vụ , ăn uống, tiểu thủ công nghiệp vì đây là các ngành, lĩnh vực có thị trường không lớn nên đòi hỏi vốn đầu tư cũng không cao, nguồn vốn của các hộ cũng không hạn hẹp cho lắm.
Với sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và quy mô của các hộ kinh doanh đã đóng góp một phần đáng kể vào tổng thu NSNN trên địa bàn huyện. Song, với một số hộ kinh doanh đó đã khiến cho công tác quản lý thu thuế trở nên vô cùng phức tạp và bộc lộ nhiều hạn chế.
Các hộ kinh doanh cá thể là đối tượng quản lý chủ yếu cả về mặt số lượng lẫn giá trị tiền thuế ở Chi cục Thuế huyện Yên Lập. Mục tiêu của công tác quản lý ĐTNT là phấn đấu đưa 100% đối tượng có thực tế kinh doanh bao gồm cả kinh doanh cố định, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ vào diện quản lý thu thuế và chấm dứt tình trạng thất thu về ĐTNT.
• Cạnh đó có những hộ kinh doanh nhỏ có thu nhập thấp, theo nguyên tắc chỉ nộp thuế môn bài và thông qua việc xem xét của hội đồng tư vấn được cấp giấy miễn thuế có thời hạn, song một phần những hộ này không được làm thủ tục miễn thuế theo quy định mà được bàn giao về cho phường để thu thuế không xuất biên lai. • Ngoài ra có một nguyên nhân khách quan là: số lượng hộ kinh doanh chưa lớn, quy mô kinh doanh đa số là nhỏ và trải rộng trên khắp địa bàn huyện, trình độ văn hoá, ý thức chấp hành pháp luật của các hộ kinh doanh còn yếu so với khu vực kinh tế Nhà nước và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài nên đã có một số lượng lớn các hộ ra kinh doanh nhưng không hề đăng ký thuế cũng như kê khai thuế.
⇒ Như vậy, số hộ "nghỉ giả" bằng 1,73% số hộ kiểm tra, tuy không đáng kể nhưng lại gây ra thất thu thuế, không đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các hộ kinh doanh, không thực hiện được yêu cầu công bằng trong chính sách động viên, làm giảm tính nghiêm minh của pháp luật. Song nhược điểm của phương pháp này lại không nhỏ: mang tính áp đặt, thiếu sự công bằng về nghĩa vụ thuế, đặc biệt khoán doanh thu khó có thể theo sát được tình hình biến động về giá cả, về tình hình sản xuất kinh doanh của các đối tượng nộp thuế nên khó có thể thu thuế cho phù hợp với biến động của tình hình kinh doanh.
Việc quản lý doanh thu của các hộ nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định rất phức tạp, để có được một mức doanh thu ấn định phải thực hiện qua nhiều bước, nhiều bộ phận cùng tham gia xem xét. (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2006- 2007-2008) Hàng năm, Chi cục đã ra quyết định công bố ổn định thuế cho một số lượng lớn hộ kinh doanh, nhưng doanh thu và mức thuế của các hộ này chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu và tổng số thuế của hộ kinh doanh cá thuế.
Lý do vì đối tượng nằm trong nhóm khoán doanh thu chủ yếu là những hộ kinh doanh quy mô nhỏ, doanh thu thấp. Công tác rà soát điều chỉnh lại doanh thu, mức thuế trước khi công bố ổn định thuế được Chi cục tiến hành hàng năm.
Với loại hộ này, đối tượng nộp thuế có nghĩa vụ phải kê khai và xác định đúng số thuế phải nộp và chịu trách nhiệm về số liệu đã kê khai theo quy định của pháp luật. Cơ quan thuế chỉ phải kiểm tra, giám sát quá trình ghi chép sổ sách kế toán, sử dụng hoá đơn, chứng từ dùng làm căn cứ tính thuế của các hộ kinh doanh.
Một số hộ lợi dụng quy trình tự khai, tự tính thuế để kê khai mức doanh thu thấp nhằm trốn thuế, có hộ kinh doanh trước đây thu khoán với doanh thu 100-150 triệu đồng, thuế từ 12-15 triệu đồng / tháng, nay thu theo phương pháp kê khai chỉ còn 1,5 triệu đồng / tháng. Một số hộ có hành vi trốn thuế qua việc bán hàng không xuất hoá đơn; hoặc có ghi hoá đơn nhưng ghi thấp hơn so với giá bán thực tế; hoặc mua hoá đơn để lập giao cho khách hàng, hay mua hoá đơn để lập khống hợp thức hoá các khoản chi; hoặc có tình trạng hộ kinh doanh đã tự huỷ toàn bộ hoá đơn đã sử dụng để đối phó với Chi cục kiểm tra quyết toán thuế, Thêm nữa, công tác kiểm tra giám sát việc ghi chép sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ đối với hộ kinh doanh của Chi cục chưa đạt yêu cầu số lượng hộ ra quyết định xử lý là quá ít so với thực tế: năm 2007 có 52 hộ bị xử lý và năm 2008 là 48 hộ.
• Bỏ, nghỉ hẳn không kinh doanh nữa hay di chuyển địa điểm kinh doanh sang địa bàn khác - những trường hợp này, hộ kinh doanh không thực hiện báo cáo với Chi cục nêu trong thời gian cán bộ thuế chưa phát hiện ra thì bộ phận nghiệp vụ vẫn căn cứ vào sổ bộ thuế đã duyệt ra thông báo thuế làm tăng số thuế nợ đọng. Năm 2008, Chi cục tiếp tục duy trì số hộ hiện đang thực hiện sổ sách kế toán và thường xuyên rà soát, phân loại hộ kinh doanh trên địa bàn để đưa thêm số hộ phát sinh vào diện thực hiện sổ sách kế toán.
Công tác tuyên truyền phổ biến về mục đích, nội dung chế độ kế toán hộ kinh doanh theo Quyết định số 169 của Bộ Tài chính được thực hiện thường xuyên trên các phương tiện truyền thanh của các xã, do đó hộ kinh doanh dần dần ý thức được lợi ích của việc thực hiện chế độ kế toán, nộp thuế theo kê khai là công bằng, khoa học hơn hình thức nộp thuế khoán: kinh doanh nhiều nộp thuế nhiều, ít nộp thuế ít, không kinh doanh không nộp. - Trên địa bàn huyện còn khoảng 40 hộ kinh doanh thuộc diện mở sổ sách kế toán (có bậc môn bài 1,2) nhưng chưa thực hiện do nguyên nhân khách quan, như các hộ có doanh thu lớn nhưng kinh doanh hàng thực phẩm tươi sống, hộ cho thuê nhà kê khai theo hợp đồng … Còn khoảng 25 hộ đã có quyết định của UBND huyện phải mở sổ sách kế toán nhưng chưa thực hiện do không mặn mà vì vừa phải giữ sổ, xuất hoá đơn, vừa thường phải chịu mức thuế cao hơn mức khoán doanh thu.