MỤC LỤC
- Kế toán thanh toán: Ghi chép, phản ánh các nghiệp vụ thanh toán, theo dừi toàn bộ cụng nợ, cỏc khoản phải thu, phải trả từng ngày để kế toỏn trưởng và giỏm đốc cú kế hoạch chi tiờu một cỏch hợp lý theo dừi quỏ trỡnh thanh toán quỹ tiền mặt, lập báo cáo thu chi hàng ngày. Hiện nay Công ty đang áp dụng chế độ, hệ thống chứng từ, hệ thống tài khoản kế toán theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính và các văn bản pháp lý có liên quan, tuân thủ các chuẩn mực kế toán Việt Nam do Bộ tài chính ban hành và các văn bản sửa dổi bổ sung hướng dẫn kèm theo.
Tất cả các loại nguyên vật liệu mua vào trước khi nhập kho đều phải tiến hành làm thủ tục kiểm tra chất lượng, quy cách, số lượng và đơn giá, sau đó căn cứ vào kết quả kiểm tra để ghi vào biên bản kiểm nghiệm vật tư, căn cứ vào tính hợp lệ của hóa đơn chứng từ Giám đốc sẽ ký duyệt và chuyển xuống phòng vật tư để làm thủ tục nhập kho và ghi vào thẻ kho. TSCĐ của Công ty được hình thành chủ yếu là do mua sắm, tự xây dựng bằng các nguồn vốn như vốn chủ sở hữu, vốn vay,…TSCĐ của Công ty bao gồm: Máy may công nghiệp, máy dò kim, máy in mã vạch, hệ thống băng tải, máy dập cúc bấm, phương tiện vận tải, nhà xưởng… Trong đó máy móc thiết bị và phương tiện vận tải chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng số tài sản hiện có của Công ty.
TSCĐ thanh lý là những TSCĐ hư hỏng, không sử dụng được mà Công ty xét thấy không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế hoặc TSCĐ lạc hậu về mặt kỹ thuật hay không phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh mà không thể nhượng bán được. Mỗi loại TSCĐ được theo dừi trong một trang sổ, mỗi đơn vị sử dụng phải mở một sổ riêng trong đó ghi TSCĐ tăng, giảm theo từng chứng từ và thứ tự thời gian nghiệp vụ phát sinh của Công ty. Vì vậy, việc sử dụng phương pháp khấu hao hợp lý hay không hợp lý có ảnh hưởng trực tiếp đến sự chính xác của việc tính tổng chi phí sản xuất kinh doanh và từ đó ảnh hưởng đến giá thành và giá bán sản phẩm.
Công ty chủ động quản lý và sử dụng quỹ lương làm đòn bẩy kinh tế thúc đẩy sản xuất phát triển với mục đích tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh trên cở sở tiết kiệm và hiệu quả, cải thiện nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên, không dùng quỹ lương chi cho mục đích khác. Áp dụng trả lương làm thêm giờ cho người lao động, thưởng cho người lao động trong các trường hợp sản xuất vượt mức sản lượng kế hoạch, thưởng cho những sáng kiến cải tiến kỹ thuật mang lại hiệu quả kinh tế cho quá trình sản xuất kinh doanh…. Để quản lý lao động về mặt số lượng Công ty sử dụng sổ danh sách lao động, sổ này do kế toán lao động tiền lương lập căn cứ trên hợp đồng lao động nhằm nắm chắc tình hình phân bổ, sử dụng lao động và sự biến động về lao động trong Công ty.
Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng “Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn thành” để xác nhận số sản phẩm hoặc công việc hoàn thành của đơn vị hoặc cá nhân lao động làm cơ sở tính lương cho bộ phận sản xuất trực tiếp. Để thanh toán tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp, trợ cấp cho người lao động, hàng tháng kế toán phải lập “Bảng thanh toán tiền lương” cho từng bộ phận sản xuất và các phòng ban căn cứ trên kết quả tính lương cho từng người. + TK 334 – “Phải trả công nhân viên”: dùng để phản ánh các khoản thanh toán với công nhân viên của Công ty về tiền lương, tiền công, phụ cấp, bảo hiểm xã hội, tiền thưởng và các khoản thuộc về thu nhập cá nhân.
Để theo dừi cỏc khoản chi phớ NVL trực tiếp, kế toỏn tại Cụng ty sử dụng TK 621 – “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp” và được tập hợp cả quy trỡnh cụng nghệ và theo dừi chi tiết từng đơn đặt hàng.
Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nên công tác kiểm tra kế toán trong Công ty được thực hiện khá tốt. Tất cả các chứng từ kế toán kế toán do Công ty lập ra hay từ bên ngoài chuyển đến đều được tập trung tại phòng kế toán và. Hàng tháng có sự kiểm tra đối chiếu giữa kế toán chi tiết và kế toán tổng hợp.
Công ty kiểm toán đã thực hiện công việc kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Quốc tế được thừa nhận tại Việt Nam, các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và quy chế kiểm toán độc lập hiện hành ở Việt Nam.
+ Số liệu trên cột “Số đầu năm” của bảng cân đối kế toán năm nay lấy số từ cột “số cuối năm” của bảng cân đối kế toán năm trước, ghi tương ứng. + Số liệu ghi vào cột “Thuyết minh” của báo cáo này thể hiện số liệu chi tiết của chỉ tiêu này trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm. + Những chỉ tiêu không có số liệu có thể không phải trình bày nhưng không được đánh lại số thứ tự chỉ tiêu và mã số.
+ Số liệu trong các chỉ tiêu có dấu (*) được ghi bằng số âm dưới hình thức trong ngoặc đơn. + Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết trong kỳ dùng cho các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. + Số liệu ghi vào cột “Năm trước” của báo cáo năm nay được lấy số từ cột “Năm nay” của báo cáo năm trước theo từng chỉ tiêu tương ứng.
+ Các tài liệu kế toán khác nhau: Sổ kế toán tổng hợp, Sổ kế toán chi tiết các tài khoản “tiền mặt”, “tiền gửi ngân hàng”, Sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết của các tài khoản liên quan khác, …. + Căn cứ vào Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm báo cáo và Bản thuyết minh báo cáo tài chính năm trước.
Bộ máy quản lý được tổ chức gọn nhẹ, phù hợp, có đầy đủ các phòng ban theo yêu cầu quản lý, giữa các phòng ban chức năng có sự tách bạch chức năng và nhiệm vụ mà thông tin được cung cấp kịp thời, chính xác cho ban lãnh đạo Công ty. Công tác kế toán được phân chia thành các phần hành cụ thể giúp phòng kế toán bao quát được toàn bộ các nghiệp vụ kế toán phát sinh hàng ngày, đảm bảo sự phõn cụng nhiệm vụ, gắn trỏch nhiệm rừ ràng giữa cỏc nhân viên kế toán do đó đạt được hiệu quả cao trong công việc. Phần mềm kế toán này được thiết kế theo hình thức kế toán nhật kí chung, ưu điểm của hình thức này là ghi chép đơn giản, số liệu kế toán dễ đối chiếu, dễ kiểm tra.
Hệ thống chứng từ, tài khoản, sổ sách và báo cáo kế toán áp dụng tại Công ty đảm bảo tính hợp lý, hơp lệ, phù hợp với chế độ kế toán hiện hành của Bộ tài chính. Tất cả tiền lương nghỉ phép, các khoản phụ cấp đều được hạch toán cùng với lương chính, như vậy nếu tháng nào có công nhân nghỉ phép nhiều thì làm tăng chi phí nhân công trực tiếp của tháng đó, điều này làm ảnh hưởng tới chi phí và doanh thu của Công ty. Công ty không đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ mà thực tế vẫn có sản phẩm dở dang nên giá trị của sản phẩm dở dang chưa được phản ánh hợp lý, ảnh hưởng đến sự chính xác của giá thành sản phẩm.
Theo phương pháp này căn cứ vào số lượng sản phẩm hoàn thành và số lượng sản phẩm dở dang với mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang để quy đổi ra sản phẩm hoàn thành tương đương, sau đó phân bổ chi phí cho sản phẩm dở dang theo từng khoản mục. Do đặc điểm của quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm là liên tục, Công ty nên chọn phương pháp tính giá thành phân bước để tính giá thành sản phẩm.