MỤC LỤC
Cây phân cành khỏe, tán hình trụ, cành dày, có gai, lá hơi thuôn, mành xanh đậm, eo lá hơi to, quả hình tròn hay ô van, vỏ dày, mọng nước, giòn, ngọt, nhiều hạt. Giống cam này được nhập nội từ Mỹ, do viện Di truyền nông nghiệp thực hiện khảo nghiệm tại các vùng trồng cam Phủ Quỳ (Nghệ An), Cao Phong (Hòa Bình), Bố Hạ (Bắc Giang) và một số vùng sinh thái khác.
- Là một chuỗi giá trị hiệu quả, các yếu tố nêu trên cần được đảm bảo tốt, thêm vào đó là các đặc trưng như: tạo ra sự khác biệt sản phẩm, liên tục cải tiến, tạo giá trị cao hơn, tổ chức trong chuỗi tốt, tạo liên minh và điều phối, rộng hơn phạm vi các giao dịch thị trường tại chỗ, đưa những cách làm việc đáp ứng được những yêu cầu về môi trường và trách nhiệm xã hội [8]. Khi doanh nghiệp và nông dân liên kết lại với nhau sẽ tạo điều kiện để cả 2 cùng phát triển: người nông dân không phải lo đầu ra cho sản phẩm nông sản thực phẩm, trong khi đó doanh nghiệp yên tâm khi có vùng nguyên liệu sản xuất lâu dài, ổn định và sẽ tập trung đầu tư sản xuất, xây dựng các chính sách hỗ trợ nông dân để nâng cao chất lượng nông sản”.
Từ những năm hoà bình lập lại đến những năm 60 của thế kỷ 20 cam quýt ở Việt Nam còn rất hiếm, cây cam mới chỉ tập trung ở một số vùng chuyên canh như Xã Đoài (Nghệ An), Bố Hạ (Bắc Giang) đây là 2 vùng chuyên canh cam có kinh nghiệm, một số gia đình cũng đã biết làm giàu từ cây cam nhưng trên thị trường cam quýt vẫn là một mặt hàng vô cùng quý hiếm. Việc xây dựng thương hiệu nhằm bảo hộ sản phẩm nâng cao năng suất, chất lượng, đồng thời tăng sức cạnh tranh này trên thị trường, Và thương hiệu này, hiện tại đã được Cục sở hữu trí tuệ Chỉ dẫn địa lý ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về chỉ dẫn địa lý (số đăng ký 000012) theo Quyết định số 386/QĐ - SHTT ngày 31/5/2007 của Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ.
- Là các hộ trồng cam, tác nhân thu gom, các tác nhân bán buôn, bán lẻ.
Tiến hành phỏng vấn ngẫu nhiên 45 hộ trồng cam có phân loại theo tuổi cây từ năm 1 đến năm 15. - Cơ sở cung cấp các dịch vụ đầu vào: Công ty nông công nghiệp 32, Công ty nông nghiệp Xuân Thành và đại lý.
Phương pháp thu thập thông tin dữ liệu
Với lợi thế địa hình tương đối bằng phẳng thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp, cây công nghiệp trở thành sản phẩm hàng hóa có giá trị kinh tế cao như cây cao su, cam, chè, mía,…Vùng dân cư sinh sống tập trung thành các cụm phân bố đều trên địa bàn toàn xã, có hai tuyến đường tỉnh lộ 598B, 598C và đoạn quốc lộ 48 chạy qua tạo điều kiện thuận lợi giao lưu, thông thương hàng hóa, kết nối, liên kết với bên ngoài, với các tác nhân góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội. Đặc trưng khí hậu là: Biên độ nhiệt giữa các tháng trong năm lớn, chế độ mưa tập trung trùng với mùa bão, mùa nắng có gió Phơn Tây Nam khô nóng, mựa lạnh cú giú mựa Đụng Bắc giỏ lạnh biểu hiện rừ đặc điểm của khớ hậu nhiệt đới gió mùa. Với đặc điểm khí hậu thời tiết nêu trên, cần bố trí tập đoàn cây trồng, cơ cấu thời vụ thích hợp, hạn chế các yếu tố bất thuận, tăng cường bảo vệ đất, kết hợp với sử dụng nhiều biện pháp tổng hợp để nâng cao độ phì nhiêu cho đất.
Đặc điểm đất đai: Cấu trúc đất của địa bàn xã Minh Hợp nằm trong vùng đất Phủ Quỳ chủ yếu là đất đỏ bazan được hình thành do sự phong hóa của đá vôi và đá bazan ở dạng địa hình đồi núi thấp và có độ dốc thoải, đất chua, có thành phần cơ giới trung bình, thoát nước tốt, loại đất này có mà đỏ thẫm hoặc đỏ vàng đặc trưng, tầng đất dày và khá đồng nhất và rất phù hợp với trồng cam chính đặc điểm cấu trúc như vậy mà đã tạo ra thương hiệu cam vinh nổi tiếng khắp cả nước với hương vị khác biệt mà không thể lẫn với các loại cam ở vùng khác. Trong nông nghiệp: Toàn xã có 3,977.92 ha diện tích sản xuất nông nghiệp phục vụ cho trồng trọt tăng 1,100.92 ha đạt 128% so với năm 2013, chủ yếu tăng diện tích trồng cam được chuyển đổi từ đất cây trồng khác như mía, chè, ngô, cao si..Việc chuyển đổi từ các cây trồng khác sang trồng cam là chủ trương quy hoạch đất sản xuất của địa phương bởi vì hai loại cây trồng này rất phù hợp với điều kiện tại địa phương, đem lại năng suất và lợi ích kinh tế cao, đặc biệt là cõy cam. Cao su có sự giảm về diện tích nhưng vẫn giữ ở mức ổn định qua các năm Sự chuyển đổi diễn ra mạnh nhất ở cây mía đến năm 2015 giảm 389ha so với 2013 xuống còn 279,5 ha, lí do chuyển đồ diễn ra mạnh như vậy là bởi vì cây cam và cao su là hai loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với các loại cây khác nên việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng tập trung vào hai loại cây này.
- Có sự quan tâm của chính quyền địa phương với chủ trương đúng đắn xây dựng nông thôn mới phát triển, đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp được 2 công ty TNHH 1 thành viên nông nghiệp Xuân Thành và công ty TNHH 1 thành viên nông công nghiệp 32 trực tiếp quán lý và chỉ đạo người dân sản xuất có hiệu quả. Sau khi chính quyền địa phương quy hoạch các vùng sản xuất nên diện tích cam được mở rộng nhanh chóng trên địa bàn xã, việc thực hiện các hoạt động sản xuất ở xã đều do 2 công ty quản lý và khoán đất sản xuất theo loại cây cho các hộ dân vì thế đảm bảo được sản xuất tập trung thành từng vùng, đội sản xuất có hiệu quả hơn. Việc lấy tên cam Vinh làm thương hiệu không đồng nghĩa là loại này trồng ở Vinh, mà vì ở đây là nơi tập trung buôn bán đông đúc và chủ yếu ở Trung bộ, chính vì vậy nên cam được chỉ dẫn tên thương hiệu theo thành phố này để có thể thuận lợi cho việc quảng bá sản phẩm.
Các đầu vào: Giống, phân bón, thuốc BVTV,… được cung cấp bởi các doanh nghiệp tư nhân và công ty nông nghiệp cho các hộ sản xuất sử dụng công lao động và tư liệu sản xuất để thực hiện các hoạt động sản xuất sau khi cho sản phẩm cam nông dân bán cho tiểu thương (là những thương lái đi mua cam bằng phương tiện xe máy, đi một mình hoặc thường đi theo nhóm đối với các thương lái ngoài xã, huyện, thường mua khối lượng cam từ 100-300 kg/chuyến và những thương lái này chủ yếu là ngoài xã, trong xã có rất ít ). Trong đó, nguồn thu nhập chính của hộ là từ hoạt động trồng cam lớn nhất đạt 454,256.7 nghìn đồng/năm/hộ chiếm tỷ trọng 91.5%, chính vì lợi ích kinh tế từ cây cam mang lại rất cao cho hộ nông dân nên diện tích trồng cam chiếm đến 81.3% tổng diện tích đất nông nghiệp của hộ; cây cao su cũng đem lại thu nhập cho hộ đến 10,666.7 nghìn đồng/năm/hộ chiếm 18.3% đất sản xuất nông nghiệp của hộ và nguồn thu thấp nhất trong các loại cây trồng chính của hộ là cây chè chỉ 500 nghìn đồng/năm/hộ do diện tích ít chỉ chiếm 1.5% đất sản xuất nông nghiệp của hộ, bởi vì số hộ trồng chè rất ít chỉ có 7 hộ trong 45 hộ điều tra và diện tích bình quân trên tổng hộ điều tra chỉ có 0,5 sào/hộ. (Nguồn: số liệu điều tra hộ, 2016) Qua bảng phân tích chi phí đầu tư của hai thời kỳ trong chu kỳ cây trồng ta thấy: Bình quân trên 1 gốc cam ở thời kỳ KTCB khi chưa cho sản phẩm là 104,860 đ/năm và ở thời kỳ kinh doanh phải đầu tư nhiều hơn là 163,270 đ/năm vì khi cây cam cho sản phẩm thì giá trị kinh tế mà cây cam mang lại rất lớn nên người dân phải đầu tư chăm sóc vào các giai đoạn đoạn phát triển của cây trồng như tăng lượng phân bón thúc để đẩy mạnh sự ra hoa, tạo quả và nâng cao chất lượng.
- Tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật và tạo mối liên kết lâu dài với hộ nông dân khác, người cung ứng đầu vào, đặc biệt là các hộ thu gom, để thuận lợi hơn trong việc trao đổi thông tin thị trường, giá cả và khách hàng thu mua lâu dài, ổn định. - Thường xuyên liên lạc với các tác nhân khác trực tiếp, qua điện thoại hoặc phương tiện khác để nắm được thông tin sản xuất, tiêu thụ và điều kiện địa phương của các tác nhân, nhằm biết trước được thông tin để có được giải pháp thu mua và bán sản phẩm một cách hiệu quả nhất. - Phải đảm bảo uy tín trong thu mua và bán sản phẩm (có thể đặt cọc tiền hoặc thỏa thuận trước), đặc biệt là việc bán sản phẩm cam đúng loại, chất lượng cho người thu mua khác và người tiêu dùng, nhằm duy trì được mối liên kết với khách hàng tiềm năng tiêu thụ lượng cam hằng ngày.