Phát triển hiệu quả dịch vụ ngân hàng điện tử tại Ngân hàng Kỹ Thương

MỤC LỤC

Quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

Dịch vụ Phone- banking, có các ngân hàng cung cấp là VCB, ACB, Techcombank, HSBC, ANZ và Citibank… Dịch vụ Mobile-banking thì có ngân hàng Incombank, ACB và Techcombank…, ngoài ra, các ngân hàng khác chỉ mới dừng lại ở việc thiết lập các trang web chủ yếu để giới thiệu ngân hàng và cung cấp thông tin dịch vụ. Bên cạnh đó, để phục vụ cho hệ thống thanh toán cho TMĐT, VASC đã xây dựng cổng thanh toán VASC Payment để làm cơ sở cho hệ thống thanh toán qua mạng Internet và hệ thống quản lý chứng chỉ số - VASC CA (Certificate Authority), để cung cấp chữ ký điện tử và chứng nhận điện tử để làm cơ sở pháp lý cho giao dịch điện tử, tạo niềm tin cho khách hàng cũng như nhà cung cấp dịch vụ, là xương sống cho sự phát triển thương mại điện tử trong thời gian tới.

Các loại hình dịch vụ ngân hàng điện tử

Ưu điểm của POS là chi phí đầu tư ban đầu tương đối rẻ, NH đầu tư một máy ATM tốn từ 17-18 ngàn USD/máy, chưa kể tiền điện, tiền thuê ki ốt… trong khi chỉ với khoản đầu tư từ 500-700 USD/máy và một đường điện thoại máy POS có thể hoạt động với nhiều chức năng không thua kém gì so với máy ATM, ngân hàng có thể ký hợp đồng đại lý thanh toán thẻ với rất nhiều điểm chấp nhận thẻ là các cửa hàng bằng cách đặt các máy đọc thẻ tại đó và chi trả phí thanh toán cho đại lý thanh toán thẻ. Máy rút tiền tự động hay máy giao dịch tự động (còn được gọi là ATM, viết tắt của Automated Teller Machine hoặc Automatic Teller Machine) là một thiết bị ngân hàng giao dịch tự động với khách hàng, thực hiện việc nhận dạng khách hàng thông qua thẻ ATM (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng) hay các thiết bị tương thích, và giúp khách hàng kiểm tra tài khoản, rút tiền mặt, chuyển khoản, thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ.

Lợi ích của dịch vụ ngân hàng điện tử a. Đối với khách hàng

Theo đó tất cả các chi phí liên quan đến các hoạt động giao dịch, thanh toán, chi phí kiểm đếm, các chi phí đi lại… theo Booz, Allen và Halmilton chi phí cho một giao dịch tại quầy tại Mỹ là 1.07 USD trong khi đó giao dịch qua điện thoại là 54 cent, 27 cent cho ATM và 1.5 cent cho ngân hàng điện tử. Nếu như trước đây, các ngân hàng truyền thống chủ yếu thu lợi nhuận dựa trên chênh lệch giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, các khoản thu phí chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ, trong đó phần lớn từ dịch vụ thanh toán, thì ở các ngân hàng hiện đại, tỷ trọng lợi nhuận thu được trên lãi vay đang ngày càng giảm xuống, tỷ trọng từ các khoản thu phí không ngừng tăng lên.

Hạn chế của dịch vụ ngân hàng điện tử

Tác động của ngân hàng điện tử đối với sự phát triển kinh tế đã được một vài dự án nghiên cứu trong đó Pohjola (2002) đã chỉ ra tác động của công nghệ thông tin tới sản lượng của Phần Lan là 0.3% vào những năm đầu của thập kỷ 90 và mức này tăng lên 0.7% vào những năm tiếp theo. - Để xây dựng hệ thống giao dịch điện tử đòi hỏi ngân hàng phải có một lượng vốn đầu tư ban đầu khá lớn để phát triển cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, trang bị máy móc thiết bị làm việc, xây dựng, phát triển phần mềm, đào tạo nguồn nhân lực, chưa kể đến các chi phí bảo hành, duy trì và phát triển hệ thống sau này – một lượng chi phí mà không phải ngân hàng nào cũng có thể sẵn sàng đầu tư.

Điều kiện phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử a. Hành lang pháp lý và môi trường thể chế

Tại Việt Nam năm 2005, chỉ có 7 ngân hàng triển khai hệ thống Core Banking, nhưng đến nay đã có 44 ngân hàng quốc doanh và cổ phần trong nước triển khai hệ thống này, tức 84% các ngân hàng Việt Nam đã triển khai xong và đưa vào sử dụng hệ thống Core banking phù hợp với công nghệ hiện đại của thế giới, trong đó có một số ngân hàng đã kết nối toàn quốc, một số mới trong giai đoạn đầu thử nghiệm. Dịch vụ ngân hàng điện tử ra đời và phát triển với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ thông tin, công nghệ hiện đại cao, nhờ vậy mà khách hàng hiện nay không cần phải đến ngân hàng mà có thể ngồi tại nhà để thực hiện các giao dịch thông qua các dịch vụ home banking, phone banking, internet banking, mobile banking… Các dịch vụ ngân hàng điện tử đều gắn liền với yếu tố khoa học công nghệ và đòi hỏi phải có sự đầu tư rất lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật.

Kinh nghiệm của một số nước về phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở một số nước trên thế giới

Với việc áp dụng công nghệ, chi phí của một giao dịch tương tự thực hiện qua các kênh ngân hàng tự động động khác nhau lần lượt là: 0.04 USD đối với một giao dịch thực hiện qua trung tâm liên lạc khách hàng (call/contact center); 0.27 USD qua ATM; và 0.01 USD thông qua dịch vụ Internet Banking thực hiện trên một máy tính cá nhân bình thường. Khách hàng cũng được hưởng lợi nhờ dịch vụ nhanh, chính xác, đảm bảo sự riêng tư, tiết kiệm thời gian đi lại… Cùng với những cải tiến mới trong công nghệ, hệ thống phone-banking trở thành công cụ hỗ trợ đắc lực cho khách hàng trong hoạt động tư vấn dịch vụ, thực hiện nghiệp vụ giao dịch tại ngân hàng.

Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Đặc biệt sau cuộc khủng khoảng tài chính năm 1997, các ngân hàng Thái chịu sức ép phải cắt giảm chi phí đã chuyển hướng sang đẩy mạnh cung cấp các dịch vụ Internet Banking, coi đây là một giải pháp để giảm chi phí nhân công và tăng độ thoả mãn của khách hàng. Do một thời gian dài quen với các dịch vụ ngân hàng truyền thống, cách giao dịch truyền thống tại quầy, thêm nữa, mức độ hiểu biết về các ứng dụng của công nghệ tin học trong các tầng lớp dân cư không phải ai cũng giống nhau nên phần đông khách hàng ở nông thôn và ở độ tuổi trung niên thường có tâm lý e dè khi tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng điện tử.

Thực trạng dịch vụ ngân hàng điện tử ở NHTMCP Kỹ Thương

Thực tiễn triển khai dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Techcombank

    Mặc dù gia nhập vào thị trường thẻ muộn sẽ đem lại không ít khó khăn cho NHTMCP Kỹ Thương trong việc tranh giành thị phần và phát hành thẻ bởi các ngân hàng đi trước đã có chỗ đứng trên thị trường, các sản phẩm thẻ đã được nhiều khách hàng tin dùng, đặc biệt là sản phẩm thẻ ghi nợ nội địa sẽ phải chịu cạnh tranh với nhiều ngân hàng như VCB, ACB, EAB, Sacombank… tuy vậy, bên cạnh những khó khăn đó thì Techcombank cũng có những cơ hội đó là học tập được những kinh nghiệm của các ngân hàng đi trước để áp dụng vào thực tiễn kinh doanh của mình, để có thể tận dụng được tốt nhất các cơ hội có được, cũng như biết nắm bắt nhu cầu, thị. Bất cứ khi nào, ở đâu, chỉ cần có tài khoản tiền gửi thanh toán tại Techcombank, có đăng ký sử dụng dịch vụ và kết nối mạng Internet và click là khách hàng có thể: thực hiện chuyển khoản trực tuyến; quản lý các giao dịch tài khoản và tra cứu thụng tin về tài khoản; theo dừi và quản lý cỏc khoản tiết kiệm tại ngân hàng; tra cứu thông tin các khoản vay; quản lý thông tin; liên hệ trực tuyến với ngân hàng và đăng ký sử dụng sản phẩm, dịch vụ trực tuyến một cách hiệu quả mà lại an toàn.

    Hình 2.4: Thị phần lượng thẻ phát hành của các ngân hàng Việt Nam
    Hình 2.4: Thị phần lượng thẻ phát hành của các ngân hàng Việt Nam

    Những ưu điểm và hạn chế của quá trình phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử ở ngân hàng Techcombank

      - Chất lượng dịch vụ ngân hàng điện tử của ngân hàng Techcombank còn chưa thoả mãn khách hàng ở những cấp độ cao hơn như việc gửi tiền mặt vào tài khoản, việc đăng ký sử dụng dịch vụ… còn phải tới trực tiếp giao dịch tại chi nhánh ngân hàng, hoặc các dịch vụ ngân hàng điện tử chất lượng cao hơn còn chưa được phát triển như dịch vụ quản lý quỹ đầu tư,. Trình độ khoa học kỹ thuật chưa cao, việc triển khai lại luôn chậm hơn so với thế giới và khu vực, hơn nữa hạ tầng viễn thông của Việt Nam chưa theo kịp nhu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế, gây không ít ảnh hưởng đến sự phát triển của các ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành ngân hàng, tất yếu làm hạn chế tốc độ phát triển của dịch vụ ngân hàng điện tử.

      Giải pháp nhằm góp phần phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử

      • Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử của Việt Nam
        • Giải pháp từ phía chính phủ và ngân hàng nhà nước
          • Kiến nghị đối với ngân hàng Kỹ Thương Việt Nam

            • Hệ thống ngân hàng Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của ngân hàng nước ngoài: Mở cửa dịch vụ ngân hàng theo cam kết song phương và đa phương sẽ làm tăng số lượng các đối thủ cạnh tranh có tiềm lực mạnh về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý, gia tăng áp lực cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa do các hạn chế về mở chi nhánh, phạm vi hoạt động và huy động vốn (quy mô, đồng tiền, khách hàng và sản phẩm) của các chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ dần được nới lỏng và xóa bỏ. Từ những webpage giới thiệu dịch vụ ngân hàng (Giai đoạn Brochure-ware), tới website cung cấp dịch vụ ngân hàng (Giai đoạn E-commerce), các ngân hàng Việt Nam đang hướng tới việc cung cấp những dịch vụ ở cấp độ cao hơn, tăng sự chia sẻ thông tin giữa các ngân hàng, đối tác (Giai đoạn E-business) và tiến tới xây dựng mô hình ngân hàng điện tử (E-bank hay E-enterprise) thực sự , tận dụng được sức mạnh thực sự của mạng toàn cầu và cá nhân hoá dịch vụ ngân hàng cho từng đối tượng khách hàng chuyên biệt*.