MỤC LỤC
Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam khẳng định mô hình kinh tế nước ta trong giai đoạn quá độ là nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân. Song, trong giai đoạn hiện nay của nước ta các thành phần kinh tế này vừa hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau, cạnh tranh nhau trên cơ sở hướng dẫn của pháp luật, chính sách và kế hoạch của Nhà nước.
Về quan hệ KT-XH có các thành phần kinh tế khác nhau: kinh tế Nhà nước, kinh tế tư nhân và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Việc phát triển nền kinh tế nhiều thành phần tạo điều kiện huy động mọi nguồn lực để góp phần phát triển nền kinh tế quốc dân, thúc đẩy nhanh sự phát triển nền kinh tế theo hướng CNH, HĐH.
Nói đến thị trường tức là nói đến nhu cầu của con người; trong xu thế phát triển của xã hội nhu cầu của con người ngày càng cao và đa dạng nên sẽ tác động đến việc xây dựng nền kinh tế với cơ cấu ngành có sự chuyển dịch phù hợp với nhu cầu của thị trường. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế nông nghiệp nước ta từ sau công cuộc Đổi mới cũng có những chuyển biến tích cực phù hợp với đường lối phát triển kinh tế chung: giảm khu vực Nhà nước, tăng khu vực ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Sản xuất ngày càng phát triển sẽ giảm khả năng sử dụng nguồn lao động có tay nghề thấp, đòi hỏi người lao động phải có trình độ chuyên môn nhất định để sử dụng các công cụ hiện đại, góp phần phân công lại nguồn lao động theo hướng giảm tỉ trọng lao động trong nông nghiệp và tăng tỉ trọng lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp. Ngoài ra, nhân tố CSVCKT&CSHT có tác dụng tích cực đến sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH thể hiện qua việc đẩy mạnh vận chuyển hàng hoá đến thị trường tiêu thụ, tạo điều kiện cần và đủ để sản xuất hàng hoá đạt chất lượng cao, giá thành hạ, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Trong sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, thị trường có tác động điều tiết đối với sự hình thành và phát triển của các vùng nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá với qui mô tập trung và chuyên môn hoá cao. Nếu xác định và phát huy đúng vị trí, vai trò của các mối quan hệ sở hữu, cùng với hệ thống chính sách phù hợp sẽ kích thích được sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng có lợi và ngược lại.
Sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp đạt hiệu quả kinh tế cao, cần kết hợp với ngành công nghiệp chế biến nông - lâm - ngư nghiệp để tạo ra sản phẩm đa dạng về mẫu mã, với chất lượng cao, giá thành hạ và tăng cường sức cạnh tranh thị trường, tăng cường hội nhập vào nền kinh tế thế giới và khu vực. Để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH cần xây dựng nâng cấp CSHT như xây dựng, mở rộng mạng lưới giao thông vận tải, hoàn thiện mạng lưới điện nhằm góp phần đắc lực phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt, HĐH ngành thông tin liên lạc để cung cấp thông tin kịp thời phục vụ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt đa dạng của nhân dân.
Trong sản xuất nông nghiệp không những chỉ coi trọng tính hiệu quả về mặt kinh tế mà còn phải chú ý đến việc bảo vệ môi trường sinh thái để tiến dần tới một nền nông nghiệp theo hướng bền vững.
Đến giữa những năm 1980, nông nghiệp vẫn là ngành quan trọng nhất trong nền kinh tế của Thái Lan với năm mặt hàng xuất khẩu chủ lực là gạo luôn đứng đầu thế giới với sản lượng xuất khẩu chiếm 30 – 40% sản lượng xuất khẩu của thế giới, sắn cung cấp 95% nhu cầu sắn trên thị trường thế giới, ngô hàng năm xuất khẩu 4 – 5 triệu tấn, cao su luôn đứng hàng thứ ba trên thế giới về sản lượng xuất khẩu, rau quả xuất khẩu đứng hàng thứ hai ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương sau Trung Quốc. Nhìn chung, trong xu hướng phát triển nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH của các nước châu Á đã tạo nên một số bài học kinh nghiệm quí báu cho Việt Nam như có chính sách phát triển nông nghiệp với nội dung cụ thể nhằm đạt các mục tiêu từng giai đoạn phát triển kinh tế; phát huy vai trò của các tổ chức, cá nhân trong quá trình phát triển kinh tế nông nghiệp; có chính sách đồng bộ để nghiên cứu ứng dụng các thành tựu của công nghệ sinh học trong việc lai tạo giống vật nuôi cây trồng năng suất chất lượng cao; phát triển CSVCKT & CSHT nông thôn; để tiến tới xây dựng một nền nông nghiệp hiệu quả cao, hiện đại và phát triển theo hướng bền vững.
Vùng ĐBSCL còn tập trung phát triển các vườn cây ăn trái với nhiều giống đặc sản như xoài cát Chu, xoài cát Hòa Lộc, bưởi Năm Roi, bưởi Da Xanh, vú sữa Lò Rèn, quýt hồng, nhãn da bò, nhãn “xuồng cơm vàng”,… Nhờ kỹ thuật canh tác tiến bộ, áp dụng kỹ thuật chăm sóc và xử lý ra hoa trái vụ nên nhiều nhà vườn thu hoạch với hiệu quả cao; giá trị sản lượng bình quân đạt 75 – 150 triệu đồng/ha/năm. Nguyên nhân chủ yếu là do sản xuất chưa gắn với chế biến và thị trường, giá cả nông sản không ổn định nên nông dân chưa yên tâm khi chuyển sang nuôi, trồng các cây con mới; KHKT và công nghệ chưa được tận dụng triệt để nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, chưa thực sự là “đòn bẩy” phục vụ cho sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp của vùng.
+ Phát triển giao thông nông thôn: cần tu bổ nâng cấp các tuyến đã có, xây dựng thêm các tuyến mới, nâng cấp các tuyến quốc lộ, hoàn chỉnh các tuyến đường nối liền những nơi cung cấp nguyên liệu với các khu công nghiệp chế biến, các điểm quần cư nông thôn góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn theo hướng CNH, HĐH; phát triển giao thông thủy bộ kết hợp. Như vậy, cùng với xu hướng chuyển dịch chung của cả nước, ĐBSCL cần tích cực thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNH, HĐH; đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu LTTP cho thị trường trong nước và xuất khẩu, tạo động lực quan trọng để ĐBSCL thực sự trở thành vùng trọng điểm LTTP chất lượng cao của cả nước.
Trước xu thế hội nhập; các mặt hàng nông sản của tỉnh bước đầu đã có sự chú ý về mặt chế biến hoặc sơ chế với các sản phẩm nổi bật như thủy sản đông lạnh, bánh phồng tôm,… Thị trường xuất khẩu truyền thống của tỉnh như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông,…Gần đây, tỉnh có thêm thị trường mới như: Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Ôxtrâylia, ASEAN,… hàng hoá của tỉnh Đồng Tháp hiện nay đã có mặt trên thị trường của 34 nước và vùng lãnh thổ. Hiện nay, tỉnh đang ưu tiên đầu tư với các dự án nông – lâm - thủy sản như phát triển vùng trồng lúa xuất khẩu, chuyển đổi giống lúa đặc sản, đầu tư vùng chuyên canh cây ăn quả, đầu tư sản xuất giống cây ăn trái; sản xuất tôm, cá giống, đầu tư nuôi cá bè, phát triển vùng Nam kinh Nguyễn Văn Tiếp, đầu tư phát triển vùng Bắc, Nam Lấp Vò và Hồng Ngự; xây dựng trạm bơm điện phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp.
Chính vì vậy, để đảm bảo cho các trang trại phát triển, các cấp chính quyền tỉnh Đồng Tháp cần có những chính sách phù hợp để khuyến khích mô hình kinh tế này phát triển như có chính sách ưu tiên trong việc cấp phép giao đất, thuê đất, vay vốn, chuyển giao KHKT, cung cấp thông tin về thị trường, lập trang trại theo mô hình khép kín,..Đặc biệt là có cơ chế đẩy mạnh liên kết giữa cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm của các thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho các trang trại xuất khẩu trực tiếp các sản phẩm của mình. Nhìn chung, trong thời gian qua sản xuất nông nghiệp của Đồng Tháp từng bước phát triển ổn định; cơ cấu ngành và cơ cấu mùa vụ có sự chuyển dịch theo hướng khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm năng sản xuất với nhiều mô hình đạt hiệu quả cao như sản xuất lúa chất lượng cao, nuôi tôm càng xanh, nuôi cá trên ruộng lúa vào mùa lũ, sản xuất cá tra xuất khẩu, nuôi bò thịt chất lượng cao, phát triển vườn cây ăn trái đặc sản, trồng hoa kiểng nâng cao giá trị sản xuất của tỉnh sản phẩm sản xuất ngày càng tăng về số lượng và chất lượng, đảm bảo ngày càng tốt hơn cho nhu cầu thị trường nội địa và xuất khẩu nhờ sử dụng công nghệ mới, áp dụng tiến bộ KHKT, công nghiệp chế biến và bảo quản sau thu hoạch.
Đồng Tháp có vị trí thuận lợi do nằm sát vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có đường biên giới chung với Campuchia với các cửa khẩu quan trọng như Thường Phước, Dinh Bà; đặc biệt với dự án đường N1, N2 – đường Hồ Chí Minh hoàn thành tạo điều kiện kết nối giữa vùng trọng điểm phía Nam và phía Tây của ĐBSCL với vùng trũng Đồng Tháp Mười là cơ hội để Đồng Tháp thu hút sự đầu tư để phát triển kinh tế tỉnh nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng. Xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá gắn liền với thị trường tiêu thụ, từng bước nâng lên với qui mô lớn, tập trung theo hướng công nghiệp hoá trong nông nghiệp tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đồng đều về chất lượng, nâng cao về số lượng, chất lượng, hạ giá thành sản phẩm đủ sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, đáp ứng yêu cầu tiêu dùng và xuất khẩu trong xu thế hội nhập.
Chính vì vậy, Nhà nước cần có chính sách thu hút các thành phần kinh tế đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào các ngành mà tỉnh có nhiều tiềm năng và lợi thế như nông – ngư nghiệp, công nghiệp chế biến LTTP, công nghiệp chế tạo máy móc để góp phần cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp như sản xuất máy gặt đập liên hợp, lò sấy để đảm bảo chất lượng sản phẩm thu hoạch trong mùa mưa, dịch vụ thương mại; CSHT như giao thông vận tải, điện, nước. Cần mở rộng thị trường xuất nông sản sang các tỉnh, thành phố lân cận như Long Xuyên, Cần Thơ, TP Hồ Chí Minh,…và xuất khẩu sang các nước như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật, Singapo, Mỹ, EU, Campuchia,…Điều quan trọng trong khâu xuất các nông sản cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước thông qua việc kiểm tra chấp hành pháp luật, các quy định về xuất khẩu với sự cạnh tranh không lành mạnh, đảm bảo chất lượng hàng hóa để giữ uy tín trên thị trường.
Nhìn chung, trong quá trình sản xuất nông nghiệp nếu được chú trọng từ các khâu: cung cấp giống tốt, quy trình sản xuất được ứng dụng tiến bộ KHKT, giảm chi phí sản xuất, đảm bảo chất lượng nông sản; sơ chế hoặc chế biến sản phẩm với mẫu mã đa dạng về hình thức, phù hợp với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng thì sản phẩm nông nghiệp của Đồng Tháp sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong và ngoài nước. Khu vực phía Đông chủ yếu là chuyên canh lúa, chuyên canh sen, chăn nuôi; phát triển lâm nghiệp; với đô thị tập trung là TT Mỹ An là cửa ngỏ của tỉnh hướng vào Đồng Tháp Mười, có các điểm du lịch Gò Tháp, Xẻo Quýt, Gáo Giồng cùng với tuyến đường N2 – đường Hồ Chí Minh khi hoàn thành sẽ tác động tích cực đến việc cung ứng sản phẩm nông nghiệp cho du khách, cho thị trường trong và ngoài tỉnh.