MỤC LỤC
Tỷ lệ mất vốn cao chứng tỏ Ngân hàng gặp nhiều thiệt hại trong hoạt động cho vay, đây là khoản nợ được đưa ra ngoài bảng cân đối và trên thực tế Ngân hàng phải dùng quỹ dự phòng để bù đắp rủi ro. Tỷ lệ dự phòng rủi ro trích lập= Số tiền dự phòng rủi ro trích lập/ Tổng dư nợ Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ Ngân hàng phải trích lập càng nhiều để bù đắp rủi ro càng nhiều đối với những khoản vay không đảm bảo chất lượng, không có khả năng thu hồi, làm tăng chi phí, từ đó giảm lợi nhuận cho Ngân hàng.
Khi nhận bảo đảm tớn dụng, Ngõn hàng phải xỏc định rừ ràng và chớnh xác những tài sản nào là đối tượng có thể gán nợ và có thể bán được, đồng thời phải chứng minh được bằng văn bản cho các chủ nợ khác biết rằng mình là người hợp pháp có quyền chiếm đoạt tài sản nếu như người vay không trả được nợ. • Tăng cường kiểm tra tín dụng khi nền kinh tế có những biểu hiện đi xuống, hoặc những ngành nghề sử dụng nhiều tín dụng của Ngân hàng có biểu hiện những vấn đề nghiêm trọng trong phát triển (ví dụ như xuất hiện các đối thủ cạnh tranh mới, hay có sự áp dụng công nghệ mới đòi hỏi phải có sản phẩm mới và các phương pháp phân phối mới.
Sau khi xác định được các chỉ tiêu, các nhà quản trị sẽ sử dụng các kỹ thuật thống kê để lượng hóa (cho điểm) xác suát rủi ro tín dụng hoặc để phân hạng rủi ro tín dụng. Có nhiều loại mô hình điểm tín dụng như: mô hình điểm số Z (Z- CREDIT SCORING MODEL), mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng, mô hình cấu trúc kỳ hạn rủi ro tín dụng.
Những dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình tài chính của khách hang cũng có tác động trực tiếp đến chất lượng của khoản tín dụng nhưng với tốc độ chậm hơn và các dấu hiệu này khó phát hiện hơn, vì vậy nên vai trò kiểm tra, giám sát quản lý chặt chẽ của cán bộ tín dụng là rất quan trọng trong việc phát hiện và xử lý rủi ro tín dụng. - Sự đánh giá và phân loại không chính xác về mức độ rủi ro của khách hàng, ví dụ như: đánh giá quá cao năng lực tài chính của khách hàng so với thực tế, đánh giá khách hàng chỉ thông qua một phía như thông tin tĩnh mà khách hàng cung cấp mà thiếu những thong tin động từ nhiều nguồn khác…Bỏ qua các nghi ngờ được phản ánh qua cấu trúc và cơ cấu của số liệu khi phân tích các dữ liệu tài chính, có dấu hiệu che dấu việc đảo nợ bằng việc thường xuyên cấp các khoản vay mới.
Đến nay, NHNo&PTNT Sóc Sơn có một mạng lưới gồm 1 trụ sở chính nằm trên địa bàn thị trấn Sóc Sơn, 2 chi nhánh cấp hai ở các khu vực Phù Lỗ, Nội Bài và 5 phòng giao dịch thuộc các khu vực Xuân Giang, khu công nghiệp Nội Bài, nhà ga T1 – Sân bay Nội Bài, Nỷ, Kim Anh, được phân bố đều trên địa bàn của Huyện để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh, phục vụ phát triển kinh tế trên địa bàn. Thực hiện chủ trương chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm qua trên địa bàn huyện, vốn NHNo&PTNT Sóc Sơn đã chú trọng đầu tư vào các chương trình dự án đem lại hiệu quả kinh tế cao như: Dự án kinh doanh taxi cho Công ty dịch vụ cụm cảng hàng không sân bay miền Bắc, đầu tư cho vay mua ô tô cho HTX Vận Tải Nội Bài, sản phẩm thép, sản xuất chế biến kinh doanh chè các loại, thu mua nguyên liệu thuốc lá lá…Ngoài ra còn mạnh dạn cho vay chăn nuôi bò sữa, chăn nuôi gà, vịt siêu trứng, lợn hướng lạc, phát triển kinh tế đồi rừng… Từ đó góp phần đắc lực vào việc giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động trên địa bàn huyện.
Có được điều đó phải kể đến chính sách huy động vốn luôn được chú trọng với các mức lãi suất linh hoạt, phù hợp với sự biến động của lãi suất thị trường cùng với các sản phẩm tiền gửi cung cấp cho khách hàng đa dạng, phong phú về kỳ hạn cũng như những ưu đãi nhất định như khuyến khích gửi với số lượng lớn, tiết kiệm dự thưởng vàng 3 chữ A của NHNo&PTNT Việt Nam…, đỏp ứng nhu cầu ngày một gia tăng của khỏch hàng. Ngoài ra có thể thấy, mặc dù nguồn vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn nhưng trong thời gian gần đây, nguồn vốn trung hạn có xu hướng tăng dần, chứng tỏ xu hướng chuyển dịch từ nguồn vốn ngắn hạn sang trung hạn được ngân hàng chú ý quan tâm, là kết quả của việc nỗ lực khai thác tối đa các nguồn lực của mọi thành phần kinh tế cũng như thể hiện công tác marketing của ngân hàng có hiệu quả.
Ngoài ra, nhìn vào bảng số liệu cũng như biểu đồ ta thấy, tiền gửi của các TCTD bằng 0 trong cả 3 năm liên tiếp, điều này chứng tỏ, ngân hàng đã khắc phục được nguồn tiền gửi từ các TCTD, không còn phải sử dụng giải pháp tình thế là đi vay vốn từ các TCTD khác nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn tạm thời trong ngắn hạn, nên đã chủ động hơn trong đầu tư vốn. Vì vậy doanh số cho vay cũng như doanh số thu nợ tăng vọt, nó cũng thể hiện cố gắng lớn của cán bộ công nhân viên chức, tất cả vì đồng vốn của ngân hàng bỏ ra được sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả, góp phần vào sự phát triển kinh tế toàn huyện, vì nguồn thu nhập chủ yếu của Ngân hàng.
Vì thế, trong thời gian qua, hoạt động cho vay dù gặp nhiều khó khăn trong môi trường cạnh tranh cũng như về kinh nghiệm chuyên môn của cán bộ tín dụng, nhưng đã đạt được những kết quả khả quan, cung tín dụng qua ngân hàng không ngừng được mở rộng qua nhiều kênh khác nhau, đáp ứng nhu cầu vay vốn và thanh toán của khách hàng trên địa bàn. Đó là do trong thời gian qua số lượng các công ty nhỏ và vừa tại huyện Sóc Sơn được thành lập nhiều, vì vậy mà ngân hàng đã chú trọng hơn đến đối tượng này nhằm mở rộng phạm vi cũng như chất lượng cho vay, đáp ứng tốt hơn nhu cầu vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó làm họ tin tưởng hơn khi lựa chọn NHNo&PTNT Sóc Sơn làm trung gian vay vốn, uy tín của ngân hàng được khẳng định, trình độ của cán bộ tín dụng phụ trách mảng cho vay doanh nghiệp vì thế cũng được nâng lên và hướng đến ngày càng chuyên nghiệp hơn, nắm bắt nhanh nhạy hơn với những thay đổi của thị trường ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh của khách hàng.
Hơn nữa, cỏn bộ tớn dụng cho vay kinh tế hộ do cho vay nhỏ lẻ nên chưa coi trọng công tác thẩm định, phụ trách cho vay số hộ lớn lại độc lập ở cơ sở, nên việc kiểm tra quy trình tác nghiệp của cán bộ tín dụng và sử dụng vốn vay của hộ sản xuất gặp khó khăn, chưa có điều kiện và khả năng tư vấn kỹ năng sản xuất cho khách hàng, từ đó ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng thu hồi vốn. Mặc dù đã giảm thiểu được lượng nợ quá hạn ở mức độ nhất định và giảm được tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu trong cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh nhưng với tỷ lệ nợ xấu đang tăng trong cho vay hộ sản xuất, và cho vay đời sống thì ngân hàng vẫn cần có biện pháp kịp thời nhằm hạn chế rủi ro tín dụng phát sinh.
Tuy nhiên đến năm 2007 tình hình nợ xấu đã có đột biến, tỷ lệ nợ xấu đối với cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là rất nhỏ, chỉ còn là 7,6% so với tổng nợ xấu.Tuy nhiên, tỷ trọng nợ xấu của cho vay hộ sản xuất kinh doanh và cho vay đời sống lại tăng dần qua các năm. Hơn nữa, được sự chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng phát triển nông nghiệp đã ban hành văn bản 499/TDNN ngày 12/07/1991 về việc cho vay hộ sản xuất, và nhất là quyết định 67/QĐ - CP của Thủ tướng chính phủ về một số chính sách Tín dụng ngân hàng phục vụ nông nghiệp nông thôn thì hộ nông dân vay 10 triệu đồng, hộ sản xuất hàng hóa trang trại vay 20 triệu đồng, hộ nuôi trồng thủy sản vay 50 triệu đồng vay không phải thế chấp bằng tài sản.
Quá trình quản lý khoản vay trong và sau khi giải ngân đã được các cán bộ tớn dụng thực hiện nghiờm tỳc bằng cỏc biện phỏp: theo dừi sỏt sao hoạt động kinh doanh của khách hàng bằng cách đi thăm khách hàng định kỳ, xuống tận địa bàn kiểm tra việc sử dụng vốn của khách hàng, tìm hiểu thông tin qua các Ngõn hàng, và những khỏch hàng khỏc cú liờn quan; theo dừi, nhắc nhở. - Do trình độ quản lý sản xuất còn yếu kém, đầu tư không kịp thời, năng xuất thấp hàng hoá sản xuất ra không phù hợp với yêu cầu của thị trường, việc đánh giá và dự báo thị trường còn thiếu chính xác cộng với sự không ngừng biến động về giá cả dẫn đến sản phẩm sản xuất ra bị ứ đọng, chậm luân chuyển, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thua lỗ.
Chính vì vậy mà đào tạo cán bộ là yếu tố rất quan trọng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng.
Hai là, thường xuyên tiến hành công tác kiểm toán nội bộ nhằm lành mạnh hóa hoạt động của toàn hệ thống NHNo&PTNT. Ba là, xây dựng các chuẩn mực quản lý toàn diện theo thông lệ quốc tế.