Chiến lược kinh doanh của Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam: Hiện trạng và định hướng 2008-2015

MỤC LỤC

Phân tích nội bộ doanh nghiệp

Phân tích ma trận SWOT

SWOT xuất phát từ tiếng viết tắt trong tiếng Anh, Strengths: điểm mạnh, Weaknesses: Điểm yếu, Opprtunities: cơ hội, Threats: nguy cơ. Dựa trên sự phân tích đó doanh nghiệp đưa ra được các điểm mạnh , điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp. Dựa vào ma trận SWOT ta có thể xác định được các phương án chiến lược, các nhà chiến lược đưa ra các quyết định dựa trên tiềm lực và năng lực cơ bản của đơn vị và chọn cho đơn vị mình một chiến lược phù hợp.

Việc đưa ra một chiến lược đúng đắn và hợp lý sẽ giúp cho doanh nghiệp đạt đựơc hiệu quả cao, bền vững, đặc biệt là duy trì được lợi thế cạnh tranh lâu dài. Thông thường các doanh nghiệp chia mục tiêu thành hai loại: mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. Thông qua các cách kết hợp này doanh nghiệp có thể đưa ra các phương án chiến lược cho doanh nghiệp mình.

Từ việc xây dựng được các chiến lược thì việc lựa chọn chiến lược phù hợp với doanh nghiệp là rất quan trọng vì nó quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Chiến lược được lựa chọn phải là chiến lược tốt nhất với điều kiện của doanh nghiệp và những biến động của môi trường kinh doanh.

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN

    - Khâu sản xuất chế biến gỗ về cơ bản chưa quan tâm tới công tác giám sát, kiểm tra quản lý định mức chỉ tiêu sản xuất, giá thành đối với các đơn vị 100% vốn Nhà nước và công ty cổ phần chi phối. Trước mắt tăng cừơng đầu tư công tác lâm sinh, nghiên cứu và thử nghiệm các giống cây mới, các biện pháp thâm canh, các mô hình xã hội trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng để tăng sản lượng cao hơn nữa đảm bảo đủ nguyên liệu cho các nhà máy chế biến gỗ của Tổng công ty. Tìm mọi biện pháp tăng diện tích trồng rừng, huy động các nguồn vốn, tiếp tục đầu tư các vùng nguyên liệu gắn với các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng với công nghệ, thiết bị hiện đại để sản xuất ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng cao, hiệu quả đảm bảo đủ sức cạnh tranh trong nước và quốc tế.

    Hai là, triển khai và hoàn thành việc xây dựng đề án chuyển đổi Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam sang mô hình Công ty mẹ Công ty con hoạt động theo luật doanh nghiệp, theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Ba là , tăng cường gắn kết giữa Tổng công ty và các đơn vị thành viên, tăng cường hợp tác,liên doanh liên kết giữa Tổng công ty với các đối tác khác trong và ngoài nước để tranh thủ năng lực và các thế mạnh sẵn có để cùng nhau phát triển và tăng cường hiệu quả. Sáu là, đẩy mạnh hơn nữa hoạt động kinh doanh dịch vụ và quan hệ thương mại với các nước Mỹ, Trung Quốc là những nơi có thị trừơng lớn và có nhiều ảnh hưởng tới các chính sách kinh tế cũng như chính trị đối với Việt Nam.

    Tiêp tục, kiên quyết sắp xếp rút gọn và hoàn thiện bộ máy Văn phòng Tổng công ty theo đề án đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt nhằm nâng cao vai trò quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của đầu não Tổng công ty. Tích cực mở rộng thêm diện tích trồng rừng nguyên liệu tại các công ty Lâm nghịêp bằng các cơ chế trồng rừng thông thoáng trên từng loại đất 01 và 02 và các nơi khác (kể cả việc đầu tư ra nước ngoài) để tạo vùng nguyên liệu cho các nhà máy khác trong tương lai. Tập trung chỉ đạo có hiệu quả Công ty lâm sản Giáp Bát nhằm hình thành địa điểm chế biến gỗ với công nghệ cao kết hợp nghiện cứu, đào tạo nhân lực và giới thiệu quảng bá sản phẩm của Tổng công ty.

    Đẩy mạnh tiến độ đầu tư xây dựng , cải tạo các công trình như: Trung tâm thương mại Lâm sản tại 127 Lò Đúc, Hà Nội, khai thách có hiệu quả các địa điểm của Tổng cụng ty tại 69- Vừ Thị Sỏu và 549- Nguỷễn Tri Phương tại TP Hồ Chí Minh, khách sạn lâm nghiệp Đồ Sơn tại Hải Phòng…. Tích cực và chủ động tham gia thị trường tài chính để huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh của từng thành viên trong Tổng công ty, đồng thời nghiên cứu đầu tư vào các ngành nghề của các doanh nghiệp khác để nâng cao hiệu qủa kinh tế. Đẩy mạnh công tác xuất nhập khẩu xúc tiến thương mại, gắn kết các đơn vị thành viên tham gia sản xuất hàng xuất khẩu thành khối thống nhất nhằm tập hợp khả năng tài chính và các nguồn lực khác để đủ sức áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng như cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác.

    Có cơ chế khuyến khích người lao động phát huy tính tự giác, chủ động, sáng tạo trong công việc và tạo động lực để ngưòi lao động tự nâng cao nghiệp vụ chuyên môn, ngoại ngữ, tin học, luật pháp quốc tế. Trong bối cảnh hiện nay, nhất là trong giai đoạn Việt Nam mới gia nhập WTO, để thể hiện được vị trí của mình trong các tổ chức thế giới thỡ việc nhận rừ chiến lược kinh doanh của mỡnh là hết sức quan trọng với mỗi doanh nghiệp. Tuy nhiên có thể nhận thấy với việc gia nhập vào sân chơi toàn cầu lớn như vậy, bên cạnh những cơ hội có thể có thì cũng có những thách thức khiến các doanh nghiệp cần quan tõm và nhận thức rừ ràng để khụng những khụng đỏnh mất vị thế của mình mà còn phải phát triển hơn nữa.