Tình hình thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hải Dương và giải pháp

MỤC LỤC

Các phương pháp tạo lập nguồn vốn đầu tư 1. Khuyến khích huy động vốn từ tiết kiệm tư nhân

Trên cơ sở giả thiết một nền kinh tế cạnh tranh thuần túy, các nhà kinh tế cổ điển Anh thế kỷ 19 cho rằng sự can thiệp của Chính phủ vào quyết định đầu tư và tiết kiệm của tư nhân có thể làm giảm tính hiệu quả kinh tế. Do vậy chương trình tiết kiệm của các hộ gia đình và chương trình đầu tư cảu các doanh nghiệp thường không trùng hợp với nhau vì họ là những nhóm khác nhau, hành động theo các suy xét khác nhau. Hiện thời các nước kém phát triển ít có thiên hướng chấp nhận các quyết định tiết kiệm của các hộ gia đình và đơn vị kinh doanh trên cơ sở thị trường tự do vì họ thấy rằng, Chính phủ có vai trò tích cực trong việc tăng tỷ lệ hình thành vốn bằng việc tạo ra tỷ lệ tiết kiệm cao.

Các phương tiện vận chuyển bị bỏ quên do thiếu sửa chữa hoặc thiếu phụ tùng thay thế, các công trình nhà cửa bỏ trống, các mương tưới tiêu khô nước, các nhà máy sử dụng dưới công suất do hư hỏng về mặt cơ khí, thiếu vật tư, hoặc thiếu thị trường tiêu thụ. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một cách khách quan rằng, năng lực hiện có không được sử dụng một cách có hiệu quả vì nhiều lý do: vì công nghệ do các nước phát triển chuyển giao không thích hợp với nhu cầu; vì sự bóp méo giá yếu tố và giá ngoại tệ thấp. Quy mô nhỏ của ngành xây dựng, giao thông và phương tiện đi lại nghèo nàn, điện thất thường, giao hàng chậm và thiếu tin cậy, dịch vụ kém, nhà cửa cho nhân viên nước ngoài không phù hợp, là những hạn chế kỹ thuật lớn đối với việc sử dụng có hiệu quả hơn vốn hiện có và tiềm năng.

Tuy nhiên, chính quyền địa phương có thể tránh những khoản thuế mà Chính phủ Trung ương không đánh được nếu tiền thu thuế đó được dùng để tài trợ cho trường học, đường sá, hay những dự án xã hội quan trọng khác thật sự có lợi cho dân cư địa phương. Thật ra, một số dịch vụ đô thị mới như đường sá, cấp thoát nước, đèn đường, công viên cây xanh có thể được tài trợ nhờ những khoản thu đặc biệt từ các doanh nghiệp, chủ sở hữu bất động sản, các cá nhân hưởng lợi nhiều nhất từ việc xây dựng các công trình đó.

Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư ở một số địa phương 1. Tạo môi trường đầu tư

Thu hút và thực hiện vốn đầu tư

Điều đó càng được khẳng định khi kết quả của việc tạo lập môi trường đầu tư thuận lợi là các dự án và tổng vốn đăng ký đầu tư vào các địa phương ngày càng tăng. Tỉnh Bắc Ninh với nhiệm vụ phát triển kinh tế đối ngoại, đã chuẩn bị các điều kiện về đất đai, lao động, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cải cách thủ tục hành chính về đầu tư nhằm tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi cho các nhà đầu tư trong và nogài nước đến đầu tư tại Bắc Ninh. Tỉnh đã quy hoạch 18 cụm công nghiệp làng nghề và đa nghề, trong đó 4 cụm công nghiệp chuyên sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu.

Các khu công nghiệp, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề đã được đầu tư hạ tầng kỹ thuật, sẵn sàng mời đón các nhà đầu tư và thực hiện đầu tư. Hoạt đông thương mại trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có sự tham gia của doanh nghiệp nàh nước, doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), các hợp tác xã thương mại và hộ kinh doanh cá thể. Đến nay, tỉnh đã quy hoạch hai khu công nghiệp và năm cụm công nghiệp tập trung có tổng diện tích 1.877 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp là 1.390 ha.

Nhà đầu tư đến với Hậu Giang dù ở lĩnh vực nào đều được đón tiếp trọng thị, chu đáo, được hướng dẫn cặn kẽ về vị trí đầu tư dự án, không phải đóng một khoản phí nào. Thông qua việc tìm hiểu về kinh nghiệm thực tiễn trong việc thu thút và thực hiện vốn đầu tư ở các địa phương có nhiều điểm tương đồng, ta có thể rút ra được những bài học nhằm đưa ra những giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư vào tỉnh Hải Dương.

Khái quát tình hình tự nhiên, kinh tế và xã hội của tỉnh Các điều kiện và nguồn lực cho phát triển

Khái quát tình hình kinh tế xã hội chung của Hải Dương

Giai đoạn 2006 – 2010, kinh tế của tỉnh duy trì được mức tăng trưởng khá, đạt cao hơn mức tăng trưởng bình quân cả nước, nhưng thấp hơn mục tiêu Đại hội XIV đề ra và giai đoạn trước. Như vậy, trong thời gian qua Hải Dương đã đạt được mức tăng trưởng cao so với bình quân cả nước, đã chuẩn bị tốt tiền đề cho sự phát triển những năm tiếp theo. Tuy nhiên, cũng như nhiều địa phương khác trên cả nước, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh chưa cao, chưa tạo được tiền đề cho việc giải quyết lao động, đặc biệt là lao động nông nghiệp, nông thôn.

Tình hình thu hút vốn đầu tư của Hải Dương (giai đoạn từ năm 2005 đến nay).

Tình hình thu hút vốn đầu tư của Hải Dương (giai đoạn từ năm 2005 đến nay) Kể từ khi tái lập tỉnh đến nay, Hải Dương luôn xác định không ngừng tăng cường

Môi trường đầu tư của Hải Dương 1. Về cơ chế chính sách

Ngoài việc thực hiện Luật khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài theo đúng quy định của Chính phủ, Hải Dương đã đưa vào áp dụng một số chính sách khuyến khích đầu tư dẫn và đang được các nhà đầu tư ghi nhận, như cải tiến quy trình tiếp nhận dự án, bố trí nguồn ngân sách cho công tác xúc tiến, vận đông đầu tư, hỗ trợ các doanh nghiệp thông qua mức thuế và các quy định nhằm đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Về công tác cấp phép đầu tư và đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tỉnh đã quy định rút ngắn thời gian cấp phép xuống còn một nửa so với quy định của Chính phủ (đối với các dự án đầu tư nước ngoài), rút ngắn thời gian đăng kí kinh doanh xuống còn 2-6 ngày và thời gian chấp thuận dự án đầu tư trong nước là 12 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Về các chính sách thuế, tỉnh áp dụng giá thuê đất ở mức thấp nhất trong khung nhà nước quy định, không tính đến các hệ số: vị trí, kết cấu hạ tầng, ngành nghề nêu tại quyết định 189/2000/QĐ-BTC của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc ban hành quy định về tiền thuê đất, mặt nước, mặt biển áp dụng đối với các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Tỉnh cũng áp dụng việc miễn tiền thuê đất đối với một số dự án (kể từ ngày xây dựng cơ bản hoàn thành dưa dự án đi vào hoạt động), cụ thể: 15 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, dự án thuộc Danh mục đặc biệt khuyến khích đầu tư theo Nghi định 24/2000/NĐ-CP của Chính phủ; 11 năm đối với dự án đầu tư vào địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, dự án thuộc danh mục khuyến khích đầu tư theo Nghị định 24. Nhìn chung, cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư của tỉnh Hải Dương đã có những chuyển biến tích cực theo hướng tạo ra môi trường ngày càng thuận lợi hơn, đồng thời cũng có những biện pháp chủ động nhằm điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phục vụ tốt nhất cho việc thực hiện các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển. Cụ thể, hiện tỉnh có 3 tuyến đường sắt (tuyến Hà Nội- Hải Dương- Hải Phòng, tuyến Kép- Bãi Cháy, tuyến chuyên dùng của nhà máy nhiệt điện Phả Lại từ Bắc Nội đến Phả Lại) với tổng chiều dài trên 70km, 13 tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài 258km (trong đó có 214,8km là đường nhựa, còn lại là đá dăm và cấp phối).

Như vậy, có thể nói rằng hệ thống giao thông trong tỉnh đã phát triển rộng khắp, từ đường bộ, đường thuỷ, các tuyến đường tỉnh, huyện đến các xã và thôn xóm, đáp ứng được trước hết là nhu cầu đi lại của nhân dân và hơn nữa là hoạt động vận chuyển, giao lưu hanàg hoá phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Nói tóm lại, môi trường đầu tư của tỉnh Hải Dương đã có những bước phát triển mạnh mẽ kể từ khi được tái lập, nó đảm bảo sự tăng trưởng kinh tế trong xu thế ổn định, cơ sở hạ tầng được nâng cấp cải thịên, luôn có những chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư.