MỤC LỤC
+ Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt thể hiện: Một mặt không thể tạo ra đất đai mới theo ý muốn con người, đất đai không bị hao mòn và đào thải, nếu sử dụng hợp lý thì chất lượng ngày càng tốt hơn, sức sản xuất cao hơn, còn các máy móc công cụ sản xuất cũng là tư liệu lao dộng nhưng sau một thời gian sử dụng đều bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, sẽ bị đào thải khỏi quá trình sản xuất và thay thế bằng những máy móc, công cụ mới. Mặc dù bị giới hạn về mặt không gian nhưng sức sản xuất của đất đai là không có giới hạn, nghĩa là mỗi đơn vị diện tích đất đai nhờ tăng cường đầu tư vốn, sức lao động, đưa khoa học và công nghệ mới vào sản xuất mà sản phẩm đem lại trên trên một đơn vị diện tích ngày càng nhiều hơn.
Đánh giá hiệu quả kinh tế của sản xuất lâm nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường có những khó khăn khi xác định các yếu tố đầu vào và đầu ra của nó bởi vì trong sản xuất lâm nghiệp, việc sử dụng các tư liệu sản xuất vào nhiều quá trình sản xuất và trong nhiều năm nhưng không đồng đều. Bên cạnh đó, các kết quả xét về mặt vật chất có thể lượng hoá để tính và so sánh trong thời gian và không gian cụ thể nào đó, nhưng để xác định đúng và đủ những kết quả về mặt xã hội, môi trường sinh thái, độ phì của đất, khả năng cạnh tranh trên thị trường của cả một doanh nghiệp, một vùng nông nghiệp là khó khăn bởi nó không thể lượng hoá được. Hạch toán kinh tế trong sản xuất nông nghiệp cho các hộ nông dân là việc tổng hợp các khoản chi phí trong quá trình sản xuất nhằm sử dụng đầy đủ, tiết kiệm và có hiệu quả các yếu tố đầu vào bằng việc tính toán, phân tích và giám sát mọi khoản thu chi để sản xuất có lãi và tạo điều kiện mở rộng phát triển sản xuất.
Thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian khai thác dự án (thường tính bằng năm) mà toàn bộ các khoản thu nhập do dự án mang lại có thể bù đắp đủ toàn bộ VĐT của dự án, số tiền thu hồi này không bao gồm lãi suất phát sinh trả cho việc sử dụng vốn ứng trước.
Về khung pháp lý quản lý đất đai và giao đất lâm nghiệp, trong giai đoạn này, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách liên quan đến quản lý đất đai, đặc biệt Quyết định số 184/HĐBT ngày 6/11/1982 của Hộ đồng Bộ trưởng về đẩy mạnh giao đất giao rừng cho tập thể và nhân dân trồng cây gây rừng. Năm 1981, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị 100/CT-TW mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động mà thực chất là khoán đến hộ gia đình sản xuất nông nghiệp.Tiếp theo Chỉ thị 100/CT-TW, để tăng vai trò kinh tế của hộ gia đình nông dân, Bộ Chính Trị đã đề ra Nghị Quyết 10 về đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp với nội dung cơ bản là giải phóng triệt để. + Hồ sơ giao đất còn nhiều tồn tại như: Diện tích giao không chính xác, không xác định được vị trí đất đã giao, thiếu biên bản xác minh ranh giới mốc giới + Ranh giới sử dụng đất của các tổ chức nhận đất như lâm trường, thanh niờn xung phong..chưa rừ ràng; tranh chấp, xen lấn giữa đất của lõm trường với các hộ chưa được giải quyết.
Sau khi Chính phủ ban hành Nghị định 163/1999/NĐ-CP về giao đất lâm nghiệp thay thế cho Nghị định 02 nêu trên, Các tỉnh căn cứ vào Nghị định này, đã giao cho ngành địa chính chủ trì tổ chức thực hiện việc đo đạc, giao đất lâm nghiệp và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Hiện có 3 hình thức tập trung - tích tụ đất cho phát triển rừng trồng phổ biến hiện nay là mua, thuê và liên doanh-liên kết giữa các đối tượng người dân với người dân, người dân với doanh nghiệp (tư nhân và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài) và doanh nghiệp với doanh nghiệp. Đối với hình thức thuê đất chủ yếu là thuê lâu dài (tối thiểu là 50 năm) từ Nhà nước và hộ gia đình thông qua việc trả tiền 1 lần hoặc trả tiền thuê hàng năm do chưa có hướng dẫn thanh lý tài sản trên đất như rừng trồng của Chương trình 327, 661. Việc tìm ra mô hình về liên doanh, liên kết, hợp tác, chia sẻ quyền lợi bình đẳng giữa nông dân và doanh nghiệp trong phát triển rừng trồng sản xuất là điều kiện tiên quyết để thúc đẩy, khuyến khích các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư vào kinh doanh sản xuất rừng trồng.
Diện tích đất rừng được giao cho các lâm trường quốc doanh và chính quyền địa phương cũng lâm vào tình trạng tương tự, bởi năng lực tổ chức, điều kiện hoạt động và nhân lực còn rất hạn chế, không có khả năng kinh doanh và cũng chưa có điều kiện để sản xuất kinh doanh có hiệu quả trên diện tích rừng được giao.
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã được giao nhưng do không cập nhật kịp thời nên khi mất rừng hay người dân chuyển đổi mục đích sử dụng, chuyển nhượng rừng cho các chủ sử dụng khác, cơ quan chức năng cũng không nắm được. Việc lấn chiếm đất rừng thuộc quyền hạn xử lý của kiểm lâm, nhưng hiện tại, quyền này lại được chuyển về cơ quan tài nguyên môi trường. Quyết định 178/QĐ-TTg ngày 12/1/2001 của Thủ tướng Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của các gia đình cá nhân được giao đất, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp;.
Báo cáo rà soát, điều chỉnh quy hoạch nông - lâm nghiệp, thuỷ lợi, tỉnh Quảng Trị do Viện điều tra thiết kế nông - lâm xây dựng;.
Xen giữa các đợt gió mùa Đông Bắc là những ngày gió Đông hoặc Đông Nam, chính nhờ các đợt gió này mà cây trồng, gia súc nói riêng và sinh vật nói chung sau những ngày rét mướt kéo dài của gió Đông Bắc có điều kiện nhanh chóng phục hồi trạng thái sinh trưởng và phát triển để đủ sức chịu đựng thời tiết xấu do một đợt không khí lạnh khác ảnh hưởng. Hầu hết dân số huyện Cam Lộ tập trung lớn nhất trong ngành sản xuất nông nghiệp vì vậy lao động nông nghiệp chiếm tỷ lệ cao trên 73% so với lao động của toàn huyện và đều chưa qua đào tạo đây là một trong những khó khăn, thách thức của địa phương trên con đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. + Vùng đồng bằng: Nhờ có những chính sách mới trong công tác quản lý và ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp nên điều kiện kinh tế của các hộ nông dân có chuyển biến tích cực, nhiều mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả cao đã xuất hiện trong thời gian qua.
Năng lực tưới mới đảm bảo trên 70% cho cả vụ Đông Xuân và Hè Thu.Tuy nhiên, cũng có một số công trình được xây dựng từ lâu đồng thời việc quản lý và khai thác công trình của người dân chưa được tốt nên đến mùa mưa lũ hằng năm bị bồi lắng và hư hỏng nhiều hạn mục đến nay đã bị xuống cấp, không phát huy được hiệu quả tưới tiêu. Cùng với việc nâng cấp hệ thống thông tin liên lạc trực tuyến, ngành bưu chính viễn thông đã đầu tư xây dựng hệ thống điện thoại vô tuyến phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, số máy điện thoại đến thời điểm cuối năm 2007 là 5514 máy, bình quân trên 100 dân đạt 11,4 máy. Ngành nông nghiệp huyện phát triển Cam Lộ lấy sản xuất lương thực làm trọng tâm, tích cực phát triển cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, đầu tư áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất bố trí lại cơ cấu mùa vụ, cơ cấu cây trồng, kết hợp các chính sách về đất đai, chính sách về thuế, tín dụng.đã đưa sản xuất trong nông nghiệp từng bước tăng trưởng khá và ổn định.