MỤC LỤC
Từ những năm đầu của thập niên 90 sau khi khối SEV giải tán và Việt Nam thực hiện công cuộc đổi mới với chính sách mở cửa và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, quan hệ thương mại của Việt Nam với các nước thành viên ASEAN ngày càng được cải thiện và phát triển. Thương mại giữa Việt Nam và các nước ASEAN trong mấy năm vừa qua đã phát triển với tốc độ tăng trưởng cao mặc dù mức tăng trưởng trong thời kỳ này còn đột biến và thất thường. Trong những năm qua hàng nhập khẩu từ các nước ASEAN vào thị trường Việt Nam tuy vẫn còn mang tính chất thâm nhập thị trường nhưng có nhiều mặt hàng đã bán rẻ, tạo lập được tập quán tiêu dùng, trước hết phải kể tới xe máy nhập từ Thái Lan, hàng điện, điện tử và điện lạnh nhập từ Singapore, Malaisia, phân bón từ Indonesia.
Trong thương mại với các nước ASEAN, việc xuất khẩu và nhập khẩu thường hay tập trung vào một nhóm các mặt hàng nhất định, chiếm một tỷ trọng rất lớn trong kim ngạch. Mặc dù thương mại Việt Nam và các nước ASEAN đã tăng trưởng với một tốc độ lớn trong thời gian vừa qua, tuy nhiên các mối quan hệ thương mại và giao lưu hàng hoá mới chỉ đang trong quá trình hình thành và đối với rất nhiều các mặt hàng, những mối quan hệ này còn rất mỏng manh và dễ bị phá vỡ. Khi tham gia thực hiện khu vực mậu dịch tự do ASEAN, đánh giá sự thuận lợi hay khó khăn khi thực hiện và đánh giá các ảnh hưởng không chỉ là tình hình buôn bán ngoại thương của Việt Nam đối với những nước trong khu vực, mà bên cạnh đó và quan trọng hơn rất nhiều, sẽ là các yếu tố cơ bản của nền kinh tế, như cơ sở hạ tầng, các điều kiện về nguồn lực, các yếu tố về chính sách.
Trình độ công nghệ sản xuất hiện nay ở ta, đặc biệt trong các ngành chủ chốt như công nghiệp chế tạo, chế biến, còn ở mức yếu kém thì liệu có đủ sức cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường hay chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá của các nước ASEAN thậm chí nhiều doanh nghiệp bị phá sản, thất nghiệp theo đó tăng. Phần lớn các doanh nghiệp đều mới bước vào thương trường nên có nhiều hạn chế, thể hiện ở các mặt như: kinh doanh trên diện mặt hàng rộng nhưng thiếu chuyên ngành; mạng lưới tiêu thụ còn mong manh; các doanh nghiệp còn chưa quan tâm và ít thành công trong việc xây dựng khối các khách hàng tin cậy và lâu bền; thiếu thông tin và thiếu hiểu biết về thị trường và khách hàng; Thiếu các hoạt động xúc tiến thương mại dưới nhiều hình thức như thông tin thương mại, hỗ trợ triển lãm quảng cáo, tư vấn về thị trường, môi trường đầu tư, tìm đối tác kinh doanh. Hơn nữa, do cơ cấu danh mục hàng hoá tham gia CEPT bao gồm cả nông sản thô và nông sản chế biến nên nếu Việt Nam tăng cường sản xuất hàng nông sản thì sự cắt giảm về thuế sẽ trở thành yếu tố kích thích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất mặt hàng này để xuất khẩu sang ASEAN và các nước ngoài khu vực.
Thứ bảy, một trong những quy định về sản phẩm được hưởng quy chế Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GPS) của Mỹ là "trị giá nguyên liệu cho phép nhập để sản xuất hàng hoá đó phải dưới 65% toàn bộ giá trị của sản phẩm đó khi vào lãnh thổ hải quan Mỹ" và "giá trị một sản phẩm được chế tạo ở hai hoặc trên hai nước là hội viên của một hiệp hội kinh tế, liên minh thuế quan, khu mậu dịch tự do thì được coi là sản phẩm của một nước". Năm 1997, chính phủ Việt Nam cũng đã phê duyệt Lịch trình cắt giảm thuế quan tổng thể thực hiện AFTA giai đoạn 1996 - 2006 của Việt Nam để làm căn cư điều chỉnh cơ cấu trong nước và định hướng cho các doanh nghiệp trong việc xây dựng kế hoạch sản xuất - kinh doanh phù hợp. Đánh giá tác động của việc gia nhập AFTA của Việt Nam trong 5 năm vừa qua (1996 - 2000) mặc dù chúng ta đã từng bước thực hiện việc cắt giảm thuế quan cho 4200 dòng thuế tuy nhiên vẫn chưa cho thấy có những thay đổi đáng kể đối với thị trường xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam.
Mặt khác, những mặt hàng quan trọng, được bảo hộ cao, chiếm gần 50% kim ngạch thương mại của Việt Nam (như rượu bia, xăng dầu, ô tô xe máy, phân bón, hoá chất..) đang thuộc danh mục loại trừ hoàn toàn (GE) và danh mục loại trừ tạm thời (TEL), không phải thực hiện các nghĩa vụ cắt giảm thuế quan cũng như loại bỏ hàng rào phi thuế quan. - Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam so với các nước ASEAN cú điểm tương đồng khỏ rừ nột, cụ thể là nếu Việt Nam cú lợi thế xuất khẩu các mặt hàng nông sản, nguyên liệu thô và một số sản phẩm công nghiệp nhẹ thì các nước ASEAN cũng có lợi thế này và chính là đối thủ cạnh tranh thị trường xuất khẩu với Việt Nam.
Ba là, đảm bảo tính nhất quán và tính ổn định của hệ thống luật pháp, chính sách, quy định của các cấp, các ngành đối với các lĩnh vực thương mại phù hợp với các cam kết của khu vực thương mại tự do ASEAN, diễn đàn hợp tác kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bốn là, xây dựng chiến lược thương mại thích hợp với điều kiện hội nhập từ việc xác định thị trường trọng điểm (hiện nay là thị trường khu vực Châu Á - Thái Bình Dương), quy hoạch mặt hàng xuất nhập khẩu, thực hiện chính sách đầu tư thích hợp, tổ chức mạng lưới phân phối hàng xuất khẩu hữu hiệu. Năm là, Sử dụng tổng hợp các công cụ tỷ giá hối đoái, lãi suất, trợ cấp và các biện pháp quản lý hành chính để điều chỉnh hoạt động thương mại theo các mục tiêu đặt ra.
Đồng thời, cần chú trọng đến tác động riêng rẽ của từng loại công cụ đến hoạt động xuất nhập khẩu để sử dụng một cách linh hoạt cho thích hợp đối với từng loại quan hệ thương mại trong từng giai đoạn phát triển. Tránh tình trạng các cơ quan quản lý có thẩm quyền không những không tạo điều kiện thuận lợi mà còn gây ách tắc cho hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp. Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm các quy phạm pháp luật về quản lý thương mại cả cơ quan quản lý Nhà nước lẫn các doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
- Trên cơ sở xác định hướng phát triển cho từng ngành, xây dựng tiến trình cắt giảm thuế quan đối với các sản phẩm nằm trong danh mục loại trừ tạm thời theo hướng sao cho sản phẩm cần được bảo hộ sẽ được đưa vào giảm sau, yêu cầu bảo hộ càng cao thì đưa vào cắt giảm càng muộn để có thời gian củng cố và phát triển sản xuất. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế được tham gia vào hoạt động xuất khẩu.Bãi bỏ tối đa các quy định về thủ tục hành chính gây trở ngại cho tổ chức tham gia xuất khẩu, như hạn chế cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp, chế độ cơ quan chủ quản, hạn ngạch và kế hoạch xuất khẩu định hướng (từ hạn ngạch mà các nước thoả thuận với Việt Nam). Theo mục tiêu đề ra, sự chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu sẽ theo hướng giảm nhanh xuất khẩu hàng hoá ở dạng nguyên liệu thô và bán sản phẩm, tăng nhanh số lượng các mặt hàng chế biến sâu, tinh trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu; cùng với tăng kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu truyền thống và tìm kiếm và tăng tỷ trọng mặt hàng mới theo kịp với yêu cầu tiêu dùng hiện đại của thị trường thế giới.
Doanh nghiệp là những chủ thể có vai trò quan trọng thực hiện những cam kết của Nhà nước trong khuôn khổ CEPT/AFTA.Vừa qua, dường như sự quam tâm đến CEPT chỉ mới dừng lại ở các cơ quan Nhà nước có nhiệm vụ liên quan trực tiếp, còn các doanh nghiệp thực sự chưa có thông tin rộng rãi và đầy đủ về tiến trình hội nhập và thực hiện CEPT/AFTA. Về mặt chính sách, Nhà nước cần có sự thông tin kịp thời và chính xác về cơ hội kinh doanh tham gia CEPT, đồng thời nghiên cứu ban hành các chế độ hỗ trợ các doanh nghiệp của ta đủ sức vươn lên khai thác những lợi thế buôn bán làm ăn với các nước thành viên ASEAN, thiết thực góp phần thực hiện CEPT trước mắt cũng như lâu dài. - Hỗ trợ đúng mức các doanh nghiệp Việt Nam thông qua một số biện pháp thích hợp như tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại dưới nhiều hình thức, dùng các công cụ tài trợ gián tiếp như tổ chức hệ thống thông tin, hỗ trợ tuyên truyền quảng cáo, can thiệp, giải quyết những vấn đề phát sinh xâm phạm quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp trên trường quốc tế.
Quá trình hình thành và phát triển của khu vực mậu dịch tự do ASEAN - AFTA.