Bổ sung mô-đun tính dư nợ khách hàng vào hệ thống

MỤC LỤC

Hoạt động của các xí nghiệp

Xí nghiệp xây lắp công trình đã thực hiện xây lắp nhiều công trình viễn thông, phát thanh và truyền hình với phương thức chìa khoá trao tay cho khách hàng.  Triển khai dự án cung cấp dịch vụ Internet trên phạm vi toàn quốc (ISP). c) Chi nhánh phía Nam. Chi nhánh được phép hoạt động trên mọi lĩnh vực kinh doanh của công ty. d) Trung tâm mạng truyền dẫn.  Tổ chức điều hành hoạt động kinh doanh dịch vụ thuê kênh đối với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài Quân đội.  Tổ chức xây dựng và phát triển mạng truyền dẫn mới tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.  Giải quyết các thủ tục thuê kênh truyền dẫn cho các dịch vụ viễn thông của Công ty. e) Trung tâm xuất nhập khẩu. Mua, bán, xuất nhập khẩu các thiết bị viễn thông và công nghệ thông tin. f) Xí nghiệp khảo sát thiết kế.  Thiết kế và lập tổng dự toán các công trình thông tin Bưu chính- Viễn thông nhóm B,C và các hạng mục nhóm A; bao che các công trình công nghiệp nhóm B, C.

Xí nghiệp xây dựng được đội ngũ các cán bộ kỹ thuật kinh nghiệm được đào tạo chuyên môn sâu (Thạc sỹ, Kỹ sư, chuyên gia), cùng với các phương tiện thiết kế hiện đại được máy tính hoá 100% là điều kiện tốt nhất đáp ứng các công trình viễn thông lớn.

SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Đối với cá nhân của sinh viên thực tập

 Thí nghiệm xác định các tiêu chuẩn kỹ thuật của đất đá nền móng các công trình dân dụng và công nghiệp. Thiết kế các tuyến truyền dẫn qua viba số, cáp quang cho mạng đường trục Bắc - Nam của Bưu điện và Quân đội. Với mục tiêu của nhà trường như vậy, bản thân em là một sinh viên thuộc khoa Tin học kinh tế Trường Đại học KTQD đã trải qua 7 học kỳ nghiên cứu các môn học tại trường, học kỳ thứ 8 này là một học kỳ quan trọng để em có thể kiểm nghiệm lại những kiến thức đã học, đem những phương pháp mà các thầy cô đã giảng giạy để nghiên cứu ứng dụng trong thực tế và đề tài tốt nghiệp này là kết quả của những kiến thức đã học và công sức của em đã bỏ ra để hoàn thành.

Đề tài này chưa thực sự được tốt nhưng đó cũng là cả một sự cố gắng của em để học hỏi thêm một ngôn ngữ lập trình mới mà nhà trường chưa đưa vào chương trình giảng dạy.

MỤC TIÊU VÀ CÁC PHƯƠNG PHÁP ĐƯỢC SỬ DỤNG

Mục tiêu

Mục tiêu của đề tài đó là tạo ra được một modul theo đúng nhu cầu của cơ quan thực tập. Trong đó phải có đầy đủ các báo cáo về tình hình nợ của khách hàng theo những yêu cầu hoạt động của hệ thống, thuận tiện và dễ sử dụng nhất cho người dùng, dùng ngôn ngữ thích hợp với hệ thống để khi tích hợp modul với hệ thống được thuận tiện ( ngôn ngữ được dùng trong hệ thống là Visual Basic ), có thể convert dữ liệu sang các hệ quản trị cơ sở dữ liệu khác để phục vụ nhu cầu quản lý của cán bộ công nhân viên trong công ty, có một hệ thống các báo cáo phù hợp với nhu cầu quản lý. Đồng thời đề tài cũng là kết qủa của cả một quá trình học tập lâu dài và những kinh nghiệm thực tế mà cá nhân em đã thu thập được trong kỳ thực tập nên bản thân em cũng đặt ra mục tiêu sẽ đạt được một kết qủa cao trong quá trình đánh giá của các thầy cô giáo.

Các phương pháp được sử dụng

Trong thực tế, đề tài là thực hiện việc bổ sung một modul vào hệ thống nên phương pháp tìm hiểu, tiếp cận hệ thống mẹ là điều tất yếu để từ đó có thể kế thừa hệ thống mẹ và phát triển thêm, bổ sung thêm chức năng mà hệ thống mẹ chưa có. Với việc đã có sẵn hệ thống mẹ và chỉ phải bổ sung thêm một chức năng vào hệ thống là một thuận lợi cho việc tiếp cận, phân tích hệ thống cũng như việc thiết kế dữ liệu trong đề tài. Tuy nhiên, chính bởi vì hệ thống đang tồn tại là một hệ thống khá mới và khá mạnh nên để phân tích và thiết kế một đề tài mới là rất khó và không phù hợp, chính vì vậy mà đề tài được giao chỉ có thể thêm chức năng cho hệ thống mà thôi.

Tuy đây là một đề tài khá nhỏ bé so với hệ thống đã tồn tại nhưng để hoàn thành được nó cũng phải trải qua một quá trình phân tích và thiết kế dữ liệu cũng như thiết kế giải thuật và các giao diện vào ra như một hệ thống mới.

PHƯƠNG PHÁP LUẬN

  • HỆ THỐNG THÔNG TIN
    • PHƯƠNG PHÁP PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THÔNG TIN
      • THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ

        Để nghiên cứu được một trong các vấn đề của thực tế thì cần phải có một phương pháp luận làm cơ sở cho việc nghiên cứu vấn đề đó, đề tài này cũng là một vấn đề của thực tiễn do vậy để nghiên cứu và thực hiện đề tài này cũng cần phải có phương pháp luận làm cơ sở, chính vì vậy mà trong chương này sẽ trình bày một số phương pháp luận để làm cơ sở cho việc nghiên cứu đề tài. Hệ thống thông tin : là một tập hợp những con người, các thiết bị phần cứng, phần mềm, dữ liệu..thực hiện hoạt động thu thập, lưu trữ, xử lý và phân phối thông tin trong một tập các ràng buộc được gọi là môi trường. Cùng một hệ thống thông tin có thể được mô tả khác nhau tuỳ theo quan điểm của người mô tả theo một mô hình khác nhau và được chia thành ba mô hình cùng đề cập đến hệ thống thông tin: mô hình logic, mô hình vật lý ngoài và mô hình vật lý trong.

         Mô hình logic mô tả hệ thống làm gì: dữ liệu mà nó thu thập, xử lý mà nó phải thực hiện, các kho để chứa các kết quả hoặc dữ liệu để lấy ra cho các xử lý và những thông tin mà hệ thống sản sinh ra.  Mô hình vật lý ngoài chú ý tới những khía cạnh nhìn thấy được của hệ thống như là các vật mang dữ liệu và vật mang kết quả cũng như hình thức của đầu vào và của đầu ra, phương tiện để thao tác với hệ thống, những dịch vụ, bộ phận, con người và vị trí công tác trong hoạt động xử lý, các thủ tục thủ công cũng như những yếu tố về địa điểm thực hiện xử lý dữ liệu, loại màn hình hoặc bàn phím được sử dụng.  Mô hình vật lý trong liên quan tới những khía cạnh vật lý của hệ thống tuy nhiên không phải là cái nhìn của người sử dụng mà là cái nhìn của nhân viên kỹ thuật.

        Đánh giá yêu cầu có mục đích cung cấp cho lãnh đạo tổ chức hoặc hội đồng Giám đốc những dữ liệu đích thực để ra quyết định về thời cơ, tính khả thi và hiệu quả của một dự án phát triển của một hệ thống. Những mục đớch chớnh của phõn tớch chi tiết là hiểu rừ cỏc vấn đề của hệ thống đang nghiên cứu, xác định những nguyên nhân đích thực của vấn đề đó, xác định những đòi hỏi và những áp đặt ràng buộc đối với hệ thống và xác định mục tiêu mà hệ thống mới phải đạt được. Giai đoạn này nhằm xác định tất cả các thành phần logic của một hệ thống thông tin, cho phép loại bỏ được các vấn đề của hệ thống thực tế và đạt được những mục tiêu đã được thiết lập ở giai đoạn trước.

        Mô hình logic của hệ thống mới sẽ bao hàm thông tin mà hệ thống mới sẽ sản sinh ra (nội dung của. Outputs), nội dung của cơ sở dữ liệu (các tệp, quan hệ giữa các tệp), các xử lý và hợp thức hoá sẽ phải thực hiện (các xử lý) và các dữ liệu sẽ được nhập vào (các Inputs). Để giúp những người sử dụng lựa chọn giải pháp vật lý thoả mãn tốt hơn các mục tiêu đã định ra trước đây, nhóm phân tích viên phải đánh giá các chi phí và lợi ích (hữu hình và vô hình) cả mỗi phương án và phải có những khuyến nghị cụ thể. Mục tiêu chính của giai đoạn này là đưa ra được chẩn đoán về hệ thống đang tồn tại, nghĩa là xác định được những vấn đề chính cũng như những nghuyên nhân chính xác của chúng, xác định được mục tiêu cần đạt được của hệ thống mới và đề xuất ra các yếu tố giải pháp cho phép đạt được mục tiêu về môi trường trong đó hệ thống phát triển và hiểu thấu đáo hoạt động của chính hệ thống.

        Đây là một quá trình tương đối phức tạp, cần phải hiểu biết sâu sắc hệ thống thông tin đang nghiên cứu, am hiểu những khái niệm cơ bản của cơ sở dữ liệu và cần phải có một phương pháp thực hiện các công việc thiết kế một cách có cấu trúc.

        4.2  Sơ đồ luồng dữ liệu
        4.2 Sơ đồ luồng dữ liệu

        KẾT QUẢ THU ĐƯỢC TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

        PHÂN TÍCH HỆ THỐNG

          Từ sơ đồ này phân rã ra thành các mức khác nhau và có các công đoạn khác nhau. Sau đây là phân rã từ sơ đồ DFD context(level 0) sang sơ đồ DFD level 1.

          CÁC VẤN ĐỀ TỔNG QUAN I. Tổng quan về cơ sở thực tập