Những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại BIDV Quang Trung

MỤC LỤC

Đánh giá thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại BIDV Quang Trung giai đoạn 2008-

Như vậy giai đoạn năm 2008-2011 tuy trải qua nhiều khó khăn và thách thức bởi suy thoái kinh tế toàn cầu nhưng BIDV Quang Trung vẫn đạt được thành tựu đáng khích lệ trong công tác thẩm định dự án đầu tư ngành chế biến thực phẩm. Về thẩm định doanh thu và chi phí của dự án đôi khi CBTĐ chỉ dựa vào thông tin một chiều từ hồ sơ dự án của chủ đầu tư và cảm tính của bản thân để ước tính sự thay đổi các yếu tố như: giá bán sản phẩm, các chi phí, công suất dự án nên chất lượng dự báo chưa cao. Nền kinh tế thị trường cũn chưa được định hỡnh một cỏch rừ ràng, do vậy cỏc hoạt động kinh tế còn gặp phải nhiều khó khăn, thách thức, đồng thời còn phải đương đầu với nhiều rủi ro, bất ổn trong quá trình hội nhập và phát triển hiện tại.

Hệ thống thông tin trong nền kinh tế giúp cho công tác thẩm định dự án nhất là khâu thẩm định tài chính còn nghèo nàn và thiếu thốn, chưa có hệ thống, thiếu tính cập nhật và độ chính xác cần thiết - những yếu tố hết sức cần thiết trong công tác thẩm định dự án. Các Ngân hàng vẫn phải dựa vào các nguồn thông tin từ phía khách hàng là chủ yếu mà đa số các nguồn thông tin đó thiếu tính khách quan cần thiết, và nhiều khi cán bộ thẩm định còn gặp nhiều khó khăn trong việc thẩm định lại tính chuẩn xác của các nguồn thông tin đó. Hơn nữa, việc có những thay đổi thường xuyên của các chế độ chính sách như hiện nay cũng làm cho ngân hàng khó có thể đưa ra những nhận xét chính xác trong tương lai, do vậy gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả của công tác thẩm định dự án.

Mỗi cán bộ thẩm định phải đảm nhận nhiều dự án thuộc những lĩnh vực khác nhau, khiến công việc đôi khi là quá nhiều, cán bộ thẩm định không thể chuyên tâm sâu vào một lĩnh vực, một dự án nào mà phải dàn trải đều quỹ thời gian làm việc, tìm hiểu thông tin quá nhiều để có thể có hiểu biết về lĩnh vực cần thẩm định…chính điều đó đã phần nào khiến chất lượng thẩm định không cao. Mặc dù ngân hàng đã được đầu tư khá đầy đủ trang thiết bị, tuy nhiên việc ứng dụng các chương trình tiện ích, các chương trình quản lý, các chương trình phần mềm ứng dụng, đặc biệt là các mô hình dự báo và thu thập thông tin vào phục vụ công tác thẩm định còn nhiều hạn chế về khả năng của phần mềm.

BIẾN THỰC PHẨM TẠI BIDV QUANG TRUNG

Định hướng phát triển hoạt động của BIDV Quang Trung trong thời gian tới

Hiện nay, có rất nhiều dự án của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, dự án trong nước, các dự án nước ngoài nói chung và các dự án đầu tư ngành chế biến thực phẩm nói riêng…được triển khai và đang có nhu cầu vay vốn của ngân hàng. Hoạt động đầu tư về chế biến, sản xuất thực phẩm là lĩnh vực chịu tác động của nhiều yếu tố chủ quan cũng như khách quan, chứa đựng nhiều rủi ro nên để lựa chọn được các dự án khả thi, đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn của mình, các ngân hàng cần phải chú trọng không ngừng nâng cao chất lượng công tác thẩm định. Do vậy ngân hàng cần xây dựng và thực hiện các giải pháp đối với từng hoạt động cụ thể của công tác cho vay theo từng loại hình dự án đầu tư, để chất lượng thẩm định thực sự trở thành lợi thế cạnh tranh của mình.

Xen xét, đánh giá năng lực quản lý, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm quản lý của chủ đầu tư đối với lĩnh vực chế biến thực phẩm, uy tín của chủ đầu tư thông qua các mối quan hệ tài chính – kinh tế tín dụng với ngân hàng và bạn hàng, hiệu quả khả năng vận hành của dự án sau đầu tư. Đối với dự án đầu tư chế biến thực phẩm khi tiến hành thẩm định cần quan tâm, nghiên cứu kỹ phương diện nguyên vật liệu đầu vào cho dự án, và thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, chú ý đến khía cạnh vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Các giải pháp về xây dựng, kiến trúc, kỹ thuật của dự án phải khả thi, đạt các tiêu chuẩn, quy chuẩn nhất định, đặc biệt là giải pháp về kỹ thuật với yêu cầu hạn chế ô nhiễm môi trường từ chất thải trong quá trình sản xuất, chế biến thực phẩm.

Hoàn thiện quy trình thẩm định ngày càng chi tiết, hợp lý, khoa học, đảm bảo đầy đủ các nội dung cần thẩm định và cần có những hướng dẫn cụ thể, chi tiết đối với từng loại hình dự án đầu tư nói chung và các dự án đầu tư chế biến thực phẩm nói riêng, thống nhất, đơn giản hóa thủ tục cho vay tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp vay vốn. Trong quá trình tiến hành thẩm định các phương diện của dự án đầu tư phải đảm bảo đánh giá khách quan, khoa học, toàn diện, đồng thời các cán bộ thẩm định cần có sự phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, các chuyên gia, tổ chức tư vấn, và vận dụng linh hoạt các phương pháp thẩm định.

Một số giải pháp hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư ngành công nghiệp chế biến thực phẩm tại BIDV Quang Trung

Cơ sở số liệu của quá trình thẩm định dự án đầu tư là thông tin, số liệu về đơn vị, dự án và các tài liệu khác như luật, các văn bản dưới luật, các văn bản về chế độ thuế và kế toán… Tuy nhiên, thực tế, các thông tin, số liệu liên quan đến dự án và đơn vị là chủ dự án đều do phía chủ dự án cung cấp. Mục đích của cuộc phỏng vấn là để kiểm tra tư cách của những người đứng đầu doanh nghiệp, kiểm tra về ý tưởng của họ, về dự án, trình độ hiểu biết của họ về dự án, năng lực điều hành dự án… Không nên chỉ phỏng vấn mà nên tiếp xúc trực tiếp với những người làm việc tại doanh nghiệp để nắm rừ tỡnh hỡnh sản xuất kinh doanh hiện tại cũng như trong quỏ khứ của doanh nghiệp. Các nguồn thông tin cần thiết có thể được thu thập từ trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHNN, từ các tổ chức tín dụng mà ngân hàng có quan hệ, từ các cơ quan quản lý kinh tế, các chuyên gia kinh tế kỹ thuật, các thông tin đa dạng từ sách báo, tài liệu chuyên ngành có liên quan.

Đổi mới, hoàn thiện nội dung và nâng cao phương pháp thẩm định Phương pháp thẩm định cũng là một trong những yếu tố rất quan trọng có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng của công tác thẩm định bởi khi sử dụng phương pháp còn thiếu sót sẽ gây ra việc hiểu về hiệu quả dự án khác nhau. Khi thẩm định tổng vốn đầu tư, ngân hàng cần có quy định cụ thể về các nội dung trong tổng vốn đầu tư của một dự án như: vốn đầu tư cố định, vốn đầu tư lưu động, vốn đầu tư dự phòng, vốn đầu tư bù đắp các chi phí, bởi theo ý kiến của nhiều cán bộ thẩm định có kinh nghiệm thì tổng vốn đầu tư của dự án khi trình lên ngân hàng thường thấp hơn thực tế. Khi thẩm định các yếu tố chi phí sản xuất kinh doanh của dự án như: lãi vay vốn lưu động, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí thuê đất, thuê chuyên gia, ngân hàng cần có sự tham khảo các quy trình của Bộ tài chính, của cơ quan chủ quản của doanh nghiệp, so sánh với chi phí sản xuất của sản phẩm tương tự trên thị trường, không nên chấp thuận hay mặc nhiên theo sự tính toán của chủ đầu tư hoặc tuỳ ý.

Như các phần mềm quản lý, các mô hình dự báo theo các phương pháp khác nhau, các phần mềm phân tích độ nhạy đa chiều… Các phần mềm này có thể tham khảo mua bản quyền từ công ty phần mềm hoặc thuê các công ty phần mềm viết ra những chương trình riêng phù hợp với điều kiện áp dụng tại chi nhánh. Trong phân công công tác cũng phải căn cứ vào trình độ kinh nghiệm, thế mạnh của từng người để công tác thẩm định đạt kết quả cao nhất.Nên phân các CBTĐ phụ trách khối doanh nghiệp theo ngành nghề, cho cán bộ đi tìm hiểu, học tập về loại ngành nghề đó nhằm tiến tới chuyên môn hoá công tác thẩm định.