MỤC LỤC
Trình độ cán bộ nói chung và trình độ cán bộ tín dụng nói riêng còn nhiều hạn chế, việc đánh giá khách hàng vay vốn thường dựa trên tài sản đảm bảo chứ chưa quan tâm đúng mức tới tính khả thi của dự án, nhiều cán bộ tín dụng chưa thực sự sát cánh cùng khách hàng, năng lực điều hành của các phòng chuyên môn còn nhiều hạn chế, nhiều cán bộ quản lý chưa thực sự coi trọng công tác kiểm tra, kiểm soát hồ sơ tín dụng và chứng từ kế toán giao phó cho các cán bộ nghiệp vụ nên còn để tình trạng có nhiều sai sót trong công tác hàng ngày ảnh hưởng đến chất lượng cho vay. Đối với những dự án lớn với yêu cầu kỹ thuật cao vựơt quá tầm nhìn của cán bộ tín dụng đòi hỏi có sự tư vấn của các chuyên gia kỹ thuật.Thực tế cho thấy nhiều khi bề nổi của một dự án mang tính thử nghiệm, xử lý kỹ thuật các quy mô lớn, dễ dẫn đến tâm lý ngại duyệt cho vay bởi không thể đủ năng lực thẩm định hay đo lường rủi ro.Điều đó không phục vụ cho phát triển những ngành nghề mới, đòi hỏi trình độ kỹ thuật công nghệ cao. + Quan tâm đến đội ngũ cán bộ tín dụng vì yếu tố con ngươì là yếu tố quyết định, cán bộ tín dụng là ngươì trực tiếp làm ra sản phẩm ngân hàng, họ phải là những con ngươì có tâm huyết với nghề, có trình độ chuyên môn, có đạo đức và có kinh nghiệm, có tinh thần trách nhiệm cao với công việc của mình.
+ Thực hiện phân loại đánh giá khách hàng để quyết định cho vay, hình thức cho vay, hình thức bảo đảm tiền vay… với khách hàng loại A là khách hàng truyền thống, có uy tín, vay trả sòng phẳng, có tiềm năng mở rộng quy mô hoạt động, có khả năng tài chính thực hiện dự án có hiệu quả, được áp dụng biện pháp bảo đảm tiền vay thích hợp. Đối với hệ thống NHNo&PTNT nói chung và chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh nói riêng, hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất là loài hình tín dụng truyền thống.Việc củng cố và phát triển loại hình tín dụng này không chỉ phát huy được ưu thế về đội ngũ cán bộ tín dụng mà còn góp phần nâng cao vị thế của ngân hàng trên thương trường. Để thu hút các doanh nghiệp tới vay vốn, chi nhánh cần sử dụng có hiệu quả hơn công cụ lãi suất, tìm mọi biện pháp nhằm hạ thấp lãi suất cho vay, áp dụng chính sách lãi suất thoả thuận đối với từng khách hàng cụ thể dựa trên uy tín và quy mô tín dụng, có chính sách ưu đãi đối với những khách hàng có quan hệ vay vốn lần đầu, có chính sách quà tặng phù hợp..Bên cạnh đó chi nhánh cần chủ động liên kết với các NHKV khác để thực hiện cho vay hợp vốn khi khách hàng có yêu cầu.
Trong lĩnh vực cho vay doanh nghiệp, NHNo&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh là đơn vị đi sau, do vậy để đảm bảo thành công trong việc thu hút những khách hàng doanh nghiệp, chi nhánh cần tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm của các NHTM khác, xây dựng chính sách về khách hàng: quy mô, thời hạn và hạn mức tín dụng, chính sách lãi suất, tài sản đảm bảo một cách hợp lý. Sớm thành lập các quầy giao dịch tại các khu công nghiệp, áp dụng các hình thức cho vay mới thuận tiện cho doanh nghiệp như: cho vay thấu chi, cho vay ngoại tệ trong thanh toán xuất nhập khẩu, cho vay mua cổ phần doanh nghiệp, nhanh chóng cung cấp các dịch vụ kèm theo như các hình thức bảo lãnh(dự thầu, bão lãnh đảm bảo chất lượng hàng hoá ..), các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng tập turng vào các doanh nghiệp, chủ động tiếp cận các ban ngành trong tỉnh để tìm hiểu các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn, chủ động cử cán bộ xuống giao dịch trực tiếp tại các doanh nghiệp để giới thiệu sản phẩm tín dụng, dịch vụ tiện ích kèm theo và ưu đãi áp dụng với khách hàng.
Hiện tại, chi nhánh cung cấp hai loại tài khoản tiền gửi ưu việt đó là hình thức gửi góp và tiết kiệm bậc thang, do vậy để nhanh chóng đưa hai hình thức tiết kiệm này trở lên thông dụng đơn vị cần có những hình thức quảng bá hữu hiệu cho sản phẩm như qua các phương tiện thông tin đại chúng, các băng dôn, bảng hiệu hay phát tờ rơi tới tận tay các hộ gia đình. Đội ngũ cán bộ tín dụng cần có sự đổi mới tư duy cho vay, tư duy tài sản đảm bảo cần thay thế bằng tư duy thẩm định, tư duy coi trọng tính khả thi của dự án: Đối với những khách hàng có đủ điều kiện vay vốn không phân biệt là doanh nghiệp Nhà nước hay doanh nghiệp ngoài quốc doanh, có thể cho vay ngắn, trung hoặc dài hạn đáp ứng nhu cầu vay vốn cho sản xuất kinh doanh, dịch vụ đời sống và các dự án đầu tư phát triển. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội như: Hội cựu chiến binh, Hội nông dân, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…NHNN&PTNT Tỉnh Hà Tĩnh là ngân hàng thương mại nhưng hoạt động tín dụng đối với kinh tế hộ luôn gắn chặt và hỗ trợ về tư vấn cho nông dân phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, ổn định nông thôn.
Phối hợp có hiệu quả với các cơ quan, tổ chức như trường học bệnh viện, cơ quan hành chính sự nghiệp, các tổ chức khuyến nông, các hội nông dân, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh..nhằm tạo ra kênh dẫn vốn thuận tiện, phát triển loại hình tín dụng đời sống phục vụ cán bộ công nhân viên và những khách hàng có nhu cầu, kiến nghị với các ban ngành có chức năng để thực hiện hình thức cho vay thế chấp sổ lương đối với những người đã nghỉ hưu.
NHNo cần có văn bản chỉ đạo hướng dẫn kịp thời và chính xác nghiệp vụ khi có văn bản mới của NHNN, của các ngành và của Chính phủ liên quan đến nghiệp vụ ngân hàng. Đồng thời mở các chương trình đào tạo về kiến thức pháp luật về marketing, hướng dẫn cho các cán bộ tín dụng kịp thời về các kiến thức mới. Để cho hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh ngày một hiệu quả, phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn, em xin mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị.
Ban lãnh đạo và trưởng phòng nghiệp vụ kinh doanh cần tăng cường công tác tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ tín dụng. Ngân hàng cần tăng cường hơn nữa việc lập hồ sơ kinh tế theo từng Xã, theo làng nghề, phân tích, đánh giá tình hình Kinh tế - Xã hội với từng Khu vực, phân loại khách hàng, phân loại hộ làm căn cứ mở rộng, đầu tư tăng trưởng tín dụng, đầu tư đúng đối tượng khách hàng hơn. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp giữa cán bộ tín dụng và cán bộ kế toỏn trong cụng tỏc theo dừi nợ, cỏn bộ kế toỏn theo dừi sao kờ lói, lói sút, nợ gốc sắp đến hạn,.
Cán bộ tín dụng trực tiếp phụ trách địa bàn và ban lãnh đạo Ngân hàng cần thường xuyên hơn kiểm tra tình hình sử dụng vốn của các thành viên của các tổ vay vốn. Tập huấn thường xuyên các quy định về vay vốn cho các tổ trưởng vay vốn, cần thiết nên in các tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ vay vốn gửi cho tổ trưởng. Ngân hàng phải thường xuyên rà soát nợ đến hạn, nhằm nắm chặt tình hình tài chính của các hộ để có biện pháp thu hồi nợ tốt nhất, hạn chế nợ quá hạn phát sinh.
Khi phát sinh nợ quá hạn chưa trả được cán bộ tín dụng cần phõn tớch rừ nguyờn nhõn, phõn loại nợ để cú biện phỏp xử lý kịp thời theo chế độ. Trên đây là một số nhận xét, ý kiến đề xuất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Hà Tĩnh.