Nâng cao chất lượng đào tạo và phát triển lực lượng công nhân kỹ thuật tại Công ty Cổ phần Công nghiệp tàu thủy Hoàng Anh

MỤC LỤC

GIÁM ĐỐC

Tổ chức

Quản lý chung toàn bộ công ty, chịu trách trước Tập đoàn công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, trước pháp luật về điều hành công ty.Giám đốc là đại diện pháp nhân và có quyền hành cao nhất trong công ty. Một Phó Giám đốc phụ trách mảng kinh doanh, một Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật. Phó Giám đốc thực hiện công việc theo sự phân công của Giám đốc, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về các công việc được giao.

Phòng Kế toán đứng đầu là Kế toán trưởng, có nhiệm vụ kiểm tra giám sát các hoạt động kinh doanh, bám sát tình hình tái chính, giúp Giám đốc đề ra những biện.

Kế Toán

Một Phó Giám đốc phụ trách mảng kinh doanh, một Phó Giám đốc phụ trách kỹ.

Kỹ Thuật

  • Phân tích thực trạng công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật của công ty CPCNTT Hoàng Anh 01
    • Phương hướng phát triển của công ty đến năm 2015
      • Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật tại công ty

        Nhìn chung cán bộ kĩ thuật chuyên môn nghiệp vụ đang công tác trong công ty được đào tạo cơ bản có hệ thống tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, nhiệt tình hăng say trong công việc, tự học tập rèn luyện vươn lên trong thực tế sản xuất. Công nhân độ tuổi < 30 đến 40 chiếm tỷ lệ cao, trong thực tế sản xuất ngày càng mở rộng, cùng với quy trình công nghệ hiện đại thì đội ngũ này cần được đào tạo một cách chuyên sâu và thực tế hơn, tạo điều kiện cho người lao động được sử dụng điều khiển các thiết bị công nghệ mới, tiên tiến, tham gia đóng và sửa chữa những con tàu có trọng tải lớn đạt tiêu chuẩn Quốc tế. - Qua bảng số liệu trên ta thấy đội ngũ công nhân kỹ thuật Công ty là một dàn nhân lực trẻ, khoẻ năng động, ở độ tuổi có thể tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn lành nghề của mình nhằm đáp ứng công việc kịp thời nhanh chóng, mang lại thu nhập cao cho bản thân người lao động và gia đình họ nói chung.

        - Dịch vụ của Công ty ngày càng được mở rộng, các doanh nghiệp được thành lập trong huyện và ngoài huyên Xuân Trường, tham gia tích cực vào hoạt động sản xuất kinh doanh mua bán, xuất nhập khẩu các mặt hàng, dịch vụ cung ứng tài chính nhằm mở rộng kinh doanh đa nghành, tăng thị phần trong huyện và cả nước. - Tính cạnh tranh trên thị trường: Xu hướng của con người là tạo ra các sản phẩm, dịch vụ với hàm lượng chất xám ngày càng cao, do vậy nền kinh tế sôi động như hiện nay tính cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, điều này tác động không nhỏ đến công cuộc đào tạo công nhân kĩ thuật của các tổ chức bởi công nhân kĩ thuật chính là chủ nhân tạo ra các sản phẩm, dịch vụ đó. - Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty: Mỗi tổ chức có đặc điểm sản xuất kinh doanh là khác nhau như: nghành điện, Xây dựng, nghành cơ khí… Bao gồm nhiều loại công việc khác nhau do đó đội ngũ công nhân kỹ thuật ở các nghành này có kiến thức nghề nghiệp chuyên môn là hoàn toàn khác nhau.

        Ngoài các nhân tổ trên còn có một số các yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến công tác đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật của Công ty, do vậy khi xây dựng chương trình đào tạo Công ty cần xem xét phân tích kĩ lưỡng từng nhân tố để quá trình đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật đem lại thành quả tốt đẹp, đạt được mục tiêu, chiến lược đề ra của Công ty. Việc xác định nhu cầu đào tạo và phát triển công nhân kĩ thuật phải căn cứ vào rất nhiều yếu tố, từ việc phân tích doanh nghiệp, phân tích công việc, phân tích người lao động.Việc xác định nhu cầu đào tạo công nhân kĩ thuật được căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, căn cứ vào giá trị sản lượng kế hoạch, tốc độ tăng trưởng để xác định số lượng số lượng công nhân kĩ thuật cần có từ đó Công ty sẽ tổ chức đào tạo tại công ty mình hoặc liên kết đào tạo. Trước sức ép cung ứng công nhân kĩ thuật, thì ngoài việc tuyển những công nhân đúng chuyên nghành đóng tàu không thể đáp ứng đủ , nên để giải quyết nhu cầu về nhân lực thì trước mắtcông ty đã tuyển những lao động có sức khoẻ, đủ yêu cầu và tiến hành kèm cặp dạy nghề tại chỗ những người này vừa học vừa làm.Song việc đào tạo không được bài bản, không có khả năng chuyên sâu nên bộ phận này ít có khả năng phát triển trong công việc.

        + Phân công những công nhân có trình độ lành nghề cao, có kinh nghiệm trong sản xuất, có ý thức kỉ luật tốt, có phẩm chất đạo đức, có khả năng giảng dạy học viên học nghề, họ có bậc công nhân từ bậc 3 trở nên, họ vừa sản xuất vừa hướng dẫn công nhân học nghề,…. + Công nhân được học 2 tuần lý thuyết tại công ty sau khi đăng ký vào học nghề tại công ty: Trong thời gian này người học được nghe giảng về quá trình hình thành và phát triển công ty, cách phòng chống cháy nổ, giới thiệu công việc được học, … + Công nhân học nghề tại công ty tuỳ thuộc vào tay nghề từng công nhân mà được tăng bậc và tăng lương: Công ty đào tạo công nhân kĩ thuật có khoá học 3 tháng và 4 tháng. - Chương trình đào tạo công nhân kỹ thuật thì nội dung đào tạo chưa chuyên sâu mang tính công nghiệp cơ khí nói chung, hiệu quả giảng dạy chưa cao ( giáo viên là nhựng công nhân lành nghề nhiều khi họ không có trình độ, họ chỉ có tay nghề) - Công ty chưa chủ động và có kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn để thực hiện công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, mà hoàn toàn bị động chạy theo yêu cầu cấp bách của sản xuất trước mắt, nên đảm bảo về số lượng nhưng chất lượng không cao.

        Phương pháp đào tạo công nhân kĩ thuật của công ty chủ yếu là đào tạo mới, và công ty có cán bộ công nhân viên hành chính đi học thêm nâng cao tay nghề, xong họ phải tự túc chứ công ty chưa có chính sách ưu đãi về chỉ phí mà chỉ có sự ưu đãi về thời gian tạo điều kiện cho cán bộ đi học thêm nâng cao trình độ chuyên môn. Tại công ty đội ngũ phục phụ công tác đào tạo và phát triển với số lượng dồi dào là các công nhân kĩ thuật lành nghề có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm trong công tác.giáo viên dạy thực hành cho học viên trong hai tuần đầu và sau đó dạy luôn công nhân thực hành ngoài công trường. Trong quá trình dạy thực hành họ vừa làm việc họ vừa hướng dẫn cho học viên hoc, hướng dẫn quy trình công nghệ, phương thức vận hành máy móc, trình tự các bước tiến hành công việc mà học viên theo học, sau khi học viên nhìn họ làm và bắt chước làm theo, sau khi đã lắm được sự hướng dẫn và có thể làm được thì giáo viên cho học viên làm thử trong quá trình làm thử người dạy vừa làm việc của mỡnh vừa phải theo dừi người học và cho tới khi họ có thể làm được việc một cách tự lập và thành thạo thì khoá học của học viên tạm thời có thể xong.Và tuỳ theo tay nghề của học viên trong quá trình làm việc mà yêu cầu tổ trưởng báo cáo với cấp trên để tăng lương.

        + Sau quá trình học nghề: Người học nghề làm được công việc theo chuyên nghành mình đăng kí theo học, trở thành công nhân chính thức, họ làm việc độc lập được không phải phụ thuộc vào công nhân chính, làm việc thuần thục hơn, có tinh thần trách nhiệm hơn…năng suất lao động cao hơn, tạo ra nhiều sản phẩm hơn, họ có kỷ luật kỉ cương. Mục tiêu tổng quát của Tập Đoàn là: Sau năm 2010 Việt Nam sẽ trở thành Quốc gia có nghành Công nghiệp đóng tàu phát triển trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với tỉ lệ giá trị phần chế tạo sản xuất nội địa các phụ kiện của các sản phẩm đóng mới trong nước đạt 65% - 75% toàn giá trị con tàu, đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển đội tàu các loại trong nước và xuất khẩu đạt 500 triêu USD hang năm Với đà phát triển hiện tại công ty có nhiều mục tiêu đặt ra và phấn đấu sẽ hoàn thành và hoàn thành vựot kế hoạch trong kế hoach đặt ra trong giai đoạn 2008 – 2015 và đặc biệt là kế hoạch năm 2008 gần nhất.

        Bảng 2.3.3.2 Bảng phân loại theo trình độ chuyên môn
        Bảng 2.3.3.2 Bảng phân loại theo trình độ chuyên môn