MỤC LỤC
- Về mặt lý luận: Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản, nghiên cứu các vấn đề thực tiễn chung để làm rừ cỏc khỏi niệm mới về cụng chức HCNN, chất lượng công chức HCNN. - Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh Hải Dương, qua đó thấy được những ưu điểm và tìm ra nguyên nhân dẫn tới những hạn chế về chất lượng đội ngũ công chức HCNN của tỉnh.
- Số liệu sơ cấp: Thông tin và số liệu thu được qua điều tra bằng bảng hỏi tại 6 sở, 5 huyện, thành phố và 5 phường. Thông tin thu được từ phỏng vấn sâu một số lãnh đạo và chuyên viên các sở, ngành; huyện, thành phố, phường; các tổ chức và công dân.
+ Chuyên viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của ngạch trong hệ thống QLNN, giúp lãnh đạo ngành (ở cấp vụ đối với lĩnh vực có nghiệp vụ và có độ phức tạp cao); giúp lãnh đạo Uỷ ban nhân dân tỉnh (trong các lĩnh vực tổng hợp) về chỉ đạo và quản lý lĩnh vực công tác đó. - Các yêu cầu về kỹ năng như kỹ thuật xử lý công việc, khả năng giao tiếp và quan hệ phối hợp trong công tác, khả năng sử dụng các phương tiện kỹ thuật phục vụ trong công tác…. Tóm lại: Lao động của công chức HCNN là loại lao động trí tuệ phức tạp trong hệ thống QLNN. Vì trong QLNN, tổ chức thực hiện quản lý đa ngành, đa lĩnh vực; mỗi một ngành, một lĩnh vực có đặc thù riêng nên đòi hỏi đội ngũ công chức ở ngành, lĩnh vực đó phải có trình độ chuyên môn về ngành, lĩnh vực đó thì mới thực thi tốt nhiệm vụ, công vụ được giao. Vì vậy, công chức HCNN khác với người lao động trong các đơn vị sự nghiệp và doanh nghiệp kinh doanh. Phân loại công chức hành chính nhà nước. Việc phân loại công chức là yêu cầu tất yếu của công tác quản lý nguồn nhân lực. Phân loại công chức HCNN cũng tuân theo các tiêu chí phân loại chung của cả đội ngũ công chức. Phân loại công chức HCNN giúp cho việc xây dựng quy hoạch đào tạo công chức đúng đối tượng theo yêu cầu nội dung, công tác, đưa ra những căn cứ cho việc xác định biên chế một cách hợp lý và là tiền đề cho việc đề ra những tiêu. chuẩn khách quan trong việc tuyển dụng công chức, xác định cơ cấu tiền lương hợp lý. Phân loại công chức còn giúp cho việc tiêu chuẩn hoá, cụ thể hoá việc sát hạch, đánh giá thực hiện công việc của công chức. Thông thường việc phân loại công chức HCNN ở nước ta theo hệ thống chức nghiệp được thực hiện theo các tiêu chí như: vai trò vị trí, chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo. Trong từng loại, lại có thể phân thành nhóm hay tiểu loại nhỏ hơn. Chẳng hạn công chức HCNN phân theo các lĩnh vực: công chức quản lý hành chính, công chức quản lý kinh tế, công chức quản lý văn hoá, xã hội…Theo Nghị định số 117/2003/NĐ-CP ngày 10-10-2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, tại Điều 4 của Nghị định này, đội ngũ công chức HCNN được phân loại như sau:. Phân loại theo trình độ đào tạo:. a) Công chức loại A là người được bổ nhiệm vào ngạch, yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục đại học và sau đại học;. CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (KHỐI QLNN). CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN ĐẢNG, ĐOÀN THỂ; CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ. CÔNG CHỨC THUỘC CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ, CƠ QUAN TƯ PHÁP VÀ LỰC LƯỢNG. b) Công chức loại B là người được bổ nhiệm vào ngạch, yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục nghề nghiệp;. c) Công chức loại C là người được bổ nhiệm vào ngạch, yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn dưới giáo dục nghề nghiệp. d) Công chức loại D là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở dưới bậc sơ cấp. Phân loại theo ngạch công chức:. a) Công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở lên;. b) Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương;. c) Công chức ngạch chuyên viên và tương đương;. d) Công chức ngạch cán sự và tương đương;. đ) Công chức ngạch nhân viên và tương đương. Phân loại theo vị trí công tác:. a) Công chức lãnh đạo, chỉ huy;. b) Công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
Với các nhóm kỹ năng trên đều cần đến các khả năng cá nhân tương ứng với từng vị trí công tác như: khả năng tự nhìn nhận đánh giá, khả năng quản lý, kiềm chế mọi sự căng thẳng (mà chủ yếu là khả năng tổ chức công việc một cách có kế hoạch), khả năng giải quyết vấn đề một cách tự tin và sáng tạo..Thực tiễn cho thấy, công chức HCNN đều cần phải có đủ những kỹ năng trên, trong khi đó số công chức HCNN có được kỹ năng này hiện nay lại không phải là nhiều. Nhiệm vụ, nội dung và yêu cầu của công việc luôn thay đổi do các nhân tố khách quan như: áp dụng tiến bộ khoa học trong quản lý, do yêu cầu của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, do yêu cầu của thời kỳ CNH, HĐH đất nước..Nếu như công chức không nhận thức được sự thay đổi công việc của mình trong thực tiễn và tương lai, thì sẽ không có sự chuẩn bị và đầu tư cập nhật kiến thức, nâng cao kỹ năng, thay đổi thái độ và hành vi của mình trong công việc và như vậy sẽ không thể đảm nhận và hoàn thành công việc được giao.
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức HCNN phải lấy chất lượng làm trọng, tránh tình trạng chạy theo số lượng bằng cấp..Chất lượng đó phải là “trình độ được đào tạo về chuyên môn bậc cao, có phẩm chất chính trị tư tưởng vững vàng, đạo đức cách mạng trong sáng, có kinh nghiệm hoạt động thực tiễn dày dạn, có năng lực quản lý, năng lực tổ chức và điều hành” [44, tr.314]. Tony Pont, nhà nghiên cứu - chuyên gia tư vấn quốc tế người Anh, chuyên nghiên cứu về lĩnh vực quản lý đào tạo và phát triển, cho rằng việc đánh giá đào tạo nhằm hướng tới các mục tiêu: Cung cấp thông tin phản hồi về quá trình đào tạo, về các hoạt động được triển khai, về chất lượng của việc thiết kế và thực hiện các hoạt động đào tạo; đóng góp vào nội dung đào tạo về kiến thức cũng như thực hành, người học có thể học qua quá trình đánh giá; xác định hiệu quả khi áp dụng những điều đã học được vào công việc ở cơ quan; xem xét quan hệ của chính sách đào tạo đối với.
Như vậy, để góp phần quan trọng vào việc thực hiện CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế thành công, phải có một đội ngũ công chức HCNN chất lượng cao, đủ bản lĩnh chính trị, đủ phẩm chất và năng lực, nắm bắt được những yêu cầu của thời đại, có đủ tài năng, đạo đức, ý chí và quyết tâm để thiết kế và tổ chức thực hiện những kế hoạch của tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trước yêu cầu của thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, mối quan hệ đa phương trong quan hệ xã hội, trong các quan hệ kinh tế trong nước và quốc tế diễn ra ngày càng phức tạp và tinh vi..Trước thực tế đó, để không tụt hậu về mọi mặt, trước hết là về trình độ kiến thức, khả năng cập nhật kiến thức, năng lực quản lý điều hành, mỗi công chức HCNN phải có tinh thần và trách nhiệm đối với việc bổ sung kiến thức, năng lực quản lý điều hành, chịu khó say mê nghiên cứu, học tập suốt đời để không ngừng nâng cao trình độ, năng lực một cách toàn diện.
Chính quyền đặc khu đã cải cách chế độ điều động, phân công cán bộ, thực hiện nhiều phương thức điều phối, lấy việc tuyển mộ là chính; kết hợp giáo dục với huấn luyện chuyên ngành để bồi dưỡng nhân tài; cải cách chế độ sát hạch, thực hiện thăm dò ý kiến quần chúng, bình xét công chức một cách dân chủ; mở rộng việc quản lý và giám sát; cải cách chế độ bổ nhiệm cán bộ, thực hành chế độ uỷ nhiệm, thi vào làm việc theo nhiệm kỳ, trước khi nhận chức vụ lãnh đạo phải qua tập sự. Hệ thống công vụ của Hàn Quốc dựa trên quan niệm về “công quyền” và gắn chặt vào nguyên tắc “công trạng” (nhiệm vụ hoàn thành), tức là tạo lập cho công chức các quyền hạn để thực thi nhiệm vụ và được đánh giá, đãi ngộ qua “công trạng”, loại bỏ dần chế độ bổng lộc, thực thi chế độ nghiờm ngặt, theo dừi và ghi lại quá trình công tác của công chức trong từng giai đoạn, coi đó là một chứng chỉ nghề nghiệp.
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÔNG CHỨC HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TỈNH HẢI DƯƠNG.