MỤC LỤC
- Góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp: Tín dụng ngân hàng là kênh cung cấp vốn chủ yếu và quan trọng nhất cho kinh tế hộ, nó có vai trò rất to lớn trong tiến trình phát triển nông nghiệp nông thôn mà trước hết là tác động vào phát triển lương thực, nuôi trồng thuỷ sản, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi trong nông nghiêp, mở mang thêm ngành nghề phá thế độc canh tạo ra nhiều sản phẩm hàng hoá. - Tín dụng Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn cho hộ sản xuất: nó đảm bảo quá trình sản xuất liên tục, góp phần khai thác tiềm năng, tài nguyên, đất đai, lao động; Tiềm năng tài nguyên, đất đai nước ta còn rất lớn, nếu được đầu tư tín dụng hợp lý, kết hợp với chính sách vĩ mô thích hợp chắc chắn sẽ phát huy được hiệu quả cao, đặc biệt là lực lượng lao động hiện đang còn dư thừa chủ yếu là ở nông thôn. Một trong những đặc điểm quan trong của sản xuất nông nghiệp là sản xuất mang tính chất thời vụ, khi chưa tới vụ thu hoạch, chưa có sản phẩm hàng hoá để bán nên chưa có thu nhập song hộ nông dân vẫn cần vốn để đầu tư cho sản xuất và chi tiêu cho những khoản sinh hoạt tối thiểu.
Tín dụng ngân hàng ngày càng mở rộng với chính sách đầu tư trực tiếp tới hộ sản xuất đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu vốn cho sản xuất, hạn chế và đẩy lùi tệ nạn cho vay nặng lãi, góp phần làm giàu cho các hộ sản xuất, tăng thêm của cải cho xã hội, củng cố lòng tin của dân đối với Đảng và Nhà nước. - Tín dụng Ngân hàng góp phần ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn: Thông qua việc cho vay mở rộng, phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề trong nông thôn đã góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động từ đó nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân sẽ góp phần đẩy lùi các tai tệ nạn xã hội, hạn chế 1 bộ phận lao động nông nhàn vào thành thị tìm kiếm việc làm, từ đó giảm sức ép đối với khu vực thành thị.
Bên cạnh lợi thế là cây lúa nước và các loại cây hoa màu khác như lạc, đậu tương, ngô,… và vật nuôi là các con như lơn, bò…,các hộ sản xuất của huyện Vụ Bản còn có thế mạnh trong các ngành nghề truyền thống khá phát triển như: Mây tre đan ở Vĩnh Hào, nghề rèn ở Quang Trung, nghề dệt ở Thành Lợi, nghề sơn mài ở Liên Minh..Các nghề truyền thông đó đã có thời gian bị mai một, nay được sự quan tâm của huyện, của các ban ngành đã hoạt động trở lại và đang trên đà phát triển. Tuy nhiên đa phần các hộ sản xuất ở huyện vẫn sản xuất nhỏ manh mún, thiếu vốn để mở rộng sản xuất, đầu tư trang thiết bị. Trình độ của người nông dân trong huyện còn hạn chế nên việc sử dụng vốn cũng chưa thật sự hiệu quả.
Thực trạng hoạt động đầu tư cho vay đối với hộ sản xuất ở NHNo chi.
Tiếp thị lưu động quy định và giao rừ nhiệm vụ, với nhân lực là các cán bộ nhân viên có kinh nghiệp, hiểu biết các nghiệp vụ của ngân hàng, đồng thời cho in hàng loạt tờ rơi giao cho các tổ huy động vồn và tổ vay vốn đi tiếp thị trực tiếp đến nhà người dân có khả năng tài chính (trên cơ sở đã điều tra nắm bắt trước) để quảng cáo tiếp thị về các hình thức huy động vốn khuyến mại với mức lãi suất cao hấp dẫn như: lãi suất tiết kiệm bảo đảm bằng vàng, hình thức tiết kiệm dự thưởng…. Hệ thống NHNo&PTNT đã tập trung đầu tư cho thị trường nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở khảo sát khách hàng để đầu tư phát triển kinh tế hộ sản xuất, mở rộng cho vay thông qua tổ tương hỗ thực hiện cho vay, thu nợ lưu động tại xã, tạo thuận lợi cho bà con nông dân thuận tiện trong việc giao dịch vốn ngân hàng. Bước 2: Thẩm định phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng Với khách hàng là các hộ sản xuất thị phương án sản xuất kinh doanh của họ chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và thủ công nghiệp, quy mô nhỏ do đo có tính chất kĩ thuật và tài chính đều không phức tạp lắm, do đó ngân hàng cũng đưa ra một quy tình thẩm định đơn giản hơn so với việc thẩm định khách hàng là doanh nghiệp.
Việc thẩm định thị trường của dự án ta tiến hành thẩm định theo các nội dung: Thẩm định về thị trường tổng thể, thị trường mục tiêu của dự án; thẩm định loại hình sản phẩm của dự án; cung cầu thị trường của dự án hiện tại và tương lai; thẩm định về khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thi trường của sản phẩm dự án. Khi thẩm định phương thức đảm bảo này cán bộ thẩm định đã phân tích nguồn gốc tài sản, tính pháp lí của các giấy tờ về quyền sở hữu, sử dụng trích lục bản đồ, các vấn đề liên quan đến quy hoạch, hình thức chuyển nhượng và khả năng chuyển nhượng.Định giá theo khung giá của nhà nước, theo giá cả trên thị trường. Bên cạnh đó cùng với sự hỗ trợ của Ngân sách Nhà nước thì vốn tín dụng đã góp phần vào tăng cường cơ sở hạ tầng nông thôn: Như hệ thống giao thông thôn xóm được củng cố và nâng cấp, hệ thống kênh mương nội đồng được hình thành và phát huy tác dụng; Từ chỗ chỉ có 10/18 xã Thị trấn có điện lưới Quốc gia ( năm 1995) nay đã có 18/18 xã thị trấn có điện.
Sau gần 9 năm thực hiện quyết định 67 của thủ tướng chính phủ dưới sự chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp tỉnh Nam Định, được sự ủng hộ của đảng và chính quyền địa phương, ngân hàng nông nghiệp huyện Vụ Bản đã phối hợp chặt chẽ với hội nông dân huyện tổ chức thực hiện tốt nghị quyết liên tịch 2308 giữa NHNo&PTNT Việt Nam với TW hội nông dân Việt Nam bằng việc thành lập và duy trì hoạt động của mạng lưới tổ vay vốn - tiết kiệm(TVV – TK) trên 100% số thôn xóm trên địa bàn huyện để chuyền tải vốn tới tay hộ nông dân thực hiện các dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế nông nghiệp và nông thôn.
Hàng quý ban chỉ đạo vay vốn NHNo họp sơ kết đánh giá kết quả hoạt động và đề ra phương hướng nhiệm vụ nhưng tháng tiếp theo trên cơ sở kế hoạch của NHNo giao, chỉ tiêu phát triển kinh tế của huyện và tình hình thực tế của địa phương. Ngoài việc huy động nguồn vốn tại địa phương NHNo&PTNT Vụ Bản còn sử dụng các nguồn vốn uỷ thác đầu tư của các Ngân hàng, các tổ chức tài chính, tiền tệ thế giới nhằm tận dụng các ưu thế của các nguồn vốn này như: Phí sử dụng vốn thấp, thời hạn cho vay dài thường là vốn trung và dài hạn, từ đó đáp ứng được nhu cầu về vốn cho vay hộ sản xuất, và các thành phần kinh tế khác trên địa bàn. Nguồn vốn huy động ngân hàng huyện Vụ Bản tăng mạnh thể hiện nguồn ổn định, và đã được NHNo huyện Vụ Bản đầu tư cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện, phù hợp với định hướng phát triển của huyện, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động, tạo điều kiện cho người dân xoá đói, giảm nghèo, vươn lên làm giàu chân chính ngay trên quê hương của họ.
Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế, năm 2008 hệ thống ngân hàng gặp liên tục nhiều khó khăn, tình trạng lạm phát căng thẳng diễn ra, nhiều ngân hàng gặp khó khăn trong thanh khoản, lãi suất huy động vốn biến động hàng ngày liên tục tăng cao nhằm đảm bảo mức lãi suất thực dương, dẫn đến tình trạng lãi suất cho vay cũng buộc phải tăng theo, chỉ số gia tiêu dùng CPI biến động theo chiều hướng xấu làm ảnh hưởng đến sản xuất hàng hóa, kinh doanh dịch vụ. Bên cạnh tỉ lệ các hộ được vay vốn tăng lên, suất đầu tư trên một hộ cũng tăng lên qua các năm chứng tỏ rằng các món vay của hộ sản xuất tại ngân hàng đã bớt manh mún, quy mô sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất đã được mở rộng.