MỤC LỤC
Bên cạnh đó, do hiệu quả của nuôi trồng thủy sản cao hơn nhiều so với các lĩnh vực nông nghiệp khác, nên cùng với việc thực hiện chuyển đổi sản xuất, chuyển đổi diện tích từ trồng lúa, làm muối kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đã tạo nguồn thu nhập lớn góp phần nâng cao mức sống dân cư. Bên cạnh đó phát triển nuôi trồng thủy sản cũng đã thu hút sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế như doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn và đặc biệt là sự tham gia của các hộ gia đình nông thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế tư nhân.
Đóng góp của nuôi trồng thủy sản trong sự tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam là không thể phủ nhận. Sản phẩm thủy sản xuất khẩu ngày càng có giá trị cao trên thị trường thế giới, đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn cho đất nước, là nguồn lực cơ bản cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, thực hiện các mục tiêu kinh tế đã đặt ra. Nuôi trồng thủy sản góp phần tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, hạn chế các tệ nạn xã hội, thúc đẩy sự phát triển của các ngành có liên quan. Đây là những điều kiện quan trọng thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế nước ta. cảng lớn nhỏ phục vụ việc giao lưu trao đổi hàng hóa giữa các tỉnh trong vùng với các vùng trong nước và quốc tế. Tài nguyên phong phú và đa dạng:. - Đất: 80% là đồi núi, 20% đồng bằng có nhiều cồn cát, bãi bồi; đất dùng cho nông nghiệp không lớn song có nhiều mặt bằng sử dụng cho phát triển công nghiệp, đô thị. Đứng sau Tây Nguyên về tài nguyên rừng song chủ yếu là rừng nghèo. người) song phân bố không đồng đều theo thời gian nên gây lũ và hạn cục bộ. Lịch sử trải qua nhiều biến động phức tạp, từng là phên dậu chống ngoại xâm, nơi có nhiều phong trào đấu tranh cách mạng đồng thời gánh chịu sự tàn phá nặng nề của nhiều cuộc chiến tranh, con người phải chống chọi thiên nhiên khắc nghiệt tạo nên tính cách: kiên cường, khẳng khái, thông minh, cần kiệm, giàu lòng vị tha, yêu nước, sản sinh nhiều nhân tài, đóng góp nhiều cho cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước.
Mục tiêu cuối cùng của sự phát triển kinh tế trong các quốc gia không phải là tăng trưởng hay chuyển dịch cơ cấu kinh tế, mà là việc xóa bỏ nghèo đói, suy dinh duỡng, sự tăng lên của tuổi thọ bình quân, khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế, nước sạch, trình độ dân trí giáo dục của quảng đại quần chúng nhân dân,…Hoàn thiện các tiêu chí trên là sự thay đổi về chất xã hội của quá trình phát triển. Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesbug (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định: Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi trường tài nguyên thiên nhiên, yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với ý nghĩa quan trọng. Trong quá trình sử dụng các yếu tố chất lượng môi trường sống của con người, như sự trong sạch của không khí, nước, đất, không gian vật lý, cảnh quan…không được làm giảm chất lượng các yếu tố xuống dưới cho phép theo các quy định của Nhà nước hoặc của xã hội.
Chỉ trong chưa đầy ẵ thế kỷ tập trung khai thỏc, nhiều nguồn tài nguyên đã ở trong tình trạng báo động, có nguy cơ bị cạn kiệt và biến mất vĩnh viễn, trong đó có tài nguyên sinh vật, một dạng tài nguyên có khả năng tái tạo. Như vậy, sự phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản đối với môi trường có ý nghĩa hai chiều: một mặt phát triển bền vững nuôi trồng thủy sản sẽ là một biện pháp tốt để bảo vệ môi trường, tránh cho môi trường bị khai thác, sử dụng quá mức, trở thành nơi chứa rác thải của nền sản xuất.
Chính do sự theo đuổi về tăng trưởng kinh tế, nhìn thấy cái lợi trước mắt mà bỏ qua hậu quả về lâu dài đã gây ra điều này. Mặt khác, sự quản lý thiếu đồng bộ của các cán bộ lãnh đạo, công tác quy hoạch còn nhiều yếu kém đã không định hướng đúng đắn cho người dân ở đây về con đường phát triển nuôi trồng thuỷ sản.
Bên cạnh các đối tượng truyền thống, nhiều đối tượng nuôi có giá trị kinh tế cao và xuất khẩu được đưa vào nuôi và tạo sản phẩm hàng hoá cung cấp cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và tham gia xuất khẩu như: cá chép lai, cá rô phi dòng GIFT, cá mè trắng, cá trắm cỏ, cá trôi, nhóm cá chép Ấn Độ, cá bỗng, cá he, cá lóc, cá rô đồng, cá sặc rằn, cá mùi, cá bống tượng, cá tra, cá basa, cá song, cá giò, tôm càng xanh, tôm sú, tôm chân trắng, tôm hùm, nghêu, ngọc trai, điệp, ốc hương, bào ngư, cua, ghẹ và một số loài cá nhập nội khác,. Các nghề dịch vụ phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản cũng phát triển tương xứng như thuốc thú y, chế phẩm sinh học, thức ăn, sản xuất giống, đã thực sự làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn từ độc canh cây lúa sang các ngành nghề sản xuất, dịch vụ, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần.
Mặt khác sự phát triển mạnh của nuôi trồng thuỷ sản so với khai thác trong giai đoạn vừa qua đã tác động tới vấn đề xoá đói giảm nghèo trên nhiều lĩnh vực Thứ nhất, việc đầu tư các cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng thuỷ sản đã tạo nền tảng tích cực và lâu dài bởi vì nó mang lại nguồn lực vật chất cơ bản và quan trọng, tạo điều kiện cho ngành phát triển, đem lại cơ hội cho người dân đặc biệt là những người nghèo được tham gia trực tiếp váo sản xuất, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo. Khi các dự án của chương trình này được đưa vào hoạt động sẽ tạo ra nguồn công ăn việc làm lớn cho người dân nghèo trong vùng và sẽ chuyển 20% lao động từ hoạt động khai thác (vốn rất bấp bênh và phụ thuộc vào môi trường) sang nuôi trồng thuỷ sản - một hoạt động đem lại hiệu quả kinh tế cao và ổn định hơn.
Đối với phát triển bền vững, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thể hiện rừ trong Chiến lược phỏt triển kinh tế - xó hội 2001 – 2010 của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX như sau: “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường” và “Phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với bảo vệ và cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hoà giữa môi trường nhân tạo với môi trường tự nhiên, giữ gìn đa dạng sinh học”. Dựa trên những quan điểm và phương hướng phát triển nuôi trồng thuỷ sản đã đề ra, mục tiêu phát triển trong giai đoạn đến năm 2015 là phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tiến tới xây dựng nuôi trồng thuỷ sản trở thành ngành sản xuất theo hướng công nghiệp với đa dạng đối tượng nuôi, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, kích thích nền kinh tế phát triển, giải quyết việc làm cho đại bộ phận người lao động mà chủ yếu là người nghèo.
Thông qua ứng dụng công nghệ sinh học, giải quyết các vấn đề bức xúc hiện nay trong nuôi trồng thuỷ sản, đặc biệt trong giải quyết các vấn đề dịch bệnh, các tác động giữa nuôi trồng thuỷ sản với môi trường sinh thái, loại bỏ được các dư lượng hoá chất, kháng sinh bị cấm sử dụng trong sản xuất kinh doanh thuỷ sản, từ đó xây dựng công nghệ tiên tiến cho nuôi hàng hoá một số đối tượng thuỷ sản chủ lực hiện nay. - Xây dựng và thực hiện các chiến lược xuất khẩu vào các thị trường trọng điểm, gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu quốc gia cho các nhóm sản phẩm chủ lực, trước mắt là tôm, cá tra, cá ba sa, cá rô phi…Trên cơ sở đó rút kinh nghiệm để triển khai các nhóm sản phẩm khác; đồng thời hỗ trợ các địa phương và cộng đồng xây dựng và quảng bá các thương hiệu sản phẩm đặc thù như tôm hữu cơ, cá tra hữu cơ….
- Đẩy mạnh việc nghiên cứu có sự tham gia của cộng đồng, tạo ra sự học hỏi có hiệu quả từ 2 phía (cộng đồng những người khai thác, sử dụng các nguồn lợi tự nhiên và các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định), đồng thời cũng tạo được niềm tin và sự hiểu biết cho cộng đồng, giúp họ có nhiều khả năng hơn để có thể tự tạo ra và sử dụng kiến thức của mình một cách hiệu quả. - Tăng tổng mức vốn để xây dựng hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, hạ tầng sản xuất giống thuỷ sản, hạ tầng vùng chuyển đổi, hạ tầng các vùng sản xuất giống và hạ tầng các vùng nuôi trồng thuỷ sản tập trung tạo sản phẩm hàng hoá lớn cho phù hợp tiến độ của Chương trình làm cơ sở để nuôi trồng thuỷ sản phát triển hiệu quả, bền vững.