Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn nhàn rỗi tại Việt Nam trong thời gian tới

MỤC LỤC

Đánh giá chung và nguyên nhân 1. Về mặt được

Về mặt chưa được

Như đã sơ bộ ước tính ở trên, tỷ lệ vốn nhàn rỗi của dân cư được huy động qua hệ thống ngân hàng và các hình thức phát. Đó là chưa kể một lượng kiều hối khá lớn hàng năm vẫn được kiều bào ta ở nước ngoài gửi về cho thân nhân trong nước. Còn theo các chuyên gia Ngân hàng Thế giới ước tính thì trong tổng tiền gửi tiết kiệm, trung bình có đến 70% - 80% là loại tiết kiệm ngắn hạn ( dưới 1 năm ) và không thời hạn.

Các trung gian tài chính còn gặp khó khăn và một số hình thức huy động chưa phát huy được hiệu quả. Như đã phân tích ở phần trên, muốn thu hút được vốn nhàn rỗi trong dân cư, không những ngân hàng cần có một chính sách huy động tiền gửi hấp dẫn, mà cần có khả năng cho vay được. Tuy vậy, một hiện tượng nổi cộm trong thời gian qua là nhiều lúc ngân hàng gặp tình trạng “ ứ đọng vốn “ không cho vay được.

Điều đó đã khiến nhiều ngân hàng thương mại và tổ choc tín dụng phải xử lý bằng cách dùng vốn ứ đọng mua lại công trái mà nhân dân bán ra để hưởng chênh lệch về lãi suất. Thực tế này đã làm mất tác dụng thực sự của công trái xây dựng đất nước, còn vốn dân cư vẫn không huy động được thêm vào các kênh tín dụng chính thức của đất nước.

Nguyên nhân của những mặt chưa được

Nguyên nhân này có thể gây ra nhiều hậu quả khác nhau, nhưng chủ yếu là sức sản xuất yếu kém, mức lợi nhuận thấp đã không khuyến khích các doanh nghiệp vay vốn đầu tư, gây ra tình trạng ứ đọng vốn trong ngân hàng không cho vay được. Thiếu vắng một thị trường và những tổ chức tài chính như vậy, người dân mất đi những cơ hội có thể trực tiếp bỏ tiền đầu tư vào những dự án hay doanh nghiệp có triển vọng. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc phát triển mạng lưới thu hút vốn nhàn rỗi của dân cư, nhưng so với yêu cầu của một số quốc gia hơn 75 triệu dân hiện nay thì con số đó còn thấp cả về số lượng và chất lượng.

Sau những tình huống như vậy, ngân hàng lại có xu hướng chuyển sang một thái cực khác là thắt chặt quá mức việc cho vay, khiến nhiều dự án có khả năng sinh lời cũng không thể tiếp cận được vốn tín dụng của ngân hàng. Tình hình đầu tư trực tiếp của dân cư bị chững lại, cũng như hiện tượng các nhà đầu tư trong nước tỏ ra ngần ngại không muốn đầu tư cũng một phần có nguyên nhân từ các chính sách động viên, khuyến khích đầu tư của Nhà nước còn chưa đủ hấp dẫn, chưa thực sự tạo dựng một sân chơi bình đẳng giữa DNTN và DNNN. Chính sách của Nhà nước chưa có độ ổ định cao cũng là một nguyên nhân khiến người dân có tâm lý thích tích trữ tiền mặt và tài sản có giá trị hơn là gửi tiền vào ngân hàng hay bỏ vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Để khắc phục những nhược điểm này, tăng cường thu hút vốn dân cư nói riêng và vốn trong nước nói chung để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đòi hỏi phải có những giải pháp đồng bộ, mạnh mẽ của chính phủ. Những chính sách đó không thể tách rời mà phải được đặt trong bối cảnh có sự kết hợp chặt chẽ với các chính sách thu hút vốn đầu tư ngoài nước có hiệu quả, một nguồn vốn quan trọng mà phần dưới đây xin được đề cập tới.

Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiết kiệm ở Việt Nam trong thời gian tới

Đối với khu vực Nhà nước

    Đối với các khoản chi thường xuyên: tiếp tục đẩy mạnh việc tiết kiệm chi hành chính sự nghiệp bằng cách thực hành chống xa hoa, lãng phí trong cơ quan Nhà nước kết hợp với việc tăng cường tinh giảm biên chế trong bộ máy Nhà nước. Nhà nước cần kiên quyết chỉ đầu tư cho các công trình hoặc dự án đầu tư công cộng có hiệu quả kinh tế xã hội cao, nhưng khả năng thu hồi vốn khó hoặc không thể được, cho nên không thu hút được khu vực tư nhân tham gia đầu tư. Đồng thời, để giảm bớt gánh nặng cho ngân sách, Nhà nước cần có những chính sách linh hoạt, đa dạng để gọi vốn đầu tư từ khu vực tư nhân vào những ngành, những lĩnh vực mà trước đây chỉ trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước như y tế, giáo dục, cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thông tin liên lạc.

    Bên cạnh đó, cần nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý dự án Nhà nước trong cả ba khâu xây dựng, thẩm định và thực hiện dự án, nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý vốn của Nhà nước theo hướng giảm bớt đầu mối, tăng cường công tác thanh kiểm tra các dự án đầu tư bằng vốn ngân sách. - Xoá bỏ quy định về sở hữu cổ phần tối đa trong những DNNN không thực sự có vai trò trọng yếu để cho phép các nhà kinh doanh tư nhân có tài năng và năng lực quản lý có thể mua đa số cổ phiếu của các doanh nghiệp này. - Có thể cần áp dụng một mức trần tín dụng hàng năm ( trong phạm vi mức trần áp dụng đối với tất cả các DNNN ) và giới hạn trợ giúp ngân sách đối với các DNNN nói trên, để khuyến khích các doanh nghiệp này tiến hành cơ cấu lại.

    Định hướng chung là phải đưa các TCT này tập trung vào các khả năng kinh doanh chính của mình, rỡ bỏ các rào cản ngăn chặn sự tham gia của khu vực tư nhân, thúc đẩy cạnh tranh định hướng lại các công ty vào các thị trường xuất khẩu. Vì thế, để quá trình cải cách không gây ra xáo động lớn về mặt xã hội, cần chuẩn bị kỹ lưỡng các điều kiện để xây dựng một quỹ bảo trợ xã hội với mục đích bồi thường thu nhập cho công nhân, bảo đảm họ tự trang trải được cho mình trong thời kỳ quá độ chưa tìm được việc làm mới.

    Đối với khu vực tư nhân

    Bên cạnh các chính sách giảm điều tiết và thúc đẩy đầu tư tư nhân, môi trường chính sách vĩ mô mà trong đó, quan trọng nhất là chính sách thương mại, cũng sẽ góp phần không nhỏ vào việc động viên, khuyến khích tư nhân bỏ vốn đầu tư. Đồng thời, tự do hoá thương mại theo hướng huỷ bỏ các hạn chế về giấy phép nhập khẩu và các loại thuế xuất khẩu còn nâng cao cạnh tranh và tạo khuyến khích và tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, và định hướng các nguồn lực xã hội đầu tư vào những lĩnh vực có hiệu suet đầu tư cao nhất. Tuy đã có những cải cách đáng kể, nhưng hệ thống này vẫn tỏ ra yếu kém, chưa bắt kịp được với nhịp độ phát triển chung của nền kinh tế, và chưa thực hiện được triệt để vai trò trung gian, đưa người có vốn và người muốn vay đến gặp nhau, của mình.

    Không nên điều hành theo kiểu giao chỉ tiêu huy động vốn tại chỗ một cách cứng nhắc, mà trái lại, cần có sự mềm dẻo, linh hoạt trong điều hành theo phương châm nơi nào có khả năng huy động mạnh thì sẽ tăng cường công tác huy động, rồi chuyển vốn đến cho những nơi có nhu cầu cho vay lớn. Nhanh chóng đưa các ứng dụng của công nghệ tin học vào phục vụ hoạt động của ngân hàng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, đi đôi với việc tăng cường đào tạo, nâng cao nghiệp vụ quản lý, thẩm định vốn vay cũng như các mảng nghiệp vụ khác của cán bộ ngân hàng. Muốn vậy, quỹ tín dụng nhân dân cần nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về nghiệp vụ huy động và cho vay của Nhà nước, đẩy mạnh việc thu nợ đến hạn hoặc quá hạn, nâng cao trình độ tổ chức, quản lý của cán bộ quỹ tín dụng, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát để kịp thời khắc phục những sai sót, yếu kém.

    Có thể kèm theo các hình thức khuyến khích gửi tiền tiết kiệm như mở thưởng định kỳ, nhận tiền gửi theo hợp đồng ( ngân hàng ký hợp đồng với khách chi trả lãi suất thoả thuận cố định trong suốt thời gian gửi tiền đối với các khoản tiền gửi dài hạn ), nhân rộng hình thức nhận gửi tiền một nơi và rút nhiều nơi. Đồng thời, nó tạo ra khả năng chia sẻ lợi nhuận của các doanh nghiệp trong những ngành kinh tế có triển vọng giữa đông đảo tầng lớp dân cư, tạo điều kiện huy động vốn để xây dựng những công trình công nghiệp lớn của quốc gia.