Hướng dẫn nâng cao năng lực đấu thầu tại Công ty Cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long

MỤC LỤC

QUẢN LÝ CÔNG TÁC ĐẤU THẦU 1. Khái niệm

Nội dung quản lý công tác đấu thầu

Quản lý công tác đấu thầu là công việc đặc biệt quan trọng để đảm bảo hoạt động đấu thầu đạt hiệu quả cao. Đối với các doanh nghiệp có riêng bộ phận chuyên trách đấu thầu thì trưởng ban đấu thầu sẽ chịu trách nhiệm. Còn đối với doanh nghiệp không có bộ phận chuyên trách đấu thầu mà chỉ hoạt động dựa trên sự phối hợp giữa các phòng ban thì sẽ phải có một người đứng ra chịu trách nhiệm quản lý công tác đấu thầu.

- Tổ chức thực hiện: Trên cơ sở kế hoach đã vạch ra, người lãnh đạo triển khai tổ chức từng phòng ban, cá nhân thực nhiệm vụ. Đặc biệt là việc phân tích các yếu tố kỹ thuật của công trình, mức độ phức tạp ra sao để từ đó tính được mức nguyên vật liệu cần dùng, các loại máy nào cần đưa vào hoạt động, từ đó đưa ra mức giá dự thầu hợp lý. - Lãnh đạo: Định ra mục đích, nguyên tắc đấu thầu trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động của doanh nghiệp và biến động của môi trường kinh tế -.

Bộ phận nào lệch hướng thì phải điều chỉnh, bộ phận nào chậm tiến độ thì phải hỗ trợ ngay, đảm bảo tiến độ chung không bị chậm.

Vai trò của quản lý công tác đấu thầu

- Kiểm tra: Người lãnh đạo kiểm tra tình hình thực hiện của các bộ phận. Mặt khác, mọi thông tin liên quan đến công tác đấu thầu của doanh nghiệp được coi là tài liệu mật và phải được giữ bí mật với tất cả những đối tượng không liên quan, ngay cả với người trong doanh nghiệp nếu không thật cần thiết thì không cần cho biết. Bởi những thông tin này khi lọt ra ngoài rất có thể sẽ đến các đối thủ cạnh tranh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác đấu thầu của doanh nghiệp.

Chính vì những lý do trên, công tác đấu thầu của doanh nghiệp không thể thiếu được sự quản lý mang tính hệ thống từ trên xuống dưới. Công tác quản lý càng sát sao, chặt chẽ và hiệu quả thì năng lực đấu thầu của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.

CÁC NHÂN TỐ CHỦ YẾU ẢNH HƯỞNG ĐẾN NĂNG LỰC ĐẤU THẦU CỦA DOANH NGHIỆP

Các nhân tố khách quan

Nếu nền kinh tế tăng trưởng nhanh trong một thời gian dài cùng với một xã hội ổn định thì nhà thầu sẽ mạnh dạn hơn trong việc tham gia đấu thầu và ngược lại khi nền kinh tế “u ám”, xã hội bất ổn, người dân mất lòng tin vào chế độ chính trị thì chắc chắn các nhà thầu sẽ rất dè dặt. Để đảm bảo tính công bằng, minh bạch, bình đẳng giữa các nhà thầu trong việc tham gia đấu thầu, Nhà nước cần hoàn thiện các văn bản pháp luật và các văn bản hướng dẫn thi hành luật liên quan đến hoạt động đấu thầu, quy định một cách chặt chẽ vai trò, nhiệm vụ đối với các bên tham gia. Bên cạnh đó, việc Nhà nước tăng cường ngân sách quốc gia, vay vốn đầu tư cho phát triển cơ sở hạ tầng, tăng số lượng các công trình được thi công cũng là một thuận lợi trong quá trình tìm kiếm cơ hội đấu thầu của doanh nghiệp.

Sự hoạt động của các đối thủ cạnh tranh ảnh hưởng lớn đến năng lực đấu thầu của doanh nghiệp, đưa doanh nghiệp đứng trước những khó khăn, thách thức lớn. - Mức độ cạnh tranh trong hoạt động đấu thầu ngày càng khốc liệt, các đối thủ cạnh tranh ngày càng tăng cả về số lượng và năng lực, không chỉ có các đối thủ trong nước mà còn xuất hiện thêm nhiều đối thủ “nặng ký” quốc tế. Các loại vật tư, nguyên liệu quan trọng để đáp ứn cho nhu cầu thi công công trình là xi măng, sắt thép, cát, đá, sỏi… Nhà thầu phải tạo được sự hợp tác với nhà cung ứng vật tư, nguyên liệu, đảm bảo chất lượng và tiến độ thi công công trình.

Việc nhà thầu có mối quan hệ tốt với các nhà cung ứng vật tư, nguyên liệu, tận dụng mua hàng với khối lượng lớn để được hưởng chiết khấu, từ đó hạ giá dự thầu cũng là một cách để nâng cao năng lực đấu thầu của nhà thầu.

Các nhân tố chủ quan

Đối với những máy móc đặc chủng nhà thầu không có được, phải đi thuê ngoài thì phải đảm bảo chắc chắn sẽ thuê đơn vị nào thi công hạng mục công trình đó để không làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công của cả công trình. Các yếu tố mà chủ đầu tư sẽ xem xét để đánh giá năng lực đấu thầu của doanh nghiệp là: quy mô, cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp, khả năng huy động vốn, hiệu quả sử dụng vốn, sự liên kết với các tổ chức tài chính…đặc biệt là nguồn vốn tự có. Nguồn lao động của có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực đấu thầu của doanh nghiệp, bao gồm cả đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp, bộ phận chuyên trách tham gia đấu thầu và những lao động trực tiếp thi công công trình.

Đội ngũ cán bộ lãnh đạo doanh nghiệp sẽ quyết định đường lối, chiến lược phát triển của doanh nghiệp, tham gia đấu thầu nhiều hay ít,xem nhẹ mục tiêu nào, tập trung vào mục tiêu nào trong thời gian tới. Do đó, để nâng cao năng lực đấu thầu của mình, doanh nghiệp cần phải đưa ra những chính sách phù hợp tác động đến cả ba bộ phận này theo hướng tích cực để hoạt động đấu thầu đạt hiệu quả cao nhất. - Uy tín, thương hiệu nhà thầu: Với các nhà thầu có tên tuổi, đã từng tham gia thi công nhiều công trình lớn, phức tạp, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, có nhiều năm kinh nghiệm thì sẽ được chủ đầu tư ưu tiên hơn trong việc lựa chọn nhà thầu.

- Mối quan hệ với các đối tác: Việc nhà thầu có được mối quan hệ tốt với các đối tác sẽ giúp nhà thầu tìm kiếm được các thông tin liên quan đến đấu thầu nhanh chóng, kịp thời, đồng thời cũng tăng thêm năng lực đấu thầu của nhà thầu trên cơ sở liên doanh, liên kết với các đối tác.

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 6 THĂNG LONG

GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 6 THĂNG LONG

    Theo quyết định số: 504/QĐ/TCCB - LĐ ngày 27 tháng 3 năm 1993 của Bộ trưởng bộ Giao Thông Vận Tải, doanh nghiệp Nhà nước mang tên “ Nhà máy bê tông Thăng Long” có đầy đủ tư cách pháp nhân hoạt động trong nền kinh tế, trực thuộc Tổng Công ty xây dựng Thăng Long. Ngoài sản xuất các cấu kiện bê tông đúc sẵn trong công xưởng, phục vụ thi công các công trình giao thông trên địa bàn Thành phố Hà Nội, Công ty bắt đầu tham gia thi công những công trình cầu đường đầu tiên và đã hoàn thành bàn giao cho chủ đầu tư những cây cầu đảm bảo chất lượng, khẳng định Công ty có khả năng trong lĩnh vực xây dựng công trình giao thông. Qua thời gian hoạt động, Công ty đã xây dựng cho mình một vị thế khá vững chắc trên thị trường bằng việc tiếp tục bàn giao cho chủ đầu tư những công trình đẹp, đảm bảo chất lượng thi công bằng công nghệ tiên tiến.

    Ngoài thi công công trình cầu đường, Công ty còn thi công một số công trình dân dụng, công nghiệp, sân bay và kinh doanh bất động sản nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh và năng lực hoạt động của mình. Do đặc điểm của hoạt động xây dựng là không có địa điểm sản xuất cố định mà thường xuyên phải di chuyển địa điểm theo công trình thi công cho nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo địa bàn hoạt động. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ cũng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty thông qua mức chi phí giành cho quản lý thấp, điều này góp phần làm giảm chi phí, tăng lợi nhuận và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

    HĐQT giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Ban Giám đốc, hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, điều lệ Công ty và các nghị quyết, quyết định của HĐQT giúp Công ty SXKD có hiệu quả, đúng pháp luật. Chủ trì xây dựng mối quan hệ làm việc và quyết định về các vấn đề thẩm quyền với các cơ quan chức năng khác..Giúp việc cho Giám đốc còn có ba Phó Giám đốc, các phòng ban chức năng và các chủ nhiệm dự án hay đội trưởng đội xây dựng. Phòng Kỹ thuật thi công: Chịu trách nhiệm toàn bộ về công tác chuẩn bị đầu tư dự án tham gia làm hồ sơ dự thầu đối với các công trình mà công ty tham gia, triển khai thi công dự án, giám sát thực hiện dự án, phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật để góp phần tiết kiệm sức lao động nâng cao hiệu quả kinh tế.

    Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long
    Sơ đồ 2.1: Mô hình cơ cấu tổ chức Công ty cổ phần xây dựng số 6 Thăng Long