Thực trạng hoạt động kinh doanh và lợi nhuận của Tổng công ty thép Việt Nam năm 2000

MỤC LỤC

Cơ cấu khoản giảm trừ, giá vốn , chi phí bán hàng quản lý, lãi kinh doanh trong doanh thu từ hoạt động sản xuất

- Do các khoản giảm trừ thay đổi: trong điều kiện các nhân tố khác không đổi thì các khoản giảm trừ có quan hệ ngược chiều với lợi nhuận các khoản giảm trừ tăng , lợi nhuận giảm và ngược lại. Giá vốn hàng bán của Tổng công ty lớn như vậy vì công nghiệp sản xuất thép là ngành công nghiệp nặng có đặc thù riêng so với các ngành kinh tế khác đòi hỏi vốn đầu tư lớn công nghệ phức tạp, chi phí cao. Ngoài ra bộ máy quản lý hành chính trong các đơn vị thành viên của Tổng công ty Thép còn khá cồng kềnh (do nhược điểm của thời bao cấp để lại) dẫn đến chi phí quản lý không nhỏ.Tỷ lệ chi phí bán hàng, quản lý trên doanh thu năm 1999 là 7% năm 2000 giảm xuống còn 6%.

Doanh thu tăng do trong năm 2000, một số đơn vị đã tạo được thị trường tiêu thụ trực tiếp ổn định nhất là bán cho các công trình xây dựng và cơ sở sản xuất nên hiệu quả kinh doanh đạt khá. Hơn nữa, năm 1999, tỷ giá đồng USD tăng mạnh nên giá vốn hàng bán của các đơn vị nhập khẩu tăng trong khi giá bán không tăng nên nhiều đơn vị có lãi gộp bằng 0 thậm chí âm như Công ty vật tư thiết bị công nghiệp, Công ty kim khí Hải Phòng do vậy không phải nộp thuế doanh thu. Mặc dù vào đầu quý IV Nhà nước giảm suất thuế giá trị gia tăng cho Tổng công ty xuống còn 5% song lượng thuế giá trị gia tăng phải nộp trong năm vẫn cao hơn rất nhiều so với thuế doanh thu, do vậy các khoản giảm trừ tăng.

Nhìn chung giá vốn hàng bán khối lưu thông của Tổng công ty còn cao, điều này dẫn đến chênh lệch giữa doanh thu và giá vốn hàng bán ít, lãi gộp mỏng, ảnh hưởng không tốt đến tình hình lợi nhuận của Tổng công ty. Qua phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh và lợi nhuận, ta có thể thấy Tổng công ty Thép Việt Nam trong những năm qua đã phát huy được vai trò của một Tổng công ty Nhà nước hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp thép, vừa hạn chế độc quyền vừa hạn chế cạnh tranh bừa bãi, điều phối tốt giữa các đơn vị thành viên. Tổng công ty đảm bảo cung cấp và cân đối thép, sản phẩm có ý nghĩa chiến lược đối với nền kinh tế quốc dân, góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước.

Bước đầu Tổng công ty đã phát huy sức mạnh chung của ngành, hỗ trợ các đơn vị trong lĩnh vực tài chính đầu tư, phát triển nhất là các đơn vị gặp khó khăn như Công ty gang thép Thái Nguyên tạo điều kiện cho các đơn vị từng bước khắc phục khó khăn vươn lên hoàn thành nhiệm vụ. Tổng công ty đã áp dụng quy trình quản lý chất lượng sản phẩm tiên tiến, một số Nhà máy sản xuất của Công ty gang thép Thái Nguyên, Công ty thép Miền Nam đã được cấp Chứng chỉ chất lượng sản phẩm ISO 9002. Tổng công ty thực hiện tương đối tốt việc điều tiết giá bán, sản lượng giữa các đơn vị thành viên, góp phần khắc phục tình trạng mất cân đối về cung - cầu, giữ được ổn định thị trường.

Các đơn vị sản xuất, lưu thông, liên doanh đã có sự gắn kết phối hợp tốt hơn trong sản xuất - kinh doanh với tinh thần trách nhiệm và vì lợi ích chung của toàn Tổng công ty. Về quản lý vốn và tài sản: Tổng công ty đã chủ động linh hoạt cung ứng vốn một cách hợp lý để điều hoà nhịp điệu sản xuất, cơ cấu chủng loại mặt hàng kinh doanh, tạo nên sự đồng bộ. Quá trình sản xuất tiêu hao nhiều nguyên nhiên liệu, năng suất lao động thấp do số lao động dư dôi quá cao (đặc biệt là Công ty gang thép Thái Nguyên) nên giá thành cao khó cạnh tranh với các công ty liên doanh và sản phẩm thép nhập khẩu.

Việc đào tạo lại và đổi mới công nghệ là yêu cầu rất quan trọng nhưng Viện luyện kim đen và Trường dạy nghề mỏ và luyện kim Thái Nguyên sau khi giao về Tổng công ty chưa được quan tâm đúng mức. Tổ chức luân chuyển chứng từ và đối chiếu giữa các bộ phận còn rời rạc, chưa thành nguyên tắc, hệ thống làm hạn chế tính năng động trong hoạt động kinh doanh và quản lý của Tổng công ty.

Bảng 10: Tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất
Bảng 10: Tình hình lợi nhuận từ hoạt động sản xuất