MỤC LỤC
Đặc điểm cơ bản là điểm xuất phát thấp, sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, tập quán canh tác còn lạc hậu, các ngành nghề dịch vụ thương mại chưa phát triển. Tuy vậy, nhờ sự hỗ trợ tích cực của TW, tỉnh và huyện tình hình kinh tế xã hội của xã trong những năm qua đã có nhiều thay đổi và phát triển đáng ghi nhận. Tiếp tục thực hiện chính sách, đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước cùng với sự phát triển kinh tế của toàn tỉnh nên nền kinh tế - xã hội của xã đã có những chuyển biến tích cực.
Người dân trong vùng có truyền thống cách mạng, một lòng theo Đảng, theo Bác Hồ, đoàn kết, cần cù chịu khó, có ý thức phấn đấu vươn lên. Vì vậy trong phương án quy hoạch sử dụng đất cần phải chú ý quan tâm đến tập quán sinh hoạt của đồng bào nhất là việc bố trí đất ở, đất xây dựng các công trình công cộng cho phù hợp với nét đẹp văn hóa của người Vân Kiều.
Các chương trình y tế cộng đồng như tiêm chủng vắc xin phòng bại liệt, uốn ván, sởi, ho gà, phòng chống sốt rét, cho trẻ em uống Vitamin, được triển khai đúng thời hạn, đạt tỉ l chệ cao và đảm bảo chất lượng chuyên môn. Nhờ sự quan tâm đúng mức của cấp ủy Đảng, chính quyền cùng với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể giáo viên, học sinh nên công tác giáo dục trên địa bàn đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Huy động có kết quả nguồn lực bên ngoài và đã tạo được những chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế-xã hội, cơ sở hạ tầng, đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân được cải thiện, bộ mặt nông thôn vùng núi ngày một khởi sắc.
- Cơ sở hạ tầng vẫn còn thiếu thốn và yếu kém, hầu hết các công trình giao thông thủy lợi và hệ thống đường dây điện xây dựng đã lâu nhưng việc tu dưỡng, sửa chữa không được duy trì nên các công trình đã xuống cấp. Về đất phi nông nghiệp: Diện tích đất phi nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tổng số diện tích đất tự nhiên (dưới 2%), trong đó chủ yếu là đất ở. Nhìn chung tỷ lệ loại đất này có xu hướng tăng lên qua các năm. tổng diện tích đất tự nhiên).
Diện tích ao cá trên địa bàn là: 4,5 ha chủ yếu bà con nuôi cá để phục vụ cho bữa ăn gia đình. Ngành ngư nghiệp trên địa bàn xã kém phát triển do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, hệ thống sông suối không đảm bảo cho việc khoanh nuôi thủy sản. Tuyên truyền, vận động nhân dân làm tôt công tác chăm soc và bảo vệ rừng trong mùa khô, không tự ý đốt rừng làm rẫy làm ảnh hưởng đến việc quản lí và bảo vệ rừng, đặc biệt đối với diện tích đất rừng phòng hộ.
Tập trung chỉ đạo nhân dân chuẩn bị tốt các điều kiện về đất, giống để phát triển khai thác trồng rừng năm 2010. Phong trào trồng rừng của người dân chưa thực sự phát triển mạnh, ý thức bảo vệ rừng chưa cao.
Nguyên nhân: trước đây chưa được đo vẽ bản đồ địa chính chính quy, dó đó số liệu diện tích tự nhiên của xã chưa được thống kê theo số liệu 364.
Nhìn chung tình hình biến động đất nông nghiệp trong những năm qua có sự tăng lên khá lớn mà nguyên nhân chính là do sự khai thác mạnh quỹ đất chưa sử dụng, nên đó là sự biến động mang tính tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Trong khi đó đất trụ sở cơ quan công trình sự nghiệp giảm 0,39 ha, đất quốc phòng giảm 0,29 ha do đo đạc chính xác hơn. Nhìn chung tình hình biến động đất phi nông nghiệp có nhiều dấu hiệu tích cực, quỹ đất của một số ngành quan trọng tăng nhanh như đất phát triển hạ tầng.
Điều đó cho thấy sự biến động đất đai phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương và đó cũng là xu thế biến động đất đai trong thời gian tới. Diện tích đất sử dụng liên tục giảm theo từng năm, đây là bước chuyển biến tích cực trong quá trình sử dụng đất.
Tổ chức lại sản xuất theo hướng nông-lâm kết hợp, phát triển kinh tế xã hội ở khu vực, tạo điều kiện ổn định đời sống cho đồng bào, tận dụng triệt đeer quỹ đất, tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần xóa đói giảm nghèo, xóa bỏ nạn phá rừng, ổn định sản xuất, bảo vệ môi trường sinh thái. Sử dụng quỹ đất phải đáp ứng nhu cầu đất ở của nhân dân, đảm bảo chất lượng môi trường sống, dành quỹ đất hợp lí cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đặc biệt ưu tiên cho phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với vùng nguyên liệu nông- lâm sản nhằm khai thác tốt những tiềm năng sẳn có. Ba Nang là xã miền núi, đời sống kinh tế người dân còn thấp, để tạo ra bước chuyển biến tích cực bộ mặt NNNT, ngành nông-lâm nghiệp phải có bước chuyển dịch, thay đổi phương thức sản xuất, tiến lên sản xuất hàng hóa và khai thác tốt mọi tiềm năng đất đai nhằm đảm bảo an ninh lương thực tại chổ và cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
Mặt khác, phần lớn diện tích là đồi núi nên đường sá đi lại khó khăn, có những rẫy đi bộ leo rừng lội suối tới 5-7km, chính điều này gây trở ngại trong quá trình áp dụng tiến bộ khoa học kỷ thuật vào sản xuất, đây là nguyên nhân làm tăng chi phí sản xuất, làm cho hiệu quả sản xuất bị giảm đi rất nhiều. Qua tình hình nghiên cứu cho thấy, thôn Hà An của xã Hương phú có mô hình kinh tế vườn rất hiệu quả, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân, mà cây trồng chủ yếu là: chuối, cau, tiêu, cam, chanh, trồng xen với nhau, trong đó cây chuối đang chiếm ưu thế và rất phù hợp với điều kiện nơi đây. Tuy nhiên, nhìn chung thì năng suất, sản lượng đạt được là không cao do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiếu giống năng suất cao, thiếu phân bón, thiếu kỹ thuật sản xuất,… Vì vậy, cần đẩy mạnh việc áp dụng các loại giống lúa mới cho năng suất cao hơn, tập huấn kỹ thuật sản xuất lúa nước cho bà con đồng bào dân tộc, tăng cường đầu tư các loại giống, phân bón đảm bảo sản xuất đúng thời vụ nhằm hạn chế sâu bệnh phá hại và thiên tai tàn phá.
Trên đây là một số giải pháp chính, tuy nó chưa được hoàn thiện nhưng với trình độ canh tác của người dân nơi đây, thì tôi nghĩ nó cũng phù hợp với khả năng thực hiện của người dân và các cấp chính quyền ở Ba Nang nhằm khai thác và sử dụng đất đai nói riêng và đất nông nghiệp của huyện nói chung một cách hiệu quả, tiết kiệm, từng bước đưa đời sống người dân ngày một đi lên.
Chủ động thâm canh tăng vụ, thay đổi cơ cấu cây trồng một cách linh hoạt, đầu tư phân bón, đưa các loại giống cây ngắn ngày vào sản xuất, lập kế hoạch thời vụ để tránh tình trạng ngập lụt về mùa mưa. Trong thời gian đầu khi mà cây lâu năm chưa phát triển người dân đã tận dụng diện tích để tròng xen sắn (Loại giống KM 94), mô hình này đem lại hiệu quả kinh tế tương đối cao. Vì vậy, đối với đất đồi ngoài việc đầu tư thêm phân bón cho cây lâu năm thì nên tận dụng diện tích trồng xen các loại cây ngắn ngày vừa giảm chi phí chăm sóc cây lâu năm, vừa có thêm thu nhập, hình thức này người ta thường gọi là “Lấy ngắn nuôi dài”.
Để phát triển mô hình này cần xây dựng trung tâm sản xuất con giống phục vụ cho bà con có giống để sản xuất, đồng thời tập huấn kỹ thuật nuôi loại cá này. Khuyến khích việc dồn điền, đổi thửa, tích lũy đất đai để hình thành các mô hình kinh tế trang trại, nhưng tránh tình trạng người kinh lợi dụng hoàn cảnh để mua đất của người dân tộc, chính quyền địa phương cần phải quản lý chặt chẽ, nghiêm cấm tình trạng bán đất NN một cách tự do.