MỤC LỤC
Qua việc nghiên cứu và tìm hiểu tình hình chung của nông trường cho thấy với vị trí địa lý thuận lợi đó là Nông trường nằm gần tổng công ty TNHH MTV cao su chư Prông có tuyến quốc lộ thuận tiện cho giao thông vận chuyển giữa nông trường và công ty. Đội ngũ cán bộ công nhân viên trong nông trường đoàn kết nhất trí cao, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn cùng nhau phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ kế hoạch mà công ty giao do đó hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua của nông trường tương đối ổn định và đi vào nề nếp.
(Nguồn: Sổ thống kê CBCNV phòng TC-HC) Trình độ tay nghề của người lao động tác động mạnh đến hiệu quả sản xuất và chăm sóc tại Nông trường, từ bảng bậc thợ của công nhân trực tiếp sản xuất trên có thể nhận thấy với trình độ tay nghề được phân chia theo bậc từ 1 đến 6 , trong đó số lao động các bậc 4, 5, 6 chiếm tỷ lệ tương đối cao so với các bậc còn lại. Ngoài ra, cần phải có chiến lược đào tạo, nâng cao tay nghề của nguồn nhân lực hiện có, để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học, để có thể áp dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại vào sản xuất, do đó Nông trường cần có kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao trình độ, chất lượng lao động để đạt hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất.
Tuy nhiên việc xác lập quỹ lương kế hoạch cho một đơn vị sản xuất kinh doanh có những khó khăn nhất định chẳng hạn như sự biến động của nguồn nhân lực, giá cả sức lao động trên thị trường lao động, khối lượng và chất lượng sản phẩm giữa các tổ sản xuất trong đơn vị… do đó việc xác lập quỹ lương mang tính tương đối và hiệu quả của nó chỉ được đánh giá sau khi có kết quả so sánh với thực tế đạt được. Có thể nhận thấy hầu hết các yếu tố cấu thành lương đều giảm trong đó nhiều nhất là quỹ lương khai thác và chăm sóc mà nguyên nhân có thể nhận thấy là do lúc này giá cao su giảm mạnh, để sử dụng có hiệu quả quỹ lương ban quản trị đã giảm đơn giá sản phẩm làm giảm thu nhập của người khai thác mủ và giảm các khoản tiền khác như, phụ cấp độc hại, khám sức khoẻ định kỳ với tỷ lệ giảm 7,8%. Tuy nhiên công tác quản lý tiền lương cho bộ phận gián tiếp mang những đặc thù riêng như lương tháng liên quan đến vị trí công tác, chức vụ, bậc lương hay thâm niên công tác và đặc thù công việc, với những công việc khác nhau sẽ có những mức lương và hệ số lương khác nhau, không theo hình thức cào bằng dẫn đến không kích thích nhân viên trong hoạt động chuyên môn hàng ngày, ảnh hưởng đến năng suất chung của toàn bộ hoạt động chăm sóc và khai thác của Nông trường.
Tuy nhiên công tác quản trị tiền lương cho bộ phận gián tiếp mang những đặc thù riêng như lương tháng liên quan đến vị trí công tác, chức vụ, bậc lương hay thâm niên công tác và đặc thù công việc, với những công việc khác nhau sẽ có những mức lương và hệ số lương khác nhau, không theo hình thức cào bằng dẫn đến không kích thích nhân viên trong hoạt động chuyên môn hàng ngày, ảnh hưởng đến năng suất chung của toàn bộ hoạt động chăm sóc và khai thác của Nông trường. Bên cạnh áp dụng hình thức trả lương theo Luật lao động hiện hành, Hội đồng lương cùng ban lãnh đạo Nông trường đã bổ sung những chính sách cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương như chế độ ưu đãi cho người đồng bào, khuyến khích sáng tạo trong công việc, đề cao những sáng kiến giúp cho hiệu quả công việc đ ược nâng cao, thưởng vượt kế hoạch công việc, thưởng cho nhân viên có năng lực quản lí, có chế độ trợ cấp cho nhân viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ…. (Nguồn: Phòng Tổ chức - nhân sự) Sau khi nhận được khoản lương từ hội đồng lương khoán, mỗi phòng ban cũng có sự điều chỉnh và thống nhất riêng cho phù hợp.Tại các phòng ban, mỗi nhân viên đảm trách những công việc khác nhau và hệ số hoàn thành công việc cũng khác nhau, do đó sự điều chỉnh lương dựa trên những chỉ tiêu đó là khá hợp lý vì nó thực tế cho tình hình lao động tại nông trường mà tình hình khai thác và chăm sóc phụ thuộc rất nhiều vào thời tiết và mùa vụ, chu kì khai thác.
Có thể thấy rằng việc giảm trên là rất đáng kể, tuy nhiên để quỹ lương tiếp tục giảm là vấn đề cần được quan tâm đối với mỗi doanh nghiệp , tổng quỹ lương có chiều hướng giảm là vấn đề không thật sự tốt cho hoạt động chung cho bất kì một doanh nghiệp nào, nguyên nhân của việc giảm trên cũng xuất phát từ những tác động của việc giá sản phẩm cao su giảm mạnh trên thị trường quốc tế. Đối với lao động trực tiếp khai thác mũ, thưởng năng suất của họ là vượt sản lượng khai thác trên diện tích cao su chăm sóc và tham gia quản lý, sản lượng khai thác được tổ trưởng sản xuất ghi chép và tổng kết hàng ngày, sản lượng vượt cuối tháng sẽ được khuyến khích bằng một khoản thù lao vật chất hợp lí. Toàn tổ, đội sản xuất có những cố gắng tích cực góp phần nâng cao hiệu quả khai thác, toàn tổ có sản lượng khai thác vượt mức chỉ tiêu đề ra, ngoài ra có hình thức thưởng cho tổ sản xuất có nhiều cá nhân đạt được những thành tích xuất sắc trong việc khai thác mủ nâng cao sản lượng.
Đội trưởng sản xuất cú trỏch nhiệm đụn đốc cỏc tổ trưởng theo dừi chi tiết hoạt động khai thác của các công nhân trong tổ sản xuất của mình, dựa vào đó đưa ra những đánh giá từ những thang điểm đã có sẵn. Việc phân chia tiền thưởng đặc biệt là thưởng theo kết quả sản lượng khai thác có tác động rất lớn đến kết quả khai thác sản lượng mũ cao su của toàn bộ Nông trường. Việc phân phối này như sau: căn cứ chỉ số nhiệm vụ công tác của từng lao động trong Nông trường để xác định tiền thưởng từng lao động, căn cứ từng bộ phận sản xuất trong Nông trường, lao động đó thuộc đội sản xuất hay phòng kỹ thuật, hay phòng tổ chức nhân sự…Mỗi phòng ban có hoạt động chuyên môn riêng và quỹ tiền thưởng phân chia cho từng bộ phận cũng khác nhau.
Phụ cấp trách nhiệm: áp dụng cho những người vừa trực tiếp sản xuất, vừa kiêm cả chức vụ quản lý nhưng không thuộc chức vụ lãnh đạo bổ nhiệm như cụm trưởng, tổ trưởng với mức phụ cấp là 0.2 và cụm phó, tổ phó với mức phụ cấp là 0.15. Giải thích cho sự biến động trên nguyên nhân là do có sự cắt giảm nguồn lực và Tiền lương tại Nông trường, trong năm 2011 tổng lao động tại làm việc tại cơ sở là 454 lao động sang năm 2012 số lao động giảm xuống còn 451, sự cắt giảm đó có liên quan chặt chẽ đến sự biến động của quỹ bảo hiểm cho người lao động.
Tiền lương của bộ phận gián tiếp được trả dựa trên khối lượng và kết quả hoàn thành công việc do đó cũng nảy sinh những hạn chế như các nhân viên ở mỗi phòng ban chỉ cố gắng hoàn thành công việc của phòng mình, thiếu sự kết hợp đồng bộ với các nhân viên ở bộ phận khác, bên cạnh đó nhân viên chỉ chú trọng đến kết quả công việc đã hoàn thành hay chưa, mức độ đến đâu, Mà bỏ qua yếu tố chất lượng của công việc mà nó sẽ ảnh hưởng đến kết quả chung trong hiệu quả quản lý của toàn bộ hoạt động của Nông trường. Nhưng nhìn chung công tác tiền lương của Nông trường có những tác động tích cực nhưng chưa ổn định, bên cạnh còn có những tác động tiêu cực đến người lao động.
Nông trường không chỉ chịu sức ép về năng suất sản lượng, doanh thu, chi phí mà còn chịu sự cạnh tranh gay gắt của các yếu tố đầu vào mà nhân lực luôn luôn là yếu tố quan trọng nhất, phải xác định được mặt bằng mức lương bình quân của các vị trí lao động trong cùng ngành và trong cùng khu vực địa lý. Qua thời gian thực tập tại Nông trường, tôi thấy các cán bộ quản lý của nông trường phải thường xuyên đi công tác xuống các lô, các đội sản xuất để chỉ đạo việc sản xuất và khai thác, thu gom sản phẩm vì vậy Nông trường qui định hệ số phụ cấp lưu động đối với cán bộ là 0.2 và đối với công nhân là 0.15. Công tác bố trí lao động do các tổ, đội tự sắp xếp, nó thường được tiến hành theo kinh nghiệm nên đôi khi xảy ra tình trạng mất cân đối về tỷ lệ giữa công nhân chính và công nhân phụ, bố trí không hợp lý giữa cấp bậc công nhân với cấp bậc công việc.
Công ty TNHH MTV Cao su Chư Prông nên xây dựng một quỹ lương dự phòng hoặc uỷ nhiệm cho Nông trường Thanh Bình xây dựng từ quỹ tiền thưởng và các khoản nhằm điều chỉnh lại tiền lương của người lao động khi giá cả của sản phẩm mủ cao su biến động trên thị trường. Chú trọng đào tạo về văn hoá, nhận thức và trình độ tay nghề cho lao động là người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao năng lực làm việc cho bộ phận lao động này, góp phần giải quyết việc làm cho phần lớn lao động địa phương. Thực hiện với chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan và nhân dân trên địa bàn nhằm ổn định an ninh trật tự, chính trị xã hội, góp phần ổn định kinh tế, tăng thu nhập, mức sống cho người dân.