MỤC LỤC
(4) Tuy nhiên, vấn đề quản lý giáo dục hướng nghiệp trong mối quan hệ với đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại toàn cầu hóa, cạnh tranh và hội nhập với những ưu thế đặc biệt của KHCN nói chung và CNTT nói riêng hiện nay chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Đó là quá trình xác lập sự phù hợp nghề nghiệp của từng người cụ thể trên cơ sở xác định sự tương ứng giữa những đặc điểm – sinh lý của họ với những yêu cầu của một nghề nào đó đối với người lao động. Với tư cách là hoạt động dạy của thầy, hướng nghiệp được coi như là công việc của tập thể giáo viên, tập thể sư phạm có mục đích giáo dục học sinh trong việc chọn nghề, giúp các em tự quyết định nghề nghiệp tương lai trên cơ sở phân tích khoa học về năng lực, hứng thú của bản thân và nhu cầu nhân lực của các ngành sản xuất trong xã hội.” [78, tr 43 ].
Hướng nghiệp là quá trình tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân. Theo Tài liệu giáo dục hướng nghiệp trong trường học của Australia thì :Giáo dục hướng nghiệp liên quan đến sự phát triển kiến thức, kỹ năng và thái độ thông qua một chương trình hoạch định sẵn và sẽ giúp học sinh có quyết định về sự lựa chọn nghề trong trường học và sau khi tốt nghiệp, giúp học sinh làm việc có hiệu quả hơn. Khái niệm khác: Trong nhà trường Phổ thông, hướng nghiệp là công việc của tập thể sư phạm giáo dục học sinh lựa chọn một cách tốt nhất, nghĩa là trong sự lựa chọn đó có sự phù hợp giữa nguyện vọng nghề nghiệp của các cá nhân với yêu cầu phát triển kinh tế xã hội và có sự phù hợp giữa năng lực của cá nhân với đòi hỏi của nghề.
Trên bình diện cá nhân, hướng nghiệp là hệ thống các biện pháp dựa trên cơ sở tâm lý học, sinh lý học, giáo dục học, xã hội học và nhiều khoa học khác để giúp học sinh chọn nghề phù hợp với nhu cầu của xã hội, đồng thời thỏa mãn tối đa nguyện vọng, thích hợp với năng lực, sở trường và điều kiện tâm lý cá nhân để học có thể phát triển tới đỉnh cao trong nghề nghiệp, cống hiến được nhiều cho xã hội cũng như tạo lập được cuộc sống tốt đẹp cho bản thân. Trên bình diện vĩ mô xã hội, hướng nghiệp nhằm góp phần phân bố hợp lý và sử dụng có hiệu quả nhất nguồn nhân lực, vốn quý của đất nước để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội, mang lại phồn vinh cho đất nước. Từ những khái niệm trên có thể rút ra khái niệm chung nhất về giáo dục hướng nghiệp là một hệ thống các biện pháp giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội nhằm chuẩn bị cho thế hệ trẻ tư tưởng, tâm lí, tri thức, kỹ năng… để học có thể sẵn sàng đi vào ngành nghề, vào lao động sản xuất, vào cuộc sống.
Giáo dục hướng nghiệp góp phần phát huy năng lực, sở trường của từng người, đồng thời cũng góp phần điều chỉnh nguyện vọng của cá nhân sao cho phù hợp với nhu cầu phân công lao động trong xã hội. Quan điểm về nội dung giáo dục hướng nghiệp hiện nay bao gồm: “làm cho học sinh có được hiểu biết về nội dung của một nghề và những yêu cầu của nghề đòi hỏi con người cần phải có nghiên cứu những đặc điểm tâm lý – sinh lý của học sinh; giúp học sinh chọn nghề, giúp học sinh nắm vững nghề và hình thành khả năng thích ứng nghề nghiệp” [71]. Trong trường Phổ thông, theo mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục hướng nghiệp mà nội dung của giáo dục hướng nghiệp được tập trung chủ yếu ở hai nội dung chính là định hướng nghề nghiệp và tư vấn nghề nghiệp.
Chất lượng dân số có thể được đánh giá thông qua chỉ tiêu tổng hợp “chỉ số phát triển người” HDI (Human Development Index) với 3 chỉ tiêu cụ thể là: thu nhập quốc dân bình quân đầu người, trình độ dân trí (với 2 tiêu thức: tỷ lệ người biết chữ và tỷ lệ số năm học trung bình của người dân) và tuổi thọ trung bình. Dưới tác động của các định hướng phát triển kinh tế xã hội, chẳng hạn chính sách đổi mới kinh tế trên tầm vĩ mô, chuyển từ kinh tế tập trung sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với chính sách kinh tế nhiều thành phần đã làm thay đổi cơ cấu kinh tế đã dẫn đến những thay đổi về số lượng, đặc biệt là cơ cấu lao động theo ngành, theo lĩnh vực và theo vùng không chỉ là những biến đổi về số lượng mà còn là những biến đổi về chất lượng của lao động. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong điều kiện phát triển kinh tế xã hội hiện nay, định hướng chiến lược phát triển kinh tế xó hội giai đoạn 2000-2010 đó xỏc định rừ: “ Nguồn nhõn lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững”.
Để đạt được mục tiêu đó thì người lao động phải có trí tuệ cao, có tay nghề thành thạo, có phẩm chất tốt đẹp, được đào tạo bồi dưỡng và phát triển bởi một nền giáo dục tiên tiến gắn liền với một nền khoa học, công nghệ hiện đại. Với quan niệm đầu tư phát triển nguồn nhân lực là quan trọng hơn các loại đầu tư khác, các quốc gia trên thế giới đều có sự thay đổi trong chiến lược phát triển của mình theo hướng chú trọng nhiều hơn đến giáo dục đào tạo. - Trong trường THPT, thực chất công tác giáo dục hướng nghiệp cho học sinh là quá trình giáo dục nhằm điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp của các em, nhằm giải quyết mối quan hệ giữa cá nhân với xã hội, giữa cá nhân với nghề, giáo dục sự lựa chọn nghề một cách có ý thức, nhằm đảm bảo cho con người hạnh phúc trong lao động nghề nghiệp và tạo được năng suất lao động cao.
Trong đó, nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ về tư tưởng, tâm lí, ý thức, kĩ năng để họ có thể đi vào lao động ở các ngành, nghề tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân. - Trong thực tế, giáo dục hướng nghiệp không chỉ tác động vào nhận thức cá nhân đối với nghề định chọn mà còn làm cho cá nhân đó hiểu được giá trị của nghề, hình thành hứng thú, say mê nghề và tâm nguyện cống hiến cuộc đời của mình cho nghề đã chọn. Một mặt, hướng nghiệp giúp điều chỉnh động cơ chọn nghề nghiệp của học sinh, điều chỉnh hứng thú nghề nghiệp của học sinh theo xu thế phân công lao động xã hội; mặt khác, hướng nghiệp hướng vào việc sử dụng hợp lí tiềm năng lao động trẻ tuổi của đất nước; nâng cao năng suất lao động của xã hội.
Từ đó, giúp học sinh xác định nghề nghiệp không phải là nơi kiếm sống, mà là nơi thể hiện nhân cách, phát triển tài năng, cống hiến sức lực và trí tuệ cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Bởi lẽ, hướng nghiệp có tác dụng góp phần làm cụ thể hoá mục tiêu đào tạo, có ý nghĩa là, công tác giáo dục hướng nghiệp có chức năng thể hiện đường lối giáo dục của Đảng và Nhà Nước, thực hiện hoá đường lối giáo dục trong đời sống của xã hội. Trong cuộc chạy đua này, những nước bị tụt hậu phần lớn là do không làm tốt công tác đào tạo người lao động nói chung, đội ngũ thợ lành nghề và những cán bộ khoa học, kĩ thuật có trình độ cao nói riêng; hay nói cách khác, là những nước chưa làm tốt công.