MỤC LỤC
Về lí thuyết: trong tình hình việc giới thiệu lí thuyết về tính liên văn bản ở nước ta còn đơn lẻ, sơ lược, chúng tôi cố gắng trình bày tương đối ngắn gọn hệ thống lí thuyết này, trên phương diện lịch sử và cấu trúc, qua tư tưởng của một số đại biểu như Bakhtin, Kristeva, Barthes, Bloom, Riffaterre, Genette. Về thực tiễn: thể nghiệm phân tích đối thoại liên văn bản và các hình thức liên văn bản nổi bật trong sỏng tỏc Nguyễn Huy Thiệp nhằm làm sỏng rừ lớ thuyết, đồng thời qua đó đánh giá đặc sắc tư tưởng – nghệ thuật của nhà văn trong tư cách một hiện tượng văn học có nhiều đóng góp cho văn học Đổi mới ở Việt Nam.
Về phương diện tổng thuật, phân tích lí thuyết, đáng chú ý là phần dẫn luận trong công trình Intertextuality: Theories and practices (Tính liên văn bản: Lí thuyết và thực tiễn –1990) của M.Worton và Judith Still, những tóm lược và diễn giải ngắn gọn của R.Stam, R.Burgoyne, S.F.Lewis trong New Vocabularies in Film Semiotics (Từ vựng mới trong kí hiệu học điện ảnh, 1992), những phân tích tổng thể, toàn diện trong công trình Intertextuality (Tính liên văn bản – 2000) của Graham Allen, những thảo luận trong Intertextuality: Debates and Contexts (Tính liên văn bản: Tranh luận và ngữ cảnh – 2003) của Mary Orr…Nhìn chung, tình hình nghiên cứu lí thuyết LVB đến thời điểm hiện nay đã khá thống nhất trên một số vấn đề cơ bản. Đó là công trình Giáo trình ngôn ngữ học đại cương của Saussure, các công trình cơ bản của Bakhtin (Những vấn đề thi pháp Đốt-xtôi-épxki, Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Sáng tác F.Rabelais và nền văn hóa dân gian trung cổ và Phục hưng), các công trình của Barthes (Cái chết của tác giả, Từ tác phẩm đến văn bản, Vương quốc ký hiệu), của Derrida (Về văn phạm học, Chữ ký – sự kiện – bối cảnh), của Eco (Đi tìm sự thật biết cười)…Tuy vậy, ở Việt Nam, chúng vẫn chỉ được xem như là những công trình thuần túy ngôn ngữ học, thi pháp học, lí thuyết thể loại, ký hiệu học, triết học…mà chưa được nhận diện như là những công trình đặt nền móng và phát triển lí thuyết LVB.
Ngoài ra cũng phải kể đến nhiều bài viết của La Khắc Hoà (Nhìn lại các bước đi, lắng nghe những tiếng nói), Nguyễn Nghĩa Trọng (Thử nhận diện văn học ba mươi năm qua), Nguyễn Văn Long (Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn từ sau 1975), Nguyên Ngọc (Văn xuôi Việt Nam hiện nay – lôgic quanh co của các thể loại, những vấn đề đang đặt ra và triển vọng), Nguyễn Văn Hiếu (Một vài khuynh hướng vận động của điểm nhìn trong văn xuôi Việt Nam sau 1975),..Đây là những bài nghiên cứu có tính khái quát, bàn về văn học thời kỳ Đổi mới trong đó có những nhận định đánh giá về văn chương NHT. Tiêu biểu cho cách nhìn trên có lẽ là các ý kiến của Tạ Ngọc Liễn, Đỗ Văn Khang, Nguyễn Thuý Ái, Vũ Phan Nguyên, Hồng Diệu..Do quan niệm truyền thống về mối quan hệ giữa văn học và lịch sử, văn học và hiện thực nên trong những bài viết của các tác giả trên đây, NHT bị đánh giá là đã “xuyên tạc lịch sử”, “hạ bệ thần tượng”, hoặc “bôi đen hiện thực”, “bắn súng lục vào quá khứ”…Vì lẽ đó, mặc dù khẳng định NHT có tài nhưng “cái tâm thiếu trong sáng”, thiếu cội rễ nhân đạo cần thiết, hiện tượng NHT “đáng lo hơn là đáng mừng”..Những nghiên cứu này đã dùng văn chương để luận tư tưởng, đạo đức, trình độ văn hoá của nhà văn, khó mà phát hiện được sự đa dạng và sức hấp dẫn của phong cách văn chương NHT, nhất là khả năng đối thoại với ý thức hệ của diễn ngôn tập thể.
Các tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Kí hiệu học thi ca (Semiotics of Poetry, 1978, Indiana University), Syllepsis, 1980, Sự sản xuất văn bản (Text Production, 1983, Columbia University), Sự thật hư cấu (Fictional Truth, 1990, Johns Hopkins University)…Có thể nói, các tác phẩm khoa học của Riffaterre được khơi mở từ nhiều nguồn khác nhau: chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hậu cấu trúc, kí hiệu học, phân tâm học và vô số lí thuyết khác về hoạt động đọc. Trong lần đọc này, người đọc phát hiện ra những hiện tượng phi ngữ pháp (ungramaticality - hay tính bất hợp ngữ pháp), tức là những chỗ mâu thuẫn, xung khắc giữa các từ, những chỗ tác giả dùng ngôn ngữ hoàn toàn khác biệt với ngôn ngữ đời sống hàng ngày, nhất là những hiện tượng chuyển nghĩa, ẩn dụ hay hoán dụ, hiện tượng “dư thừa”, những lối dùng từ khác lạ trong VB thơ mà ban đầu người đọc thấy dường như nghịch lý, phi lý.
Như vậy, mọi phát ngôn không thể trung tính vì nó cũng bị bao bọc bởi những ý tưởng, quan điểm, lập trường, giọng điệu khác và buộc phải gia nhập những mối quan hệ qua lại phức tạp ấy bằng cách tương tác, tán đồng hoặc ly khai: “Lời nói trên đường đến với đối tượng của mình tất yếu rơi vào môi trường đối thoại luôn luôn cuộn sóng và căng thẳng” [11, tr104]; “trên tất cả mọi nẻo đường đến với đối tượng, ở mọi hướng, ngôn từ đều gặp gỡ những lời của người khác và không thể không tương tác sống động và căng thẳng với chúng” (sđd, tr108). Trong công trình Revolution in Poetic Language (1984) bà giải thớch rừ thờm như sau: “Thuật ngữ tớnh LVB biểu thị sự chuyển vị của một (hay nhiều) hệ thống ký hiệu bên trong hệ thống ký hiệu khác; nhưng thuật ngữ này thường dẫn đến cách hiểu quen thuộc về “nghiên cứu nguồn gốc”, chúng tôi đề nghị thuật ngữ sự chuyển vị (transposition) bởi vì nó chỉ định rằng hành trình từ một hệ thống biểu nghĩa này đến hệ thống khác yêu cầu một cách đọc mới đối với vấn đề – về vị trí hành động phát ngôn và nghĩa bổ sung.
Cụm từ này có khả năng khơi la ̣i những kí ức ngôn ngữ thuộc về diễn ngôn hiện sinh như “tha nhân là kẻ thù”, “ai cũng là người khác”, “một mình đối diện với một mình”, “người là ám ảnh thường trực của nhau” bàng bạc trong các tác phẩm triết học và văn học hiện sinh phổ biến ở Việt Nam (Sartre, Nguyễn Thị Hoàng, Vừ Phiến…). Đối thoại giữa Bường và Ngọc, giữa Bường và Kháng (Những người thợ xẻ), giữa Doanh và bà An, Doanh và Thiềm (Những người muôn năm cũ), giữa Khiêm và Đoài, giữa lão Kiền và Đoài (Không có vua), giữa Phượng và Chương (Con gái thuỷ thần – truyện thứ ba), giữa huyện Thặng và ấm Huy, giữa đạo diễn và nhà thơ vào vai Chiêu Hổ (Chút thoáng Xuân Hương), giữa chú Hảo lái xe và người phụ nữ ở ngôi nhà trên đồi (Đời thế mà vui), giữa giáo Chi và Dân (Sống dễ lắm), …là như thế.
Trích dẫn thơ ca có thể xuất hiện trong hình thức lời đề từ, lời nhân vật hoặc lời người kể chuyện và thực hiện nhiều chức năng thẩm mỹ khác nhau: định hướng tiếp nhận, giới thiệu chủ đề, thể hiện tâm lý nhân vật, chức năng tự sự và trữ tình…Trích dẫn thơ ca xuất hiện trong hình thức lời đề từ ở 12 trong 14 truyện có đề từ (trong tổng số 39 truyện khảo sát) (xem Phụ lục 2). Nhân vật Bường của NHT căm ghét sự giả dối, lưu manh, muốn sống đúng với bản tính trung thực nhưng chính y lại là một kẻ lưu manh, “kéo cưa lừa xẻ”, sẵn sàng hãm hiếp phụ nữ (Những người thợ xẻ); những nhân vật như ông giáo, nhà thơ, nhà sư..cao đàm khoát luận, thông tuệ đông tây kim cổ nhưng hoàn toàn vụng về bất lực trước cái ác (Sang sông)…chính là những hình thức tự nhại tiêu biểu trong sáng tác NHT.
Nếu trước đây, người ta cố gắng vạch ranh giới giữa các thể loại, hướng đến đúc kết, quy phạm hóa các thể loại thì ngày nay, người nghiên cứu và sáng tác tiếp cận thể loại theo một hướng khác: không tìm kiếm những lằn ranh thể loại để “quy phục” những quy phạm thể loại đông cứng mà tìm kiếm những điểm mờ, những vùng chồng lấn, những sự pha trộn, tương tác giữa các thể loại trong hệ thống văn học nói riêng và hệ thống ngôn ngữ nói chung. Trong truyện ngắn Không có vua, có diễn ngôn tôn giáo – tín ngưỡng (bài khấn vợ của lão Kiền), có diễn ngôn chính trị (họp gia đình, biểu quyết), có diễn ngôn pháp luật (giao kèo giữa anh em Đoài và Khảm), có diễn ngôn thi ca (bài hát của Tốn), có diễn ngôn giáo dục và diễn ngôn tình ái, kể cả diễn ngôn văn chương (chuyện phong thần Đoài kể)…Sự thâm nhập của các dạng diễn ngôn này đồng thời cũng là sự thâm nhập của các kiểu ý thức hệ xã hội, các nhãn quan ngôn ngữ – tư tưởng đang tồn tại vào trong mỗi VB cụ thể như quan niệm của Bakhtin.