Ảnh hưởng của tự do hóa tài chính đối với khủng hoảng tài chính: Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

MỤC LỤC

Bong bóng nhà đât ở Mỹ 2008

Với sự hỗ trợ của việc niêm yết trên sàn chứng khoán, theo đó các món nợ của khách hàng, đáng lẽ phải được NH thường xuyên quan tâm để bảo khả năng hoàn trả cho khách hàng thì lại luôn được chuyển hóa thành chứng khoán để mua bán dễ dàng trên thị trường. Có một hiện tượng nữa đó là trong cuộc chạy đua tìm kiếm lợi nhuận không mệt mỏi, gắn liền với việc lao vào kinh doanh chứng khoán, các NHTM và các định chế tài chính khác tham gia kinh doanh chứng khoán đã mắc một cái bẫy nguy hiểm đó là đòn bẩy tài chính cao. Với điều kiện tự do hóa tài chính đã giúp người dân và doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn từ nước ngoài, chính phủ phải chọn giữa việc cho phép một tỷ lệ giao dịch nhất định diễn ra bằng đô-la, hoặc đẩy những giao dịch này vào thị trường phi chính thức hoặc nước ngoài.

Bằng cách áp dụng các lý thuyết kinh tế học, hai ông đã xây dựng một mô hình tăng trưởng kinh tế gồm các biến: tích lũy tư bản, thay đổi công nghệ, thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài (những thành phần chính của quá trình tăng trưởng toàn cầu trong dài hạn) nhằm minh chứng nguyên nhân của cuộc khủng hoảng hiện nay. Chính những dòng lợi nhuận này đã dần đến sự mất cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm, qua đó làm cho mức lãi suất trong một thời gian dài bị hạ thấp một các đáng kể dẫn đến hiện tượng bong bóng nhà đất xuất hiện đồng thời ở nhiều quốc gia và cuối cùng là sự sụp đổ của hệ thống tài chính.

Đồ thị cho thấy giá đường màu xanh đậm là giá nhà đất vào thời điểm t – 4  tức  là  năm  2003, chỉ số  giá  nhà đất của Mỹ  là  100, đến 4  năm sau chỉ số  liên  tục  tăng cao  hơn so  với các cuộc khủng  hoảng khác trên  thế  giới  và  tăng đạt đỉnh tại
Đồ thị cho thấy giá đường màu xanh đậm là giá nhà đất vào thời điểm t – 4 tức là năm 2003, chỉ số giá nhà đất của Mỹ là 100, đến 4 năm sau chỉ số liên tục tăng cao hơn so với các cuộc khủng hoảng khác trên thế giới và tăng đạt đỉnh tại

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM

MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH

    Trong khi đó những người tạo ra các hệ thống đầu tiên tập trung chủ yếu vào các nước đang phát triển và nghiên cứu về khủng hoảng tỷ giá hối đoái (Kaminsky, 1999), hệ thống cảnh báo sớm khủng hoảng tài khoản (Rose và Spiegel, 2009). Một hệ thống cảnh báo khủng hoảng là một tập hợp các chỉ số phản ảnh các chỉ báo kinh tế vĩ mô, tài chính tiền tệ và một cơ chế định hình quá trình phát nổ của một cuộc khủng hoảng để qua đó cho phép tính toán xác suất xảy ra một cuộc khủng hoảng. Hệ thống này được đưa ra với mục tiêu nhằm phát hiện sớm một cuộc khủng hoảng có thể xảy ra qua đó giúp các nhà hoạch định chính sách có những giải pháp ngăn chặn kịp thời khả năng phát nổ của cuộc khủng hoảng đó.

    Nếu một chỉ số phát ra tín hiệu trong thời gian còn hiệu lực của cửa sổ tín hiệu ta nói nó đã phát ra “tín hiệu tốt”, Nếu không có cuộc khủng hoảng nào xảy ra trong 24 tháng sau đó thì nó là một “tín hiệu sai” hay “nhiễu”. Dựa trên chuỗi chỉ số tổng hợp cảnh báo khủng hoảng tài chính ở vừa mới xây dựng xong, Goldstein, Kaminsky và Reinhart đã thực hiện phân tích những giá trị của chuỗi chỉ số cảnh báo khủng hoảng đã kiểm định trong quá khứ kết hợp với những cuộc khủng hoảng đã xảy ra, từ đó đo lường xác suất có điều kiện xảy ra khủng hoảng tài chính dựa trên những giá trị khác nhau của chuỗi khủng hoảng.

    Bảng 2.1: Liên hệ với ngưỡng của biến đầu vào cảnh báo khủng hoảng tài chính
    Bảng 2.1: Liên hệ với ngưỡng của biến đầu vào cảnh báo khủng hoảng tài chính

    MÔ HÌNH CẢNH BÁO KHỦNG HOẢNG TÀI CHÍNH CHO VIỆT NAM

      Xây dựng khung độ nhiễu và ngưỡng khả thi cho biến số cảnh báo: Trên thực tế thì Việt Nam chưa xảy ra bất kỳ một cuộc khủng hoảng tài chính nào nên việc áp dụng các bước theo Kaminsky để tính độ nhiễu và ngưỡng khả thi (như các nước đã xảy ra khủng hoảng) để dự báo khủng hoảng cho Việt Nam là không phù hợp. Do đó nhóm nghiên cứu sử dụng các ngưỡng khả thi và độ nhiễu đã được sử dụng trong công trình nghiên cứu của Kaminsky, Lizondo và Reinhart (1998), Edison (2000), và Goldstien, Kaminky và Reinhart (200) vì những nghiên cứu này đã được thực hiện trên nhiều quốc gia công nghiệp và các nước đang phát triển trong giai đoạn 1979 – 1995. Sau cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997, mặc dù Việt Nam không bị ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng này nhưng khoảng thời gian này nền kinh tế thế giới cũng lâm vào khó khăn lớn, chính vì vậy nền kinh tế Việt Nam cũng đi vào suy thoái, tốc độ tăng trường GDP năm 1998 – 1999 giảm mạnh.

      - Xuất khẩu giảm: Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm do cầu tiêu dùng tại thị trường Mỹ đang trượt dốc, mặt khác hàng hóa Việt Nam phải cạnh tranh khốc liệt hơn với hàng hóa Mỹ trong khi đó Mỹ lại là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam trong giai đoạn đó (chiếm khoảng 20 – 21% kim ngạch xuất khẩu, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu vào thị trường Mỹ suy giảm làm ảnh hưởng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu chung của Việt Nam trong những năm 2008, 2009 và cả năm 2010 nếu như nền kinh tế Mỹ vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Sang các năm 2008 và 2009 nền kinh tế Việt Nam gặp khó khăn bởi ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, buộc người dân giảm chi tiêu, thị trường BĐS đóng bằng, các doanh nghiệp BĐS không bán được sản phẩm lại phải chịu lãi suất cao do chính sách tiền tệ thắt chặt làm lãi suất ngân hàng tăng cao, nhất là cuối năm 2008.

      Bảng  sau  đây  giải  thích  các  tác  động  của  từng  biến  lên  chỉ  số  cảnh  báo  khủng  hoảng tài chính mà nhóm nghiên cứu lựa chọn
      Bảng sau đây giải thích các tác động của từng biến lên chỉ số cảnh báo khủng hoảng tài chính mà nhóm nghiên cứu lựa chọn

      Các dấu hiệu khủng hoảng ở Việt Nam trong năm 2008 nhìn từ cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á 1997

        Năm 2012: chỉ số cảnh báo khủng hoảng tài chính Việt Nam được nhóm nghiên cứu tính toán ra bằng 0, điều này có thể chưa chính xác bởi lẽ năm 2012 là một trong những năm khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với món nợ xấu ngân hàng cao nhất từ trước đến nay. Chẳng hạn, năm 2008 Olivier Blanchard đã tuyên bố: “Tình hình vĩ mô vẫn ổn”; năm 2004 Alan Greenspan, khi ấy là Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, tuyên bố: “Không thể có tình trạng giá cả bị bóp méo nghiêm trọng trên phạm vi toàn quốc”; thậm chí, Ben Bernanke từng nói vào năm 2005 rằng: “Giá nhà tăng chủ yếu do nền tảng kinh tế vững chắc”. Theo quan điểm của nhóm nghiên cứu, khủng hoảng bùng nổ có thể chắc chắn không dự báo chính xác được nhưng chúng ta hoàn toàn có thể dự báo được các tác nhân gây mất cân bằng trong tài chính từ đó có thể giúp các nhà làm chính sách có thể hoạch định những chính sách tốt hơn.

        Bởi lẽ ngoài các tác nhân tài chính còn có các tác nhân phi tài chính, đó là những động cơ không liên quan đến tài chính mà trên thế giới đang có một nhóm trường phái kinh tế được biết đến là “kinh tế học hành vi” đang bắt đầu khắc phục những thiếu sót ấy. Do đó hướng nghiên cứu tiếp theo có thể dựa trên các hành vi phi tài chính để đánh giá khả năng khủng hoảng như các yếu tố về thể chế, chính trị, tôn giáo,tâm lý con người,… Sự kết hợp giữa hai yếu tố tài chính và phi tài chính chắc chắn sẽ cho một kết quả dự báo chính xác hơn rất nhiều.

        Hình 2.3: Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và cung tiền M2
        Hình 2.3: Mối quan hệ giữa tăng trưởng GDP và cung tiền M2

        CHÍNH

        Khuyến nghị xây dựng trình tự tự do hóa tài chính an toàn

        Tuy nhiên, lượng vốn gia tăng phải được phân bổ trên cơ sở các tín hiệu đúng về giá vào những ngành có lợi thế so sánh và suất sinh lợi xã hội cao. Do vậy cải cách thương mại phải được tiến hành song song để giảm thiểu những biến dạng về giá do các rào cản thương mại gây ra. Lý do cải cách thương mại phải được thực hiện trước việc nới lỏng kiểm soát ngoại hối và cải cách tài khoản vốn là tự do hóa tài khoản vốn thường dẫn tới dòng vồn chảy vào, rồi làm tăng đột ngột và tỷ giá hối đoái bị lên giá.

        Động thái này tạo ra các tín hiệu giá mâu thuẫn với cải cách thương mại: Tỷ giá hối đoái lên giá làm suy giảm khu vực xuất khẩu trong khi cải cách thương mại là để tăng cường khu vực này. Quản lý tỷ giá hối đoái là nhiệm vụ cần được tiến hành trong suốt quá trình tự do hóa với vai trò vừa là công cụ, vừa là mục tiêu.

        Giai đoạn Nội dung thực hiện

        Khuyến nghị chính sách

          Nếu tự do hóa tài chính là quá trình nới lỏng những hạn chế về các quyền tham gia thị trường cho các bên tìm kiếm lợi ích trong phạm vi kiểm soát được của pháp luật thì cần phải có những công cụ kiểm soát, giám sát khả năng thích ứng để thúc đẩy nền kinh tế nói chung, các chủ thể kinh tế nói riêng ngày càng phát triển một cách vững chắc và minh bạch. Bài học từ cuộc khủng hoảng Đông Á năm 1997, việc chính phủ Thái Lan cố gắng mở rộng chu kỳ tăng trưởng, nhưng lại sử dụng những khuyến khích tài khóa, thay vì tăng sản lượng dẫn tới nhập khẩu tăng nhanh và việc tháo chạy của các dòng tiền trong cán cân tài khoản vốn đã làm yếu đi các cân thanh toán trong nước và tăng áp lực nên sự ổn định chung. Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng dự trữ ngoại hối trong giai đoạn 2000 – 2011 luôn được đảm bảo duy trì và mức độ tăng ổn định qua các năm, tuy nhiên khi liên hệ với chỉ tiêu M2 để có được tỷ số M2/Dự trữ ngoại hối thì tỷ số này lại không duy trì được mức độ tốt.

          Trước khi tiến hành nới lỏng tỷ giá nhằm hướng đến thúc đẩy xuất khẩu, Việt Nam nên triển khai các biện pháp như tự do hóa hoạt động ngoại thương, thu hút vốn đầu tư nước ngoài,… tạo nên một tiền đề tốt cho các giao dịch vãng lai. Quản lý tài khoản vốn: Việc tự do hóa tài khoản vốn giúp cho các tổ chức tài chính có cơ hội tiếp cận với các khoản tiết kiệm nước ngoài giá rẻ, nhưng cũng có thể gây ra mất cân đối trong bảng cân đối tài sản có và nợ.

          Khuyến nghị xây dựng một mô hình cảnh báo toàn diện

          Vì thế tự do hóa tài khoản vốn sẽ là nguyên nhân lớn dẫn đến khủng hoảng, vì vậy Việt Nam cần phải xây dự một trình tự tự do hóa các tài khoản vốn hợp lý phù hợp với từng giai đoạn của hệ thống tài chính.