Một số biện pháp cải cách hệ thống ngân hàng thương mại Trung Quốc và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

MỤC LỤC

Khó loại bỏ tận gốc sự can thiệp hành chính, các NHTM CP đang ở trong thế bị cạnh tranh không lành mạnh

Trong điều kiện đó, tuy có những bộ luật như “Luật ngân hàng thương mại” để đảm bảo nhưng những NHTM hiện có cũng khó có thể giải quyết một cách thuận lợi mối quan hệ giữa người đầu tư, người chi phối, người sử dụng và người kinh doanh để hợp lý hoá hành vi của ngân hàng; khó có thể tránh được sự can thiệp hành chính vô lý của chính quyền các địa phương, ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản lý và kinh doanh của toàn bộ các NHTM. Trong hệ thống NHTM, NHTM QD vẫn chiếm trên 90% hạn ngạch thị trường, từ đó thiếu đi sự hình thành kết cấu và cơ chế thị trường mà thị trường tiền tệ cạnh tranh bình đẳng, có trình tự, hiệu quả cao cần, rơi vào địa vị cạnh tranh không bình đẳng; thêm vào đó, chính sách nhà nước và phương thức quản lý vẫn chưa xem xét đầy đủ đến sự khác nhau giữa thể chế NHTM CP và thể chế vận hành nội bộ, đối xử giống như với NHTM QD, đã hạn chế sự phát huy tính ưu việt của thể chế và cơ chế của NHTM CP.

Hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp thấp

Vậy nên, xuyên suốt quá trình quyết sách cho vay vốn và quá trình quản lý là sự vận hành tiền tệ lấy việc hạ thấp và phòng chống rủi ro cho vay làm mục tiêu, lấy nâng cao lợi ích kinh tế làm nòng cốt, tăng cường quản lý tín dụng nhằm bảo đảm sự chính xác và đạt hiệu quả cao, đây không chỉ là yêu cầu khách quan của quy luật vận động tiền tệ tín dụng, mà còn là yêu cầu nội tại trong quá trình tồn tại và phát triển của ngân hàng. Làm thế nào để thúc đẩy việc nâng cao chất lượng nguồn vốn và hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp, đồng thời với việc đảm bảo cho doanh nghiệp kinh doanh bình thường, bảo đảm an ninh tín dụng ngân hàng, tiếp đó nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, đã trở thành một vấn đề mang tính then chốt để thực hiện cải cách thương mại hoá ngành ngân hàng một cách thuận lợi.

Điểm mạng của các NHTM QD khó tinh giản, các NHTM CP chịu nhiều trói buộc

Lấy ngân hàng chi nhánh cấp huyện là đơn vị hạch toán độc lập là cách làm của NHTM QD trong mấy chục năm nay, vấn đề lớn nhất của cách làm này là không xét đến thực lực kinh tế, không xét đến trình độ phát triển kinh tế các khu vực khác nhau, các ngành nghề khác nhau và sự khác biệt về môi trường bên ngoài, bất lợi cho việc huy động tính tích cực của ngân hàng đại diện các cấp, bất lợi cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn ngành.

Thiếu kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế

Từ những phân tích trên đây có thể thấy, NHTM Trung Quốc đứng trước khó khăn rất lớn, nếu không giải quyết hoặc giải quyết cơ bản những vấn đề trên đây trong vòng vài năm. Trong quá trình ngành ngân hàng Trung Quốc không ngừng mở cửa, NHTM cũ sẽ ngày càng suy thoái, nhưng nếu những NHTM mới không rút ra bài học thì cũng có thể giẫm lên vết xe đổ.

Xử lý cấp bách nợ xấu

Tuy nhiên nếu so sánh với tổng các món vay thì số nợ thu hồi trong năm 2001 chỉ khoảng 5,5% (xem bảng dưới), do đó việc tham gia của các đối tác nước ngoài là hết sức cần thiết để đẩy nhanh quá trình giải quyết các món nợ xấu. Công ty quản lý tài sản China Orient đã bán món nợ 217 triệu USD đầu tiên của họ cho một nhà đầu tư nước ngoài vào tháng 4- 2003, mở ra khả năng bán đấu giá các khoản nợ của Trung Quốc cho các nhà đầu tư nước ngoài13.

Tăng cường quản lý nội bộ, tuân theo cơ chế vận hành hiện đại

Kết quả: một là, tiền vốn của ngân hàng vận hành phân tán, tiền vay của vô số ngân hàng cơ sở phân tán ở muôn vàn doanh nghiệp nhỏ, làm cho việc quản lý tiền cho vay trở nên rất khó khăn, tăng cường đầu tư lượng lớn nhân lực, vật lực là một trong những nguồn gốc chủ yếu tạo nên hiện tượng tăng giá thành của ngân hàng và nợ không đòi được; hai là, sự can thiệp của chính quyền địa phương, yêu cầu ngân hàng cho những công trình không có hiệu quả hoặc hiệu quả khụng rừ rệt vay tiền, ngõn hàng cơ sở khụng cú năng lực cũng như các biện pháp để ngăn chặn, cũng là nguyên nhân quan trọng tạo thành khoản nợ không thể đòi lại. Quản lý NHTM theo cơ chế vận hành của chế độ doanh nghiệp hiện đại, có nghĩa là xây dựng chế độ doanh nghiệp hiện đại ở các NHTM, thực hiện quyền tài sản minh bạch, quyền lợi và trỏch nhiệm chớnh xỏc, rừ ràng, phõn tỏch giữa chính quyền với doanh nghiệp, quản lý khoa học, hệ thống quyết sách, chấp hành và quản lý giám sát kiện toàn, làm cho NHTM thực sự trở thành thực thể pháp nhân và chủ thể thị trường kinh doanh tự chủ, tự chịu lỗ lãi.

Dung hoà mối quan hệ giữa chính quyền và ngân hàng, ngân hàng và các doanh nghiệp

Do chuyển đổi chức năng chính phủ trì trệ, đặc biệt là các NHTM QD khó mà xây dựng được hệ thống quản lý, giám sát và vận hành tiền vốn nhà nước minh bạch giữa quyền và nghĩa vụ, hành vi của NHTM QD vừa chịu sự quản lý quá sâu của chính quyền, vừa phải quan tâm đến doanh nghiệp, làm cho NHTM QD thường vì một yêu cầu đặc biệt nào đó mà phải từ bỏ lợi ích thương mại để cho vay hoặc chi trả đệm mọi khoản, trở thành người gánh vác “chức năng mang tính chính sách”, dẫn đến chất lượng tiền vốn trong ngân hàng ngày càng kém, tỉ lệ tiền không trong sạch tăng, hiệu quả kinh tế giảm sút. Chế định pháp luật, pháp quy ràng buộc và phạt đối với những hành vi nợ dai của doanh nghiệp, tăng cường ý thức tín dụng của doanh nghiệp; mặt khác, phải tạo lập được quan hệ bình đẳng giữa ngân hàng và doanh nghiệp, lấy quan hệ kinh tế hàng hoá làm điểm nâng đỡ, đồng thời phát triển quan hệ tín dụng nhiều tầng bao gồm cả tín dụng thương nghiệp, tín dụng tiêu dùng, quỹ tín dụng.., thiết thực cải thiện tình trạng doanh nghiệp.

Nâng cao trình độ quản lý và dịch vụ tín dụng

Ví dụ, cho khách hàng gửi lượng tiền lớn được hưởng lãi suất ưu đãi, hoặc điều kiện vay và lãi suất vay khá ưu đãi, cố vấn cho họ về quản lý tiền thu phí thấp và cố vấn về tài chính, hoặc dựa trên yêu cầu của khách hàng tập hợp tiền vốn giúp họ, tạo điều kiện thuận lợi cho họ đầu tư, thường xuyên đến nhà thăm hỏi khách hàng v.v..Vì vậy, cải thiện phục vụ có thể nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng, đồng thời do sự gia tăng trong cạnh tranh, ép các ngân hàng buộc phải cải thiện dịch vụ. Những biện pháp khác được đưa ra là việc xác lập một hệ thống đánh giá độ tin cậy phù hợp với các doanh nghiệp này và quy định quyền hạn cấp vốn lưu động, tăng giới hạn của lãi suất thả nổi đối với vốn cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay, tạo ra cơ chế hạn chế và kích thích để tăng cường hoạt động marketing vốn vay, tăng hiệu quả của vốn cho vay và tăng cường công tác đổi mới hoạt động cho vay vốn.

Xây dựng chiến lược kinh doanh thị trường

Cung cấp cho khách hàng những dịch vụ đa tầng thứ bao gồm những nghiệp vụ quản lý nguồn vốn như nhân viên nghiệp vụ, nhân viên tư vấn, nhân viên quản lý tài sản, nhân viên phục vụ, giải quyết các vấn đề về dịch vụ tiền tệ cho khách hàng, khiến cho ngân hàng có mối liên hệ mật thiết với khách hàng, trở thành một mắt xích tìm hiểu khách hàng và tìm hiểu thị trường, khiến cho những khách hàng tiềm ẩn trở thành những khách hàng hiện thực, thực hiện thành công việc phát triển nghiệp vụ, khai thác thị trường kinh doanh, đưa ra đúng lúc các sản phẩm tiền tệ và hạng mục dịch vụ mới, khai thác và chiếm lĩnh mục tiêu thị trường mới của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ví dụ, căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, đơn giản hoá thủ tục và trình tự xử lý nghiệp vụ, tìm tòi những mô hình dịch vụ ngân hàng mới phù hợp với nhu cầu của thời đại, ra sức tổ chức lại các dịch vụ hiện có, tiếp tục phát triển dịch vụ ngân hàng điện thoại, mạng lưới dịch vụ thẻ tín dụng, khiến cho khách hàng có thể thấy được ưu điểm của việc quản lý tài sản tổng hợp, tiếp đó sẽ lôi kéo theo các loại hình dịch vụ đồng bộ mới như tài khoản thu phí ngân phiếu, nghiệp vụ giữ tiền đầu tư ngoại tệ đảm bảo, dịch vụ công chứng, dịch vụ đại lý, ký gửi ngân hàng.., thay đổi hình thức quầy tiết kiệm hiện có và sự phân chia đối với quầy chung, sử dụng hình thức dịch vụ một cửa, tạo môi trường kinh doanh tốt, xoá bỏ nỗi khổ xếp hàng của khách hàng, nâng cao hiệu suất công việc, khiến cho hiệu suất nguồn vốn được phát huy đầy đủ.

Phát triển nghiệp vụ trung gian

Việc thực hiện chế độ doanh nghiệp hiện đại, thay đổi chế độ của doanh nghiệp quốc hữu và phát triển nhảy vọt của thị trường tư bản đã phá vỡ cục diện vốn tiền tệ gián tiếp nhất thống thiên hạ, vốn tiền tệ trực tiếp phát triển nhanh chóng, không gian phát triển nghiệp vụ cho vay và gửi tiền truyền thống bị thu hẹp, một lượng lớn các khoản vay bị lắng xuống khiến cho vốn ngân hàng bị ứ đọng. Tiến hành nghiên cứu chiến lược đối với nghiệp vụ trung gian, lợi dụng đầy đủ hệ thống thông tin của ban ngành kinh doanh thị trường để tiến hành dự đoán, phát huy ưu thế, đặc điểm của ngân hàng mình, ngắm đúng điểm nóng của thị trường, như việc cải cách thể chế vốn đầu tư của nhà nước, cải cách chế độ tài chính, cải cách chế độ y tế, nhà ở, cải cách chế độ bảo hiểm xã hội, khai thác các loại hình nghiệp vụ trung gian để thoả mãn nhu cầu của khách hàng và hướng tới lũng đoạn ngành nghề có bước đi, có kế hoạch, ví dụ thâm nhập vào các ngành cơ sở như đường sắt, hàng không, đường thuỷ.

Phát triển quốc tế hoá nghiệp vụ

Trên thực tế, Luật ngân hàng Trung Quốc chỉ quy định ngân hàng không thể tiến hành đầu tư uỷ thác và mua bán cổ phiếu, và cũng không quy định ngân hàng không thể kinh doanh nghiệp vụ ngân hàng đầu tư, phạm vi của nghiệp vụ ngân hàng đầu tư rộng hơn nhiều so với phạm vi của nghiệp vụ uỷ thác và cổ phiếu. Trên thực tế, hiện nay chính phủ Trung Quốc đã cho phép hai ngân hàng lớn là Ngân hàng Trung Quốc và Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc được cung cấp dịch vụ ngân hàng đầu tư và dịch vụ chứng khoán.17 Đặc biệt là, Ngân hàng Công thương Trung Quốc- ngân hàng lớn nhất ở Trung Quốc cũng đã công bố ý định niêm yết trên thị trường chứng khoán trong vòng 5 năm tới, trong khi ngân hàng lớn thứ 6 ở Trung Quốc- China Merchants Bank, đã phát hành số cổ phiếu trị giá 10,95 tỷ NDT (tương đương 1,32 tỷ USD) trên thị trường chứng khoán nội địa và trở thành ngân hàng thứ 4 của nước này tham gia thị trường chứng khoán.18 Cuối tháng 4-2002, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã đưa ra quy định cho phép các NHTM được tiến hành kinh doanh các.

Xây dựng chiến lược phát triển điện tử hoá

Lấy thẻ tín dụng làm chủ chốt, xây dựng mạng lưới chi trả bằng thẻ tín dụng, mạng lưới trả tiền liên thông trong cả nước bằng máy ATM, mạng lưới tiêu dùng toàn quốc bằng máy POS và trung tâm trao quyền tập trung, hình thành mạng lưới thanh toán toàn quốc, mạng lưới trao đổi thông tin lấy thẻ làm công cụ thanh toán chủ yếu, để cuối cùng xây dựng được điều kiện tạo mạng lưới chuyển tài khoản, trao quyền bằng thẻ ngân hàng hoàn chỉnh, thống nhất trong cả nước, cung cấp cho dịch vụ thương mại điện tử sự đảm bảo quan trọng trong thanh toán điện tử trên mạng, đặt nền móng cho việc hình thành mạng lưới dịch vụ tiền tệ tư nhân và nhà nước hiện đại hoá. Từng bước xây dựng hệ thống mạng lưới dịch vụ khách hàng tổng hợp Hiện nay, do sự ra đời liên tục của các ngân hàng điện thoại, máy rút tiền tự động, dịch vụ ngân hàng trên mạng, nên trên thực tế, khoảng cách giữa ngân hàng và khách hàng càng ngày càng được rút ngắn, hạng mục dịch vụ của các ngân hàng cũng theo đó mà phát triển rầm rộ, cái mà khách hàng phải đối diện là điện thoại, máy ATM, làm thế nào để tiến hành đối thoại trực tiếp với khách hàng chính là vấn đề mà hệ thống mạng lưới dịch vụ khách hàng tổng hợp phải giải quyết.

Đối với các NHTM có vốn đầu tư nước ngoài (ĐTNN)

Tháng 8/1998, Thâm Quyến trở thành thành phố thứ hai được cho phép các ngân hàng có vốn ĐTNN kinh doanh thí điểm đồng NDT, đồng thời Ngân hàng Nhân Dân còn đưa ra 4 biện pháp nhằm hoàn thiện một số quy định có liên quan cụ thể là: (1) cho phép duyệt các dự án tăng lượng vốn hoạt động bằng NDT nhưng không được vượt quá 100 triệu NDT; (2) nới lỏng việc khống chế các khoản cho vay đối với các ngân hàng khác; (3) cho phép thành lập các phiếu gửi tiền định kỳ có thể chuyện nhượng với số tiền lớn; (4) cho phép các ngân hàng có vốn ĐTNN được tham gia cấp vốn, cho vay liên ngân hàng bằng đồng NDT. - Trong giai đoạn thứ ba, giai đoạn này là giai đoạn mà nền tài chính trong nước, nền kinh tế dần dần phát triển chín muồi, năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng trong nước được nâng cao, lúc này mở rộng hoàn toàn lĩnh vực cho các ngân hàng có vốn ĐTNN vừa có thể nâng cao hiệu suất của toàn bộ nền tài chính vừa làm cho các ngân hàng trong nước không ngừng mở rộng và phát triển trong cạnh tranh, tạo điều kiện cho quá trình quốc tế hoá ngành ngân hàng.

Những bài học kinh nghiệm rút ra từ cải cách hệ thống NHTM TQ Cùng chung một nền tảng của chế độ kinh tế, Việt Nam và Trung

    Bởi vậy, nhằm kịp thời phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và chất lượng khoản tiền cho vay, căn cứ vào thông lệ quốc tế, Trung Quốc đã áp dụng phân loại năm cấp chất lượng khoản vay là: bình thường (pass), đặc biệt chú ý (special mention), dưới tiêu chuẩn (substandard), nghi ngờ (doubtful) và coi như mất (loss) với các mức dự phòng khác nhau cho mỗi loại: từ 1% cho nợ bình thường đến 50% cho nợ nghi ngờ và 100% cho loại nợ coi như mất. Thành lập các chi nhánh ngân hàng ở các trung tâm tiền tệ nổi tiếng trên thế giới như Luân Đôn, New York, Tokyo, Hồng Kông, Xingapo, Frăng-phuốc, Berlin, Barhama v.v.., thuận lợi cho sự trao đổi nghiệp vụ với các cơ quan tiền tệ của các nước và khu vực khác, mở rộng phạm vi phát triển nghiệp vụ; ngoài ra còn có thể thu được nhiều thông tin hơn về phương diện quản lý và nghiệp vụ tiền tệ quốc tế.

    THỰC TRẠNG HỆ THỐNG NHTM VIỆT NAM

    Những thành tựu, kết quả đạt được

    (1) Đối với các NHTM QD, vốn điều lệ đã được tăng lên đáng kể do nguồn cấp bổ sung của chính phủ theo đề án cơ cấu lại tài chính các NHTM. Cụ thể, Ngân hàng NN&PTNT là 700 tỷ đồng, hai Ngân hàng Công Thương và Ngân hàng Ngoại Thương mỗi ngân hàng 400 tỷ đồng27. Bên cạnh đó, việc giải toả các khoản nợ xấu, làm trong sạch tình hình tài chính của các NHTM QD đã đạt được những thành tựu đáng kể. Các công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản hoạt động có hiệu quả, nhiều tài sản được tiến hành phát mại, bán đấu giá, cho thuê. Tổng số các khoản vốn thu hồi qua khâu nghiệp vụ này được gần 800 tỷ đồng29. trước khi chấn chỉnh, củng cố và sắp xếp lại). Trong quá trình hội nhập, Quy chế về hoạt động của ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh tại Việt Nam (Nghị định 189/HĐBT ngày 15/6/1991) là văn bản pháp lý đầu tiên thể hiện sự mở cửa, hội nhập quốc tế về lĩnh vực ngân hàng ở Việt Nam, đã tạo điều kiện cho các NHTM Việt Nam hội nhập với quốc tế.

    Những mặt còn hạn chế

    Đặc biệt, để phù hợp với các cam kết quốc tế đã ký như Hiệp định thương mại Việt- Mỹ, 2 Luật Ngân hàng cần phải sửa đổi, bổ sung rất nhiều vấn đề như: Các vấn đề về cấp phép, tiếp cận với các dịch vụ của NHTW, các dịch vụ về tư vấn, trung gian và bổ trợ tài chính, môi giới tiền tệ, vấn đề đạt máy rút tiền tự động, cung cấp các dịch vụ thông tin tài chính, hoạt động nhận tiền gửi và cho vay, nghiệp vụ Factoring, cho thuê tài chính, thanh toán và chuyển tiền, bảo lãnh và các cam kết…. Nhưng thực tế hiện nay đại bộ phận người lao động, người sử dụng lao động trong NHTM QD đều thuộc diện biên chế Nhà nước chuyển dịch sang nên tư tưởng “công chức Nhà nước” còn tồn tại khá nặng nề trong các quan hệ lao động, một số ít được tuyển dụng bổ sung theo cơ chế “hợp đồng lao động” thì chủ yếu là “ưu tiên nội bộ” làm cho quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động mang nặng tính gia đình, truyền thống ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng lao động, tình trạng vừa thừa vừa thiếu lao động đang trở thành phổ biến.

    Bảng 5: Tình hình tài chính của 4 NHTM QD tính đến tháng 6/2003
    Bảng 5: Tình hình tài chính của 4 NHTM QD tính đến tháng 6/2003