MỤC LỤC
Chương trình nhãn sinh thái loại I, là chương trình tự nguyện, do một bên thứ ba cấp giấy chứng nhận nhãn sinh thái trên sản phẩm biểu thị sự thân thiện vơiù môi trường dựa trên các nghiên cứu vòng đời sản phẩm. - Chương trình hoàn toàn mang tính tự nguyện, do một bên thứ ba cấp giấy chứng nhận, công khai, minh bạch đây là những yếu tố quan trọng tạo niềm tin cho người tiêu dùng sản phẩm và người sử dụng nhãn, từ đó thúc đẩy sự tham gia mạnh mẽ của các doanh nghiệp, nhà sản xuất,…. - Quá trình lựa chọn sản phẩm, xây dựng tiêu chí được dựa trên các nghiên cứu khoa học, luật môi trường và một số luật có liên quan và lấy ý kiến tư vấn từ các bên liên quan trước khi đi đến quyết định chọn sản phẩm nào, tiêu chí gì để bảo vệ môi trường.
- Sự khác nhau về địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, công nghệ, nguồn tài nguyên … sẽ dẫn đến khó có thể thừa nhận lẫn nhau giữa các chương trình, do đó dẫn đến sự cản trở sự xâm nhập thị trường giữa các quốc gia và một rào cảng xanh xuất hiện. Nhãn môi trường kiểu II là giải pháp môi trường do các nhà sản xuất, nhập khẩu, hoặc bất cứ ai khác được lợi nhờ các công bố môi trường không có sự tham gia của cơ quan chứng nhận. - ISO 14021 thừa nhận bảo vệ bản quyền nên các nhà sản xuất sử dụng các lời công bố, biểu tượng, biểu đồ khác nhau, cho một đặc tính không tạo được sự thống nhất giữa các nhãn sinh thái trên thị trường, gây ra sự khó hieồu, hieồu nhaàm.
Chương trình nhãn sinh thái kiểu III là chương trình tự nguyện do một ngành công nghiệp hoặc một tổ chức độc lập xây dựng nên, trong đó có việc đặt ra những yêu cầu tối thiểu, lựa chọn các loại thông số, xác định sự liên quan của các bên thứ ba và hình thức thông tin bên ngoài. Như vậy, trong cả ba kiểu nhãn sinh thái như đã nêu trên, thì nhãn môi trường kiểu I có ưu thế hơn cả, do có khả năng phổ biến rộng rãi, minh bạch và độ tin cậy cao, dễ tạo ra thúc đẩy việc bảo vệ môi trường dựa trên thị trường lớn.
Nhón sinh thỏi cung cấp cỏc thụng tin rừ ràng về đặc tớnh mụi trường, khớa cạnh môi trường cụ thể của các sản phẩm hoặc dịch vụ. Người tiêu dùng có thể sử dụng các thông tin trên trong việc mua sắm hàng hóa, dịch vụ. Bên cạnh đó, từ những thông tin môi trường giới thiệu, cộng đồng có thể thay đổi nâng cao kiến thức của mình về môi trường, về sự biến đổi thành phần tính chất môi trường dưới tác động của con người, đến hoạt động của hệ thống kinh tế, từ đó có những hành động đúng đắn để bảo vệ môi trường dựa trên sự hiểu biết.
Bất cứ nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ nào cũng mong muốn nhãn sinh thái sẽ ảnh hưởng đến quyết định mua sắm theo hướng có lợi cho sản phẩm hoặc dịch vụ của mình. Nếu nhãn sinh thái thật sự có được những ảnh hưởng đó, thị phần của những sản phẩm và dịch vụ này sẽ tăng lên. Từ đó, nhà sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ sẽ cải thiện khía cạnh môi trường trong sản phẩm và dịch vụ của mình, dẫn đến giảm những tác động xấu đến môi trường.
Thủ tục và các yếu cầu của nhãn môi trường và công bố môi trường không được soạn thảo, chấp nhận hoặc áp dụng theo cách thức mà có thể tạo ra trở ngại không cần thiết trong thương mại quốc tế. Nhãn môi trường và công bố môi trường phải dựa trên phương pháp luận khoa học hoàn chỉnh để chứng minh cho các công bố và tạo ra các kết quả chính xác, có thể tái lặp. Thông tin liên quan đến thủ tục, phương pháp luận và chứng cứ dùng để chứng minh các nhãn môi trường và công bố môi trường phải sẵn có và được cung cấp theo yêu cầu của các bên hữu quan.
Khi xây dựng các công bố môi trường và nhãn môi trường cần phải tính đến tất cả các khía cạnh có liên quan của chu trình sống của sản phẩm. Nhãn môi trường và công bố môi trường không được kiềm hãm việc tiến hành đổi mới mà sự đổi mới đó duy trì hoặc có tiềm năng để cải thiện hiệu quả của môi trường. Cần phải giới hạn ở mức cần thiết các yêu cầu mang tính chất hành chính hoặc các nhu cầu thông tin liên quan đến môi trường và công bố môi trường để thiết lập sự phù hợp với chuẩn cứ được áp dụng và các tiêu chuẩn của công bố hoặc nhãn môi trường đó.
Quá trình xây dựng công bố môi trường và nhãn môi trường cần phải mở rộng, có sự tham gia tư vấn rộng rãi với các bên hữu quan cần phải cố gắng để đạt được một thoả thuận trong quá trình đó. Bên đưa ra nhãn môi trường hoặc công bố môi trường phải sẵn có cho khách hàng về khía cạnh môi trường của sản phẩm và dịch vụ tương ứng với nhãn môi trường hoặc công bố môi trường đó.
Lợi ích đối với chính phủ
Lợi ích đối với các ngành
Lợi ích đối với người tiêu dùng
Con số này khá ấn tượng, tuy nhiên, số lượng người mua vẫn thấp hơn số lượng người quan tâm về sản phẩm thân thiện môi trường, bởi vì người tiêu dùng vẫn hoài nghi, không tin tưởng vào một số nhãn tự công bố và không được kiểm soát. Cũng giống như nước Mỹ, người tiêu dùng châu Âu cũng không tin tưởng nhiều về nhãn sinh thái hay những nhãn được công bố là thân thiện với môi trường, vì sản phẩm có nhãn sinh thái tràn ngập trên thị trường mà người tiêu dùng thì không biết nhãn nào thật sự là nhãn thân thiện với môi trường, không gây tác động xấu đến môi trường. “ Con dấu xanh” là chương trình của một tổ chức độc lập và phi lợi nhuận, với mục tiêu làm cho môi trường trong lành và sạch hơn thông qua việc xác định và thúc đẩy những sản phẩm và dịch vụ ít thải ra chất thải độc hại, tiết kiệm tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Chương trình thu hút sự tham gia của 18 nước, trong đó có 15 nước là thành viên của EU bao gồm: Bỉ, Đức, Pháp, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Đan Mạch, Ireland, Vương quốc Anh, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Aùo, Phần Lan và 3 nước Nauy, Iceland, Liechtenstein. Các sản phẩm có gắn biểu tượng hình bông hoa là dấu hiệu nhận biết sản phẩm mà những tác động đến môi trường được giảm hơn so với các sản phẩm cùng loại do những sản phẩm này đã đáp ứng được tập hợp các tiêu chí môi trường được công bố bởi các quốc gia thành viên EU. Nhãn môi trường với mục đích đem lại thông tin tốt hơn đến người tiêu dùng, các doanh nghiệp và các xí nghiệp vừa và nhỏ ở các quốc gia đang phát triển, chương trình dùng sản phẩm xanh nhằm thu hút các ngành công nghiệp khác áp dụng vào chương trình này.
Ở Crotia, cộng hoà Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Romaria đã áp dụng chương trình cấp nhãn sinh thái cấp nhãn môi trường nhưng kết quả không khả quan lắm.Trong khi đó, các quốc gia thuộc ECC lại nhanh chóng đạt được tốc độ phát truyển của chương trình. Chương trình “Nhãn sinh thái xanh” do hội đồng Doanh nghiệp phát triển bền vững của Thái Lan thành lập tháng 10 năm 1993 và đến tháng 4 năm 1994, Viện môi trường Thái Lan hợp tác với Bộ Công Nghệ tiến hành thực hieọn chửụng trỡnh.