Chiến lược phát triển thị trường xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty TNHH Thương mại Việt Nhật

MỤC LỤC

Khái quát về Công ty TNHH thương mại Việt Nhật 1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Cùng với nhịp điệu phát triển không ngừng của nền kinh tế thời hiện đại ngày 31 tháng 10 năm 1998 Công ty TNHH thương mại Việt Nhật được thành lập theo quyết định số 3792 GP/TLDN của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, giấy chứng. Ngay từ khi mới thành lập, Công ty TNHH Việt Nhật một mặt củng cố tổ chức, xây dựng cơ sở vật chất, mặt khác đã khẳng định là một Công ty có tiềm lực về kinh doanh xuất nhập khẩu đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ và hàng nông sản. + Phòng kế hoạch thị trường: Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, lập kế hoạch duy trì phát triển và mở rộng thị trường, khuếch trương thương hiệu; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi nhất cho Công ty.

Ngoài ra, lãnh đạo cũng rất quan tâm tới việc đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, hàng năm Công ty thường cử một số nhân viên sang các nước như: Nhật, Malaixia, Hàn quốc nghiên cứu và học tập cách làm việc của nước ngoài, bồi dưỡng thêm kiến thức để phục vụ cho Công ty. Dựa vào kinh nghiệm làm việc với nước ngoài lâu năm, quan hệ tốt với các bạn hàng của cán bộ và lãnh đạo Công ty, Công ty TNHH thương mại Việt Nhật đã tạo được những mối làm ăn lớn với các bạn hàng ở các nước như: Nhật, Malaixia, Hàn Quốc, Canada, Mỹ, Pháp, Nga, Đài Loan…Đặc biệt là Nhật bản, Malaixia và Hàn Quốc là những bạn hàng lâu năm và thường xuyên của Công ty. Nguyên nhân chính là do điều kiện kinh doanh ngày càng khó khăn, khách hàng đòi hỏi cao hơn về chất lượng, mẫu mã sản phẩm trong khi điều kiện sản xuất của ta lại chưa đáp ứng được nhu cầu chính vì vậy giá vốn hàng bán tăng lên.

Bảng 1: Tình hình tài sản của Công ty:
Bảng 1: Tình hình tài sản của Công ty:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ

    Đến năm 2005 và 2006 tỷ trọng hàng thủ công mỹ nghệ xuất khẩu đều chiếm trên 50% điều này chứng tỏ rằng vai trò của hàng thủ công mỹ nghệ trong hoạt động xuất khẩu của Công ty đã tăng lên và trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Công ty, quyết định sự sống còn trong hoạt động kinh doanh của Công ty. Tuy các thị trường khác như Trung Quốc, Singapore, A rập xêut, Iran, Israel, Ấn Độ có kim ngạch nhập khẩu không đáng kể song đây là những thị trường có nhu cầu lớn về mặt hàng thủ công mỹ nghệ mà Công ty chưa khai thác được vì vậy trong những năm tới Công ty cần mở rộng khai thác các thị trường trên. Nhận thức được điều này Công ty đã chú trọng đầu tư cho việc nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu khách hàng ở từng khu vực thị trường với những đòi hỏi khác nhau.Công ty đã bỏ kinh phí thuê các chuyên gia thiết kế cho các sản phẩm xuất khẩu của công ty nhờ vậy hiện nay mẫu mã kiểu dáng mặt hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng đa dạng và hấp dẫn hơn.

    Mặc dù các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của công ty ngày càng phong phú hơn song do đặc tính sản xuất của hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta là do các làng nghề sản xuất nên chưa được sản xuất theo một tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt và khâu sử lý nguyên liệu chưa được kiểm định chặt chẽ vì vậy chất lượng sản phẩm chưa đồng đều. Mặt hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty khi xuất khẩu ra nước ngoài chịu nhiều ảnh hưởng nhiều của thời tiết đặc biệt là các sản phẩm mây tre đan như trong khâu thu mua công ty chưa đưa ra tiêu chẩn chất lượng và kiểm duyệt hàng hoá và chặt chẽ nên chất lượng sản phẩm chưa được đồng đều và dễ bị hư hỏng do thời tiết thay đổi. Hiện nay công ty vẫn chưa có chi nhánh bán hàng tại nước ngoài, trong thời gian tới công ty nên thành lập một số chi nhánh tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Mỹ, Anh, Pháp, Nga….Các chi nhánh bán hàng có trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh sản phẩm trên toàn khu vực thị trường đó, đây là nơi mà Công ty trưng bày các sản phẩm của mình và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

    Hiện nay nhà nước đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu như: làm đơn giản hoá các thủ tục cấp phép xuất khẩu, thiết lập các doanh phòng đại diện thương mại ở nước ngoài, các tham tán thương mại, các Showroom trưng bày sản phẩm, thông qua đó các doanh nghiệp sẽ được cung cấp thông tin về nhu cầu của khách hàng trên thị trường, thông tin về đối thủ cạnh tranh, những biến động trên thị trường…. Công ty chủ động liên doanh liên kết và đầu tư cho các cở sản xuất thuộc các làng nghề truyền thống trên khắp cả nước như làng nghề mây tre đan ở Hà Tây, Bắc Giang, gốm sứ Bát Tràng, Phù Lãng, cói đay ở Thái Bình và một số làng nghề ở các tỉnh miền Đông Nam Bộ, chất lượng của các sản phẩm xuất khẩu ngày càng được nâng cao, mẫu mã, kiểu dáng, chủng loại đa dạng và phong phú hơn trước.

    Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty
    Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của Công ty

    PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA

    Quá chú tâm tới các thị trường quen thuộc mà bỏ mất đi những cơ hội kinh doanh thuận lợi từ các thị trường khác. Mặc dù Công ty đã liên doanh liên kết và đầu tư vốn giúp đỡ các cơ sở sản xuất sản phẩm xuất khẩu để đảm bảo nguồn hàng chất lượng và đồng bộ song kết quả đạt được chưa cao chưa đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của các thị trường lớn vì vậy sức cạnh tranh so với các đối thủ còn yếu.

    CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VIỆT NHẬT

      Tuy nhiên cũng trên thị trường này có rất nhiều đối thủ cạnh tranh lớn của Công ty để cạnh tranh được trên thị trường này Công ty cần có chiến lược phát triển sản phẩm như cải tiến mẫu mã, nâng cao chất lượng, tạo nên sự độc đáo, mới lạ cho sản phẩm đặc biệt đối với mặt hàng gốm sứ, sơn mài, đồ gỗ mỹ nghệ, thêu ren rất được ưa chuộng tại thị trường này. Riêng đối với thị trường Nhật: đây là thị trường truyền thống và quan trọng nhất của Công ty Công ty, tại khu vực này với nhu cầu về mặt hàng thủ công mỹ nghệ, hàng năm Nhật nhập khẩu 50 triệu USD trong khi đó giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam chỉ chiếm 1,45% trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Nhật. Theo các chuyên gia Nhật Bản về mặt hàng này, hiện nay người Nhật rất ưa chuộng hàng thủ công mỹ nghệ và đồ lưu niệm nhập khẩu từ Việt Nam thậm chí đã hình thành mốt mua hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam tại Nhật, đây là cơ hội tốt cho Công ty phát triển thị trường theo chiều sâu ở Nhật.

      Mặc dù không trực tiếp sản xuất song để đảm bảo chất lượng sản phẩm Công ty cần có những biện pháp quản lý chất lượng riêng như các yêu cầu về chất lượng sản phẩm, nguyên liệu… nhằm khắc phục điểm yếu phát huy những ưu điểm, lợi thế sản phẩm tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Công ty. * Đối với mặt hàng gốm sứ: Nhu cầu mặt hàng này đang tăng cao đặc biệt tại khu vực Tây Âu, EU, Nhật Bản cùng với nó là sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt hơn với mặt hàng của các nước như Trung Quốc, Ấn Độ, Inđônêxia… đặc biệt là sản phẩm của Trung Quốc có ưu thế về mẫu mã, kiểu dáng, hoa văn vừa sắc nét vừa độc đáo, vừa mang tính lịch sử lâu đời của Trung Quốc, giá cả lại phải chăng. Hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng được mua để thoả mãn nhu cầu thẩm mỹ nên thường được mua với số lượng ít nhưng khách hàng thích chọn mua nhiều loại sản phẩm khác nhau nên Công ty cần chọn nguồn hàng phong phú để đáp ứng nhu cầu của thị trường, như vậy khả năng tiêu thụ sản phẩm sẽ lớn hơn.

      Nguồn nguyên liệu có vai trò rất qian trọng đối với các doanh nghiệp vì vậy để thúc đẩy hoạt động xuất khẩu nhà nước cần có kế hoạch xây dựng các vùng nguyên liệu ổn định, có sản lượng nguyên liệu cao, có khả năng khai thác và xử lý nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất để vừa đảm bảo chất lượng sản phẩm vừa không gây ô nhiễm môi trường. Qua những phân tích tổng quát nhất về tình hình phát triển thị trường của Công ty TNHH thương mại Việt Nhật tôi nhận thấy trước đây cũng như những Công ty khác của Việt Nam Công ty cũng chưa mấy quan tâm tới vấn đề phát triển thị trường nhưng trong thời gian gần đây, lãnh đạo Công ty đã nhận thấy tầm quan trọng của Công tác phát triển thị trường đối với doanh nghiệp.