MỤC LỤC
Sau này phân vùng đi vào chi tiết hơn như phân vùng địa vật lý, phân vùng sinh thái, phân vùng các kiểu thảm thực vật, phân vùng kinh tế, phân chia các tiểu vùng trong một vùng lớn hay một đơn vị hành chính, tự nhiên nào đó. - Sự khai lợi và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, trong đó sự gắn kết của vùng được thể hiện thông qua vai trò của hệ thống các đô thị các cấp, quan trọng nhất là của thành phố có sức hút và của vùng ảnh hưởng lớn nhất, coi như cực tạo vùng.
Trong phần tổng quan chúng tôi chỉ đề cập đến một số dạng phân vùng như: Phân vùng địa vật lý, phân vùng thổ nhưỡng, phân vùng khí hậu, phân vùng sinh thái thảm thực vật, phân vùng kinh tế nông nghiệp. Phân vùng địa vật lý đó là hệ thống phân chia bề mặt trái đất, cơ sở để phân chia và nghiên cứu là tổ hợp các dấu hiệu bên trong và rất đặc trưng cho riêng nó- thiên nhiên.
Đồng thời nước ta còn được phân chia ra 7 vùng khí hậu, trong đó có 4 vùng khí hậu thuộc miền khí hậu miền Bắc (khu vực núi phía Bắc, khu vực núi Tây Bắc, khu vực đồng bằng Bắc Bộ và khu vực núi phía Tây, khu vực Bắc Trung Bộ) và 3 vùng khí hậu thuộc miền khí hậu miền Nam (khu vực Nam Bộ, khu vực ven biển Nam Trung Bộ, khu vực Tây Nguyên) [49]. Trong phạm vi mỗi miền khí hậu, đã phân chia ra các vùng khí hậu khác nhau: Miền khí hậu phía Bắc được phân thành 6 vùng khí hậu (vùng khí hậu Đông Bắc, vùng khí hậu Tây Bắc, vùng khí hậu Việt Bắc- Hoàng Liên Sơn, vùng khí hậu đồng bằng Bắc Bộ và bắc của bắc Trung Bộ, vùng khí hậu của Bắc Trung Bộ, vùng khí hậu ven biển Bình Trị Thiên), miền khí hậu phía Nam được phân thành 3 vùng khí hậu (vùng khí hậu Tây Nguyên, vùng khí hậu Trung và Nam Trung Bộ, vùng khí hậu đồng bằng Nam Bộ) [43].
Kết quả sự phân bố thổ nhưỡng trên thế giới gồm: Nhóm đất thuộc đới Bắc cực và đài nguyên (chia thành 5 đới phụ), nhóm đất thuộc đới rừng Taiga, nhóm đất thuộc đới rừng cây lá rộng ôn đới, nhóm đất thuộc đới thảo nguyên ôn đới, nhóm đất rừng và rừng cây bụi cận nhiệt đới, nhóm đất thuộc vành đai nhiệt đới [38]. Dựa vào đặc điểm chủ yếu của đất đai, khí hậu, tổ nghiên cứu sinh thái và môi trường-Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã chia ra 5 vùng đất: Vùng đất cát và cồn cát ven biển, vùng đất phèn, vùng ngập mặn ven biển, vùng đồng bằng châu thổ và vùng đồi núi [13].
Về sự phân bố cây trồng, theo Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Ngọc Lân (1980), cây trồng được phân bố ở 10 trung tâm trên thế giới, trong đó có 6 trung tâm nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới (Trung Mỹ, Nam Mỹ, Êtiopi, Tây Xu - đăng, Ấn Độ, Đông Nam Á); hai trung tâm nằm trong vành đai cận nhiệt đới (Địa Trung Hải, Tiền Á) và hai trung tâm nằm chủ yếu ở vành đai cận nhiệt, có một phần lan sang cả vùng ôn đới (Trung Quốc và Trung Á) [15]. Lê Trần Chấn, Nguyễn Hữu Trí, Huỳnh Nhung (1994) trên cơ sở những hiểu biết về điều kiện tự nhiên và sự phân hoá về thành phần loài của hệ thực vật, phân chia ra các vùng sinh thái thực vật sau: Vùng núi Đông Bắc, vùng núi Việt Bắc -Hoàng Liên Sơn, vùng núi Tây Bắc, vùng Đông Bắc Bộ, vùng Bắc Trung Bộ, vùng Bình Trị Thiên, vùng Trung Trung Bộ, vùng Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên, vùng đồng bằng Nam Bộ [3].
Sự phát triển của nông nghiệp và sự hình thành của tổ chức nông nghiệp theo lãnh thổ được diễn ra dưới tác động của các quy luật chung (đặc trưng cho một phương thức sản xuất nhất định) cũng như dưới ảnh hưởng của các điều kiện tự nhiên và kinh tế của địa phương (cụ thể hoá sự thể hiện của những tính quy luật chung), cho nên chúng có tính muôn màu muôn vẻ đặc trưng cho mỗi địa phương [29]. Trong thời gian này trên một số tạp chí nghiên cứu kinh tế đã có một số tác giả đề cập đến một số nét về lý luận của phân vùng kinh tế nông nghiệp như Nguyễn Trần Trọng (1963) có bài: “Về phương pháp luận và phương pháp phân vùng nông nghiệp ở miền Bắc nước ta”, Nguyễn Huy (1969): “Phương pháp phân vùng nông nghiệp ở miền Bắc nước ta”.
Hoàng Chung (1981, 1983, 2002, 2003) đã phân tích ảnh hưởng của chăn thả không có kế hoạch lên sự thay đổi thành phần loài, cấu trúc và chức năng của thảm cỏ vùng Thôm Luông (Ngân Sơn), ông thấy những tác động của con người trên lớp phủ thực vật vùng nhiệt đới đã bước đầu dẫn đến hình thành kiểu thực bì cỏ, một trong những loại hình thứ sinh. Sau đó do chăn thả và tác động khác nhau đã làm đồng cỏ bị thoái hoá dần và biểu thị bằng 5 giai đoạn của thoái hoá, cuối cùng của nó là trên mảnh đất của đồng cỏ sẽ xuất hiện savan cây bụi hay savan cỏ (hay một kiểu thảm thứ sinh nào đó của cây bụi) rồi có thể tiến tới rừng.
Theo báo Lao động tháng 7/2004, Viện khoa học kỹ thuật miền Nam thuộc bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã triển khai thực hiện dự án “Trồng thử nghiệm tập đoàn giống cỏ nhập nội nuôi bò” tại xã Cam Sơn, An Thạch (Mỏ Cày), Hữu Định (Châu Thanh) và An Đức (Ba Tri). Hiện nay Móng Cái đã trở thành một trong hai trung tâm kinh tế lớn của Tỉnh Quảng Ninh, có vị trí quan trọng trong trục kinh tế trọng điểm Hà Nội-Hải Phòng- Quảng Ninh; Cửa khẩu Móng cái được xác định là cửa khẩu biên giới bộ quan trọng nhất của Việt Nam và là cửa ngừ quan trọng trong tiến trỡnh hội nhập kinh tế quốc tế giữa các nước trong khu vực-Nhất là trong quan hệ hợp tác Việt Nam và Trung Quốc.
Thị xã Móng Cái hôm nay, Thành phố Móng Cái-trung tâm kinh tế lớn của đất nước trong tương lai không xa sẽ trở thành hiện thực với thế mạnh mới, sức vươn tới ngày càng cao, nơi địa đầu Đông Bắc của Tổ quốc Việt nam. Đại đa số dân cư là người dân tộc thiểu số như: Dao, Tày và Sán Chí, những người Kinh ở đây chủ yếu là những gia đình từ các huyện thị khác ở trong và ngoài tỉnh đến sinh sống theo mô hình "hộ dân kinh tế mới".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu về phân chia các tiểu vùng sinh thái xã Bắc Sơn, thành phần loài, dạng sống và năng suất các thảm cỏ vùng núi xã Bắc Sơn - Móng Cái. Ngoài ra, chúng tôi còn nghiên cứu các điều kiện tự nhiên của các vùng đất trong toàn xã, gồm các vùng đất đang được người dân sử dụng vào mục đích nông lâm nghiệp và vùng đất đang bỏ hoá. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. trạm Khí tượng thị xã Móng Cái) về các vấn đề như: Dân số, đất đai, khí hậu, thuỷ văn, mùa vụ, các kiểu thảm thực vật. Để xác định tên khoa học của các mẫu, chúng tôi đã sử dụng khoá phân loại hiện hành của tác giả Phạm Hoàng Hộ (1993); Danh lục các loài thực vật Việt Nam (2001, 2003, 2005) của Trung tâm nghiên cứu Tài Nguyên và Môi trường - Đại học Quốc gia Hà Nội và Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia.
Đất: Dựa vào tiêu chuẩn phân loại đất của Nguyễn Lam Điền (2005) phân thành 4 cấp (tốt, trung bình, xấu và rất xấu), riêng tỷ lệ mùn có hạ thấp hơn. - Đất bằng phẳng (độ dốc dưới 50), rộng dưới 5ha, nằm giữa hai sườn núi nên thiếu ánh sáng, đất trung bình, có nguồn nước quanh năm, trồng 1 vụ lúa.
- Vùng đất dốc, rộng trên 5ha, đất xấu, thiếu nước, là các đồi cỏ, guột và cây bụi, hiện nay đang tiến hành trồng rừng hay bỏ hoá. - Vùng đất dốc, rộng trên 5ha, đất rất xấu, thiếu nước, là các đồi cỏ, guột và cây bụi, hiện nay đang tiến hành trồng rừng hay bỏ hoá.
Họ Cúc (Asteraceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cói (Cyperaceae), mỗi họ có 2 loài, chúng chiếm 27,80% tổng số loài trong điểm, gồm các loài như: Cúc sao (Aster ageratoides), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Đậu dại (Dunbaria podocarpa), Đậu 3 lá (Uraria logopodiodes), Mua đồi (Melastoma sanguineum), Mua đất (Melastoma septemnervium), Găng trắng (Randia dasycarpa), Đơn đỏ (Ixora coccinnea), Cói ba gân ráp (Scleria tonkinensis), Mao thư không lá (Fimbristylis aphylla). Họ Xoài (Anacardiaceae), họ Cúc (Asteraceae), họ Vang (Caesalpiniaceae), họ Đậu (Fabaceae), họ Cà phê (Rubiaceae), họ Cói (Cyperaceae), mỗi họ có 3 loài, nhóm họ này chiếm 32,1% tổng số loài trong điểm, gồm các loài như: Trám trắng (Canarium album), Cây muối (Rhus chinensis), Cây sơn (Rhus succedanea), Cúc sao (Aster ageratoides), Cúc chỉ thiên (Elephantopus scaber), Cỏ dĩ (Sigesbeckia orientalis), Móng bò (Bauhinia alba), Lim xẹt (Peltophorum pterocarpum ) Muồng lạc (Cassia tora), Tràng quả lá nhỏ (Desmodium microphyllum), Tràng quả dị diệp (Desmodium heterophyllum), Đậu 3 lá (Uraria logopodiodes), Bướm bạc (Mussaenda baviensis), Gạc hươu (Wendlandia glabrata), Đơn đỏ (Ixora coccinnea), Cói ba gân ráp (Scleria tonkinensis), Chuỳ tử đỏ (Rhynchospora rubra), Mao thư không lá (Fimbristylis aphylla).
Tóm lại, qua nghiên cứu năng suất các thảm cỏ dưới tán rừng trồng và rừng phục hồi tự nhiên chúng tôi thấy: Tuy khối lượng thực vật lớn nhưng lại chủ yếu là các cây bụi và dương xỉ, tỷ lệ các cây Hoà thảo thấp nên giá trị chăn thả thấp, vì vậy không nên sử dụng các thảm cỏ này làm bãi chăn thả gia súc. Tóm lại: Với tình hình thực tế của xã Bắc Sơn như hiện nay chúng tôi thấy cần xem xét lại thực trạng sử dụng của các tiểu vùng, từ đó có sự điều chỉnh cơ cấu cây trồng và phương hướng sản xuất để có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất trên cùng một đơn vị diện tích đất.
Ngoài ra có thể trồng thêm 1 vụ ngô để lấy thân và lá, đạt khoảng 35 tấn/ha dùng làm thức ăn cho gia súc vào mùa đông, về giá trị dinh dưỡng nó đạt khoảng 4550 đơn vị thức ăn tương đương 3,7 tấn bột ngô tẻ. Nếu quá trình này vẫn tiếp diễn hàng năm thì sẽ dẫn đến hậu quả là đất không thể cải tạo được, tạo nên những khu đất trống, đồi núi trọc gây ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái, thảm cỏ ngày càng giảm năng suất, chất lượng và sẽ dần bị biến mất.
Khi chúng tôi nghiên cứu các thảm cỏ sử dụng làm bãi chăn thả cho thấy, sinh khối các loại cỏ tươi trong các nhóm tiểu vùng sinh thái hiện đang được khai thác làm các bãi chăn thả là rất thấp, tỷ lệ nhóm hoà thảo thấp, đạt dưới 2 tấn/ha (tươi), tại điểm 3 chỉ đạt 675 kg/ha và có xu hướng giảm dần, tỷ lệ cây bụi và dương xỉ tăng lên. Vì vậy, để có thể phục vụ chăn nuôi đại gia súc thật tốt thì 1 con cần khoảng 3ha đất đồi cỏ, cả đàn đại gia súc trong toàn xã sẽ cần 2500ha. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. tỉnh Quảng Ninh, năm 2006) được tận dụng thêm làm bãi chăn thả đại gia súc, nên ta có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng nguồn thức ăn cho chăn nuôi đại gia súc ở đây đang thiếu trầm trọng. Khó khăn lớn và thường gặp là đa số người dân Việt Nam chưa có thói quen và kinh nghiệm về chăn nuôi, chưa có quy trình chăn nuôi hợp lý, chất lượng giống kém… Tuy nhiên, ở nước ta có ưu điểm là thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa, điều này cho phép tạo đồng cỏ có năng suất rất cao, gấp nhiều lần vùng ôn đới, cỏ có thể sinh trưởng quanh năm nếu có bón tưới đầy đủ.
Các thảm cỏ của xã Bắc Sơn đều đang được người dân địa phương sử dụng để chăn thả gia súc thường xuyên, nặng nề và nạn đốt phá đồi cỏ làm cho các thảm cỏ đang ở tình trạng bị thoái hoá cao về thành phần loài, dạng sống và năng suất. Hoàng Chung, Nguyễn Anh Hùng (2008), Tiềm năng thức ăn chăn nuôi đại gia súc của xã Bắc Sơn (Móng Cái) và đề xuất mô hình khai thác nguồn thức ăn, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, số 8, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn.