Đánh giá hiệu quả và đề xuất hướng sử dụng đất nông nghiệp hiệu quả tại xã Phúc Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An

MỤC LỤC

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    Phương pháp đánh giá hiệu quả sử dụng của các loại hình sử dụng đất. + q: Khối lượng của từng loại sản phẩm được sản xuất/ha/năm + p: Là giá của từng loại sản phẩm trên thị trường cùng thời điểm + T: Là tổng giá trị sản phẩm của 1ha đất canh tác/năm. - Giá trị ngày công lao động nông nghiệp - Thu nhập bình quân/ lao động nông nghiệp - Tỷ lệ giảm hộ đói nghèo.

    - Bền vững về kinh tế: Cây trồng có năng suất cao, chất lượng tốt, được thị trường chấp nhận. - Bền vững về mặt xã hội: Nâng cao đời sống nhân dân, phù hợp với tập quán canh tác của người dân. - Bền vững về mặt môi trường: Các loại hình sử dụng đất phải bảo vệ độ màu mỡ của đất, ngăn chặn sự thoái hóa đất và bảo vệ môi trường sinh thái.

    - Số liệu được kiểm tra, xử lý tính toán trên máy tính bằng phần mềm Mcrosoft office excell và máy tính tay.

    KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

    Các loại hình sử dụng đất nông nghiệp của xã Phúc Sơn 1. Các loại hình sử dụng đất của xã Phúc Sơn

    Theo FAO: Loại hình sử dụng đất (LUT) là bức tranh mô tả thực trạng sử dụng đất của một vùng đất với những phương thức quản lý sản xuất trong các điều kiện kinh tế – xã hội và kỹ thuật được xác định. Để xác định các loại hình sử dụng đất trên địa bàn xã Phúc Sơn chúng tôi đã tiến hành điều tra hiện trạng sử dụng đất với phương pháp chọn thôn,xóm điểm trên địa bàn xã. Loại hình sử dụng đất này chủ yếu được trồng trên đất phù sa và ở những nơi có địa hình vàn, vàn cao chủ động được lượng nước tưới tiêu, đất có thành phần cơ giới thịt nhẹ, tầng đất dày.

    - Đối với cây cao su hiện nay đang được công ty lâm nghiệp Anh Sơn trồng kết hợp với lâm trường Anh Sơn quản lý trong khu vực đất trồng rừng với diện tích khoảng 9543,09 ha. + Về phương thức và quy mô nuôi trồng: Qua điều tra thực tế thì thấy hình thức nuôi chủ yếu là nuôi theo phương thức truyền thống,các ao hồ được hình thành do tự nhiên hoặc người dân đào đắp. Để nuôi ếch đạt hiệu quả cao phải có diện tích ao, hồ, sông ngòi (Không bị ảnh hưởng của lưu thông dòng chảy), môi trường sạch không bị ô nhiễm là nơi để đặt lồng nuôi.

    Nếu lồng nuôi được đặt trên diện tích ao để nuôi thì ao cần được cải tạo kỹ, khử trùng môi trường nuôi bằng vôi với lượng từ 7 – 10 kg/100m2, sau đó lọc nước sạch vào ao để nuôi các loại cá như: Cá chép, mè trắng, rô phi để tận dụng nguồn thức ăn thừa của ếch.

    Bảng 3.3: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Phúc Sơn năm 2011
    Bảng 3.3: Các loại hình sử dụng đất chính của xã Phúc Sơn năm 2011

    Đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn xã 1. Hiệu quả kinh tế

    Cây có hiệu quả kinh tế thấp là ngô đông do thời tiết tại thời điểm trồng ngô đông có nhiều sương muối dẫn tới năng suất kém, mặt khác chi phí đầu tư cho cây ngô lớn, thị trường không ổn định do đó giá ngô thấp dẫn tới thu nhập thuần của người trồng ngô thấp. - Đối với LUT cây ăn quả:LUT này có chi phí đầu tư thấp, thu nhập thuần lại ở mức trung bình nhưng hiệu quả sử dụng đồng vốn lại đạt mức cao và rất cao nguyên nhân do thị trường không ổn định dẫn tới giá cả sản phẩm chưa cao và thiếu kinh nghiệm sản xuất,chưa áp dụng những tiến bộ khoa học vào sản xuất. Hiệu quả xã hội của các loại hình sử dụng đất được đánh giá thông qua các chỉ tiêu: Mức độ giải quyết việc làm, khả năng thu hút lao động, yêu cầu về vốn đầu tư, sản phẩm tiêu thụ trên thị trường, đảm bảo đời sống của nhân dân, phù hợp với tập quán canh tác, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo …Một số chỉ tiêu đánh giá về mặt xã hội thể hiện ở bảng 3.5.

    Loại hình các loại hình sử dụng đất: 2 lúa – 1 màu với hai kiểu sử dụng đất lúa xuân – lúa mùa – ngô đông và lúa xuân- lúa mùa – rau đông, hai kiểu sử dụng đất này đã có từ lâu nên đã đi sâu vào tập quán canh tác của người dân địa phương và có thị trường tiêu thụ tại chỗ và một phần được tiêu thụ tại các địa bàn lân cận, giải quyết việc làm, thu hút nhiều lao động, giải quyết việc làm. Loại hình sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản với các kiểu sử dụng đất nuôi cá, ếch lồng tuy chưa thu hút nhiều lao động trên địa bàn xã nhưng cũng đã góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn huyện nâng câo đời sống nhân dân. Khi việc sử dụng đất nông nghiệp được sử dụng hiệu quả hơn đời sống nhân dân đã được cải thiện hơn, các nhu cầu cơ bản của con người đã được đáp ứng, khoảng trên 30% số hộ đã thay thế chất đốt truyền thống là rơm rạ sang sử dụng ga, đường xá giao thông đi lại thuận tiện hơn; Hệ thống trạm trường cũng được nâng cấp và xây mới.

    Để sử dụng đất có hiệu quả về kinh tế – xã hội và môi trường thì Đảng và Nhà nước cần có những chính sách thích hợp nhằm phổ biến và hướng dẫn người dân sử dụng đất đai hợp lý, tiết kiệm theo quan điểm sinh thái môi trường.

    Bảng 3.6. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất
    Bảng 3.6. Hiệu quả môi trường của các kiểu sử dụng đất

    Lựa chọn loại hình sử dụng đất nông nghiệp bền vững 1. Nguyên tắc lựa chọn

    Tuy nhiên ở loại hình sử dụng đất này không sử dụng phân bón hoá học hay các loại thuốc bảo vệ thực vật khác làm tổn hại đến môi trường nói chung và môi trường đất nói riêng. Đây là loại hình sử dụng đất đang được áp dụng rộng rãi và phổ biến nhất trên địa bàn xã Phúc Sơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên của xã, tận dụng được nguồn lực lao động nông nghiệp dồi dào. Với loại hình sử dụng đất 2 lúa – 1 màu thì kiểu sử dụng đất Lúa Xuân – Lúa mùa – Rau đông mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn kiểu sử dụng Lúa xuân – Lúa mùa – Ngô đông.

    Tuy vậy, cả hai kiểu sử dụng đất này vừa đáp ứng được nhu cầu lương thực, thực phẩm cho người, vừa tăng thêm thu nhập cho người dân, tận dụng phế phụ phẩm cho chăn nuôi. Mặc dầu kiểu sử dụng đất Lúa xuân – Lúa mùa – Rau đông mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng đòi hỏi phải đầu tư chi phí lớn, mặt khác người dân phải có kinh nghiệm sản xuất do rau đông cần phải có những kỹ thuật chăm sóc nhất định. Đối với loại hình sử dụng đất 2 vụ : Đất 2 lúa, do xã Phúc Sơn có điều kiện tự nhiên hết sức thuận lợi vì thế cần có sự chuyển đổi diện tích đất 2 lúa này sang diện tích đất trồng 3 vụ/năm để đạt được hiệu quả kinh tế cao hơn nữa.

    Loại hình sử dụng đất này đem lại lợi ích kinh tế rất lớn, tuy nhiên loại hình này đòi hỏi chi phí đầu tư lớn, kỹ thuật nuôi trồng chặt chẽ, nguy cơ rủi ro cao, nên ít được người dân áp dụng.

    Định hướng sử dụng đất nông nghiệp cho xã Phúc Sơn 1. Quan điểm khai thác sử dụng đất

    Đất nuôi trồng thủy sản cần chuyển từ nuôi quảng canh cải tiến sang hình thức nuôi chuyên canh và cần có những biện pháp phòng ngừa rủi ro cho bà con nhân dân yên tâm đầu tư canh tác vì đây là loại hình cho lợi nhuận kinh tế rất lớn. Đặc biệt khuyến khích hình thức hình thức chuyển đổi ruộng đất thành những thửa đất có diện tích lớn hơn, tránh tình trạng đất manh mún nhỏ lẻ, tạo điều kiện cơ giới hoá đồng ruộng. Để đạt được hiệu quả kinh tế cao và chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá thì cần tăng cường áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất.

    Nhiều loại nông sản người dân chưa biết cách hoặc không có khái niệm bảo quản, vì vậy đi đôi với đa dạng hóa cây trồng vật nuôi thì việc hướng dẫn kỹ thuật bảo quản cần được quan tâm. - Để phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá, nhằm tăng cường giá trị trên diện tích canh tác cần phải đưa các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị máy móc phù hợp với điều kiện của xã. - Phát triển sản xuất cần gắn liền với bảo vệ, cải tạo đất, môi trường, tránh tình trạng ô nhiễm đất bằng việc tăng cường sử dụng các loại phân hữu cơ, phân vi sinh sử dụng phân vô cơ một cách hợp lý.

    - Hỗ trợ vốn cho người dân đầu tư giống đối với loại hình sử dụng đất nuôi trồng thuỷ sản và có các biện pháp phòng ngừa rủi ro cho bà con nông dân yên tâm canh tác.