MỤC LỤC
Tuy nhiên các nhà sản xuất vang ở Việt Nam trong quá trình sản xuất vẫn cho thu mua một số lượng lớn quả mà không quan tâm tới chất lượng và nguồn gốc dẫn tới chất lượng thành phẩm không cao, không đáp ứng nhu cầu thị trường ngày một khắt khe. Bên cạnh đó, Hà Nội có lượng khách du lịch nước ngoài khá lớn, những người nước ngoài đến công tác tại Hà Nội hay tầng lớp dân cư có thu nhập cao thích sống theo kiểu Tây đã tạo nên một thị trường rượu vang ngoại sôi động tại Hà Nội. Không chỉ có rượu vang đến từ Châu Âu như Ý, Tây Ban Nha mà còn xuất hiện thêm rượu vang du nhập từ các lục địa khác như: Mỹ, Australia, New Zealand, Chile, Nam Phi… Rượu vang nhập khẩu từ Pháp chiếm thị phần lớn nhất trên thị trường.
Tóm lại, theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường rượu vang tại Việt Nam sẽ ngày càng phát triển theo tiêu chí chất lượng ngày càng cao, mẫu mã ngày càng đa dạng, sang trọng và đẹp mắt, giá cả vừa túi tiền của người tiêu dùng. Có rất nhiều các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại mặt hàng rượu vang nhập khẩu nhưng nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng nhiều nhất đó chính là đối thủ cạnh tranh, nhà cung ứng, thu nhập người tiêu dùng, công nghệ, chính sách pháp luật, các yếu tố về văn hóa xã hội. Hội nhập khu vực, quốc tế, gia nhập WTO, nước ta thực hiện các cam kết, các rào cản thương mại dần được xóa bỏ, giảm thuế nhập khẩu, tạo điều kiện cho các mặt hàng nhập khẩu vào Việt Nam trở nên dễ dàng hơn.
Tuy không có lợi thế sân nhà, lại chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế nhập khẩu (56%) cao nhưng rượu vang nhập khẩu lại có rất nhiều lợi thế về chất lượng, không có độc tố, bao bì, mẫu mã đẹp mắt, sang trọng và nhất là có uy tín từ hàng trăm năm nay nên rất hấp dẫn người tiêu dùng. Mặt hàng rượu vang sản xuất trong nước tuy đã có nhiều cố gắng để nâng cao khả năng cạnh tranh như cải thiện về chất lượng, bao bì mẫu mã, kiểu dáng, cùng với đó là giá cả rẻ hơn nhưng vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng khó tính tại Hà Nội. Với mặt hàng rượu vang nhập khẩu, có rất nhiều nước cung ứng nước ngoài như: Pháp, Chile, Australia, Ý, Nga… Các nhà cung ứng nước ngoài hiện đang tích cực đầu tư nghiên cứu cải tiến, phát triển sản phẩm rượu vang sao cho phù hợp với nhu cầu, văn hóa của Việt Nam do thị trường Việt Nam là một thị trường vô cùng tiềm năng đối với mặt hàng này.
Nhu cầu thỏa mãn chất lượng cũng như thẩm mỹ của các sản phẩm sử dụng trong đời sống cũng ngày một được chú trọng hơn. Việc tiếp thu văn hóa, lối sống phương Tây cùng với thu nhập tăng đã ảnh hưởng tới hành vi tiêu dùng hàng hóa của người tiêu dùng. Một trong những nguyên nhân khiến cho doanh thu năm sau cao hơn năm trước là do nhu cầu rượu vang nhập khẩu ngày càng tăng lên.
Hoạt động thương mại này hiệu quả không những duy trì mà còn nâng cao mức thu nhập của cán bộ, nhân viên trong công ty. Đây là những loại rượu vang quen thuộc được dung nhiều trong các bữa tiệc, tiếp khách đồng thời chúng cũng có giá trung bình phù hợp với sức mua của người dân Hà Nội. Hai loại rượu vang còn lại là rượu vang tạo hương và rượu vang nặng là những loại vang có nồng độ cồn cao từ 15-20%, giá của chúng cũng cao hơn so với rượu vang bàn ăn và rượu vang sủi tăm chính vì vậy mà lượng tiêu thụ khá thấp.
( Nguồn từ Phòng Tổng Hợp ) Thông qua bảng trên ta thấy, sản lượng rượu vang nhập khẩu tiêu thụ nhiều nhất tại các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Cầu Giấy tiêu thụ khoảng từ 60-70% lượng rượu vang nhập khẩu của công ty. Các quận Tây Hồ, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân có lượng tiêu thụ khiêm tốn hơn chiếm khoảng 20-25% lượng rượu vang của công ty. Công ty cần liên tục đầu tư vào nghiên cứu về thị trường cũng như có những biện pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm để củng cố thị trường và phát triển trường tại các quận trên địa bàn Hà Nội những năm tiếp theo.
Vì vậy sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ tại thị trường trung tâm thành phố Hà Nội còn thị trường các tỉnh lân cận khả năng thâm nhập còn thấp. Cùng vì thông tin từ công tác thị trường chưa đầy đủ và chính xác nên một số loại rượu vang nhập khẩu của công ty chưa phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Chưa chỳ trọng đỳng mức cụng tỏc quảng cáo, xúc tiến, chi phí quảng cáo chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng chi phí của hoạt động kinh doanh rượu nhập khẩu.
Thứ tư, hoạt động phát triển thương mại mặt hàng rượu nhập khẩu của công ty chưa mang tính bền vững, thương hiệu rượu vang nhập khẩu của công ty chưa được nhận biết và phổ biến trên thị trường. Khách hàng sử dụng sản phẩm của công ty chủ yếu là những người yêu thích rượu vang tự tìm hiểu thông tin về loại rượu mình thích hoặc tiếp nhận thông tin từ những người quen biết. Công ty chưa đầu tư nhiều vào nghiên cứu thị trường để đưa ra các chính sách giá hợp lý nhằm thu hút những phân khúc thị trường còn lại.
Thuế suất nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng rượu vang nhập khẩu bị đánh cao khiến giá cả của mặt hàng cũng bị đội lên. Đội ngũ cán bộ, nhân viên chưa được đào tạo về chuyên môn, kiến thức về sản phẩm, không quảng bá được sản phẩm đến người tiêu dùng. Công ty chưa có biện pháp hiệu quả để quản lý chặt chẽ kênh phân phối và các đại lý, chưa mở rộng kênh phân phối ra các tỉnh thành lân cận Hà Nội.
- Không ngừng đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn cho cán bộ, nhân viên trong công ty, tạo sự thích ứng giữa con người với công việc. - Sử dụng đòn bẩy kích thích vật chất, tinh thần , các phúc lợi và dịch vụ, các đảm bảo về mặt Nhà nước và xã hội cho người cán bộ, công nhân viên, các biện pháp nhằm nâng cao tính tích cực sáng tạo của người cán bộ, nhân viên. Các cơ quan QLNN hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp, công ty kinh doanh mặt hàng rượu vang nhập khẩu.
Như đã biết, mặt hàng rượu và rượu vang nằm trong danh mục hàng hóa hạn chế kinh doanh được quy định trong Luật Thương Mại, là mặt hàng phải chịu thuế TTĐB. Song công tác quản lý thuế trên thị trường chưa chặt chẽ dẫn tới sự cạnh tranh không công bằng giữa các doanh nghiệp làm ăn chân chính với các doanh nghiệp lách luật, trốn thuế. Bên cạnh đó, hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm kém chất lượng, hàng nhái mẫu mã những sản phẩm có uy tín, hàng giả lan tràn cạnh tranh với hàng có đăng ký kinh doanh làm cho thị trường sản phẩm bất ổn định.
Nếu tình trạng này xảy ra liên tục thì về lâu dài sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các công ty làm ăn chân chính do giá của sản phẩm cao hơn giá sản phẩm nhập lậu cũng như làm ảnh hưởng đến ngân sách Nhà Nước do mất đi một nguồn thu vì nhập lậu. Bên cạnh đó, tác hại của rượu nhập lậu, trốn thuế, rượu giả, làm nhái còn tác động trực tiếp đến sức khỏe người tiêu dùng, có thể đe dọa đến tính mạng của họ. Chính vì vậy, đề nghị Nhà Nước xem xét giảm thuế nhập khẩu đối với mặt hàng rượu vang ngoại để người tiêu dùng có nhiều khả năng tiếp cận với mặt hàng này hơn.
Chính phủ và các Bộ ngành cần xây dựng quy chế chống bán phá giá, rượu kém chất lượng, rượu giả, rượu nhập lậu và công tác khuyến mại, quảng cáo, tiếp thị, ghi nhãn mác hàng hóa. Công tác quản lý thị trường tập trung nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh chống rượu lậu, rượu giả, rượu không đảm bảo chất lượng, rượu không đảm bảo VSATTP, an toàn cho môi trường sinh thái.