Đề xuất quy hoạch phát triển sản xuất lâm nghiệp cho Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp Mai Sơn giai đoạn 2012 - 2020

MỤC LỤC

Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu

    - Dựa vào định mức công việc và tiềm năng đất đai tiến hành xác định tiến độ, các hoạt động sản xuất, tính toán doanh thu chi phí, lợi nhuận và số lượng lao động cần thiết để tiến hành các hoạt động. - Phần quy hoạch phát triển sản xuất phải dựa vào điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và hiện trạng tài nguyên rừng của Công ty, đồng thời phải dựa vào phương hướng, mục tiêu phát triển lâm nghiệp, phát triển chung của cả nước, trong vùng, tỉnh, huyện, dựa vào các loại định mức, đơn giá và chỉ tiêu kỹ thuật vốn đầu tư hàng năm của Công ty. Sử dụng phương pháp phân tích chi phí lợi nhuận CBA (Cost Benefit Analys) để phân tích hiệu quả kinh tế các mô hình sản xuất, trên cơ sở đó để chọn các mô hình sử dụng đất có hiệu quả cao nhất phục vụ cho công tác quy hoạch phát triển sản xuất.

    * Phương pháp động: Coi các yếu tố chi phí và kết quả đầu tư có mối quan hệ với mục tiêu đầu tư, thời gian, giá trị đồng tiền, các chỉ tiêu kinh tế được tính toán bởi hàm kinh tế.

    KẾT QUẢ NHIÊN CỨU

    Điều kiện tự nhiên

    - Địa hình công ty có thế nghiêng từ Đông Nam xuống Tây Bắc; 3 mặt Đông, Tây, Nam được bao bọc bởi cách cung Đông Triều và các nhánh núi của nó với đặc thù cao, dốc, địa hình chia cắt mạnh. - Đặc điểm phân bố dân cư: Dân cư trong vùng chủ yếu sống tập trung thành làng bản, thung lũng gần nguồn nước, song trong những năm gần đây, do nhu cầu về canh tác, một số mới tách hộ ra sống ở ven rừng để khai thác đất đai sản xuất nông – lâm nghiệp. + Trong vùng có 90% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia, cả 4 xã đều có mạng lưới thông tin và đài truyền thanh góp phần tích cực trong việc tuyên truyền ý thức bảo vệ rừng của người dân.

    - Y tế, giáo dục: cả 4 xã trên địa bàn đều có trường tiểu học, trường trung học cơ sở trạm y tế xã nhưng còn thiếu thốn về đội ngũ, trang thiết bị khám chữa bệnh, đồ dùng dạy học còn nghèo nàn.

    Hiện trạng đất đai tài nguyên rừng và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

      Từ đầu năm 2006 đến nay Công ty đã hướng dẫn và chỉ đạo nhân dân trồng rừng bằng nguồn vốn hỗ trợ của Nhà nước đạt trên 700 ha rừng. - Nhìn chung tình hình dân trí trong vùng chưa cao nên nhận thức về công tác bảo vệ rừng và trồng rừng kinh tế còn hạn chế. Số lao động trong độ tuổi đông một số còn thiếu việc làm, đây là nhân tố Công ty sẽ tạo việc làm như trồng rừng và chăm sóc để tăng thu nhập cho người dân địa phương.

      Hiện tại chất lượng đường giao thông còn xấu, gây khó khăn trong lưu thông hàng hóa, đi lại, sinh hoạt của người dân trong khu vực nhất là vào mùa mưa lũ.

      Hiện trạng sử dụng đất của Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Mai Sơn, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang

      + Rừng tự nhiên là 1.629,9 ha, là diện tích đang trong giai đoạn đầu tư bảo vệ, rừng được bảo vệ sinh trưởng và phát triển tốt. + Rừng trồng là 646,4 ha được trồng bằng các loài cây Keo lai, Bạch đàn sản xuất bằng nuôi cấy mô và hom. + Đất chưa có rừng 345,2 ha chủ yếu là đất trống ở trên cao, một phần chuẩn bị đưa vào kế hoạch trồng rừng các năm sau.

      + Đất núi đá: Diện tích 30,74 ha, là những diện tích nhỏ lẻ nằm rải rác ở các lô, khoảnh không sử dụng được để tái sinh tự nhiên. * Đất chưa sửa dụng: hiện nay diện tích này đã có rừng vì vậy không còn diện tích nào không có rừng nữa.

      Nhu cầu vốn đầu tư và lao động theo tiến độ trồng rừng

      Rừng sau khi trồng tiến hành chăm sóc, bảo vệ 3 năm đầu, từ năm thứ 4 trở đi tiến hành bảo vệ. Tạo ra lâm phần mới với cây trồng nuôi dưỡng rừng chiếm ưu thế được hỗn giao với loài cây có giá trị kinh tế của rừng cũ.Điểm đang lưu ý là cây trồng nuôi dưỡng phải là cây địa phương phù hợp với mục tiêu kinh doanh rừng. Xét về mặt kỹ thuật, nuôi dưỡng rừng có sự kế thừa ưu điểm của kỹ thuật cải tạo rừng bằng xúc tiến tái sinh rừng nghèo trước đây.

      - Phương pháp nuôi dưỡng rừng: nuôi dưỡng rừng theo đám ( chỉ tiến hành nuôi dưỡng rừng theo đám trên khoảng trống có sẵn trong rừng, diện tích lỗ trống từ 2500 m2 trở lên).

      Tổng hợp doanh thu, chi phí và lợi nhuận khai thác rừng

      Trong cơ chế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh chịu chi phối của quy luật cung cầu. Để đem lại lợi nhuận lớn trên cùng một đơn vị sản phẩm đều dựa vào thị trường. Gỗ lâm sản là nhu cầu không thể thiếu được trong nền kinh tế quốc dân, gỗ là nguyên liệu phục vụ xây dựng cơ bản, đóng đồ, công nghiệp Sợi, gỗ chống lò.

      Đất nước ta đã tiến hành quy hoạch các vùng nguyên liệu để tiến hành trồng rừng phục vụ nền kinh tế quốc dân tùy theo đặc điểm đất đai và vị trí của vùng. Trong những năm trước Công ty chủ yếu khai thác gỗ, cho đến nay Công ty đã chuyển sang khai thác gỗ để phục vụ xây dựng cơ bản, các sản phẩm chủ yếu là gỗ ván dán, gỗ ván bóc, ván ép…. Căn cứ vào hiện trạng tài nguyên rừng, cơ sở vật chất, thị trường tiêu thụ, chúng tôi đề xuất đưa toàn bộ những khối lượng khai thác gỗ vào sơ chế để bán ra sản phẩm các loại có giá trị cao.

      Tổng hợp sản lượng, doanh thu, chi phí, lãi sau tiêu thụ cho hoạt động chế biến gỗ lâm sản rừng trồng

        Để Công ty hoạt động có hiệu quả, bên cạnh việc quy hoạch các biện pháp kinh doanh rừng, khai thác rừng, chế biến lâm sản thì vấn đề quy hoạch các giải pháp thực hiện giúp cho các hoạt động trên tiến hành có hiệu quả hơn. Tổ chức bộ máy gọn nhẹ có hiệu lực, được chỉ đạo trực tiếp từ trên xuống, ở mỗi đội chỉ đạo bởi 1 đội trưởng.Các đội trưởng phải làm báo cáo sản xuất của đội mình hàng tháng, hàng quý gửi lên Công ty để ban lãnh đạo cùng các phòng ban chức năng nắm được tình hình của từng đội và biện pháp xử lý tình huống một cách nhanh chóng. Tiếp tục đổi mới các hình thức khoán, tăng cường vai trò trách nhiệm quản lý điểu hành của Công ty.Nâng cao tính năng động của người nhận khoán để hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hơn.

        Hướng dẫn kỹ thuật cho các gia đình nhận khoán, tổ chức nghiệm thu thanh toán kịp thời khối lượng công việc cho người lao động nhằm khuyến khích động viên mọi thành viên trong quản lý bảo vệ rừng. Tuyển dụng và luôn bổ sung lao động trẻ, nhất là các cán bộ kỹ thuật, cán bộ quản lý có trình độ đại học, có đủ năng lực để đưa Công ty ngày càng đi lên. Đối với khâu chế biến tiêu thụ, để vận dụng triệt để máy móc thiết bị, nhà xưởng hiện có, phải bố trí lao động có tay nghề phù hợp với từng dây truyền sản xuất, từng loại sản phẩm đảm bảo năng xuất, từng loại sản phẩm đảm bảo năng xuất lao động cao.

        Quy hoạch và xây dựng vườn ươm đủ tiêu chuẩn và kỹ thuật để sản xuất cây con giống có chất lượng cao, nhằm cung cấp đủ giống cây trồng hàng năm cho kế hoạch trồng rừng của Công ty và cho nhân dân quanh vùng. Phải hoàn thành chính sách giao đất lâm nghệp, giao khoán rừng đến từng hộ gia đình để mỗi diện tích rừng đều có chủ xác định.Bên cạnh đó cần có những biện pháp khuyến khích các hộ gia đình nhận giao khoán để diện tích rừng được bảo vệ tốt hơn và đạt chất lượng cao. Cần có những chính sách thiết thực để làm đòn bẩy làm cho người dân tham gia tích cực vào sản xuất lâm ngiệp như: chế độ bảo hiểm xã hội, chính sách đầu tư hỗ trợ xóa đói giảm nghèo, thực hiện tốt chức năng dịch vụ tư vấn đầu ra, đầu vào của quá trình sản xuất.

        Công ty muốn phát triển tốt thì bên cạnh việc phải có kế hoạch kinh doanh hợp lý, cụ thể, rừ ràng cũn phải cú vốn đầu tư và nhiều chớnh sỏch ưu đói của chính quyền từ trung ương đến địa phương. Vốn đầu tư để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh cho Công ty bao gồm vốn đầu tư trồng rừng, khoanh nuôi phục hồi rừng, nuôi dưỡng rừng, bảo vệ, khai thác rừng và chế biến lâm sản.

        PHỤ BIỂU

        Chi phí chung

        PHỤ BIỂU 08: TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN VÀ VỐN ĐẦU TƯ CHO CÔNG TÁC BẢO VỆ RỪNG. PHỤ BIỂU 09: TỔNG HỢP DỰ TOÁN HIỆU QUẢ KINH TẾ CHO 1HA RỪNG TRỒNG KEO.