MỤC LỤC
Với chế độ chính trị như vậy đã quy định phương thức tuyển chọn quan lại của triều đại này, không phải là thi cử tuyển chọn chặt chẽ, gắt gao như các triều đại về sau này mà ngược lại hệ thống quan lại nắm giữ vị trí chủ chốt trong bộ máy nhà nước đều là tầng lớp quý tộc, tôn thất, sau này có thêm những người tài năng bên ngoài dòng họ. Thời Trần, bằng cuộc hôn nhân giữa vua Chăm là chế Mân với công chúa Huyền Chân, vua Chế Mân đã cắt hai châu là châu Ồ và châu Lý làm sính lễ cưới, biên giới nước ta được mở rộng đến đèo Hải Vân hiện nay, sự mở rộng biên giới lãnh thổ đã cũng buộc các vua Trần tiến hành việc di dân, mở rộng tuyển chọn quan lại đến trấn trị các vùng đất mới.
Như vậy có thể thấy, dưới thời đại nhà Trần đã xây dựng được một chính quyền độc lập với một thể chế chớnh trị rừ ràng, chớnh trị - xó hội ổn định, bộ mỏy nhà nước chặt chẽ và quy củ, kinh tế - văn hóa phát triển, đời sống nhân dân yên ổn và ấm no. Có thể thấy chế độ chính trị thời kỳ này là sản phẩm của thời kỳ bắt đầu dựng nước, mở màng cho buổi bình minh của lịch sử dân tộc,bộ máy nhà nước thời Văn Lang - Âu Lạc là bộ máy đơn giản, sơ khai, tính chuyên chế chưa cao, tính dân chủ còn sâu rộng.
Tuy còn sơ khai nhưng bộ máy nhà nước ấy đã góp phần làm nền mong cho sự phát triển của đất nước ta, tác động đến tổ chức chính quyền ở các triều đại về sau mà đặc biệt là tư tưởng thân dân thòi Lý - Trần. Phải đến khi Ngô Quyền sau khi chiến thắng quân Nam Hán vào năm 938, đóng đô ở cổ Loa và xưng Vương thì một nhà nước độc lập tự chủ mới được khôi phục, mở đầu cho kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc. Cũng trong thời gian này chúng ta đã học được cách tổ chức chính quyền của phong kiến phưcmg Bắc, trong đó có cách cách tuyển chọn và sử dụng quan lại để đến khi giành được độc lập các triều đại của nước ta đã có một bước tiến mới ttong việc tổ chức chính quyền độc lập của riêng mình.
Theo “Lịch triều hiến chương loại chí” và một số tài liệu lịch sử khác, triều đình có Lưu Cơ làm đô hộ phủ sĩ sư, Lê Hoàn làm thập đạo tướng quân, Giang Cự Vọng làm nha hiệu, Nguyễn Bặc làm đinh quốc công, Ngô Chân Lưu làm không việt đại sư, Trương Ma Ny làm tăng lục đạo sĩ, Đặng Huyền Quang làm sùng chân uy nghi. Nhìn chung nhà Ngô - Đinh - Tiền Lê đã tiến một bước dài quan trọng ttên con đường khẳng định nền độc lập dân tộc, nhưng bộ máy chính quyền vẫn còn rất đơn giản, thể hiện sự quá độ sang một thòi kỳ phát triển ổn định theo hướng phong kiến hóa ngày càng vững chắc mang đậm ý thức dân tộc. Nhà nước phong kiến cần có một đội ngũ quan lại đông đảo và có năng lực nên chế độ tuyển bổ quan lại trong số con cháu quý tộc quan liêu thịnh hành dưới các triều đại Đinh, Tiền Lê và đầu Lý gọi là chế độ “nhiệm tử” đã dần được kết hợp với chế độ tuyển dụng thông qua thi cử gọi là chế độ “thủ sĩ”.
Các sảnh, viện, quán, cục đều dùng những nho sĩ hay chữ hoặc dùng học sinh, đòi Trần Thánh Tông còn cho Đỗ Quốc Tá là chân nho sĩ làm chức Trung Thư Lệnh, dùng người bình dân như “Thời Trần Anh Tông, Đoàn Nhữ Hài là người bình dân được cất nhắc vào tham dự chính sự” [15, tr.38]. Lệ nộp tiền thóc để được bổ dụng cũng đã xuất hiện ở thòi Trần, khi nhà nước gặp khó khăn về tài chính, áp dụng đối với những chức quan nhỏ “Trần Dụ Tông, năm Đại Trị thứ 5 (1362) có chiểu khiến dân nghèo đi phát cho dân nghèo thì được ban tước theo bậc khác nhau” [4, tr.683]. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa thấy tài liệu nào ghi chép cụ thể về việc dùng tiền và thóc gạo lấy tước bậc ở thời Trần một cách cụ thể, số lượng thóc gạo tương ứng với tước bậc thế nào vẫn chưa thấy đề cập đến.
Các châu có các chức chuyển vận sứ, thông phán; huyện có lệnh úy, chủ bạ coi giữ các việc tiền thóc, kiện cáo._ Ngoài ra, ở lộ còn có các cơ quan phụ trách một số công việc như: Trông coi đê điều có hà đê chánh sứ và phó sứ.Thủy lộ đề hình trông coi công việc giao thông thủy và bộ. Ở xã chế độ quan xã được phổ cập; đại tư xã và tiểu tư xã nắm quyền trông coi chung tuyển từ các quan lại có phẩm hàm (từ ngũ ngũ phẩm trở lên làm đại tư xã trông coi xã lớn, từ lục phẩm trở xuống làm tiểu tư xã trông coi xã nhỏ), bên cạnh đó còn có các chức xã trưởng, xã giám giúp việc làm sổ sách. Đối vói các dân tộc thiểu số ở miền núi, nhà Trần đã gả công chúa cho các hào trưởng để kết thân, tạo mối liên kết chặt chẽ giữa họ và triều đình, để cho họ những vùng tự trị nhưng vẫn có mối liên hệ mật thiết với chính quyền trung ương, chịu sự chi phối của triều đình.
Sử dụng theo chức năng
Cùng tội danh phỉ báng triều đình như nhau, người trong hoàng tộc là Trần Lão có thể dùng 1000 quan tiền chuộc nhưng nỏ lệ tên là Khoáng đồng mưu thì bị xử lăng trì” [16, tr.185]. Để tạo điều kiện cho các vương hàu , tôn thất làm việc nhà Trần cấp cho mỗi người một vùng đất lớn nhỏ tùy theo thứ bậc được gọi là các điền trang thái ấp.Nhà nước cũng cho phép các quan lại lớn được xây dinh thự ,phủ đệ riêng Nhà Tràn cũng khuyến khích các vương hầu, phò mã .công chúa chiêu nô dân đi khai hoang lập điền trang.Trong thời kì đàu quan lại nhà Trần không được cấp đất, các điền trang thái ấp được phép nuôi ngưòi hầu và có quân đội riêng. Với chế độ đãi ngộ trên nhà Trần đã thu hút được đông đảo nhân tài ra làm quan giúp nước, đội ngũ quan lại của thời Trần ngày càng được củng cố và đẩy mạnh, góp phần củng cố sức mạnh của nhà nước trung ương và thể hiện một bước tiến của chế độ phong kiến dân tộc.
Thời Trần, tầng lớp quý tộc đóng vai trò đặc biệt quan trọng, tạo nên cái thế như Tràn Thánh Tông thường nói “Thiên hạ là của tổ tông, người nổi nghiệp tổ tông cùng anh em trong họ hưởng phú quý; nhưng bên trong ta cùng với các khanh là đồng bào ruột thịt, lo thì cùng lo, vui thì cùng vui, các khanh nên nhớ câu nói ẩy mà truyền cho con cháu để nhớ lâu đừng quên, thể là phúc muôn năm của tôn miếu xã tắc vậy ” [5, tr.292]. Nhà nước Trần đứng trước mâu thuẫn có hai khuynh hướng chủ yếu: một mặt là ra sức tăng cường, bảo vệ quyền lợi dòng họ và mặt khác gặp sự đấu tranh của các tầng lớp xã hội; mặt khác công cuộc quản lí đất nước ngày càng rộng lớn phải mở rộng thành phần chấp chính nên cũng như các triều đại trước bên cạnh tầng lớp quý tộc thân cận thì càn phải tuyển chọn ra nhân tài bổ sung vào đội ngũ quan lại đất nước. Dưới sự chỉ đạo của triều đình, các quan lại địa phương đã có vai trò tích cực trong việc bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống, các quan lại địa phương thậm chỉ là trung ương đã cùng nhân dân tổ chức và tham gia các lễ hội cố truyền, nhờ đó ngưòi nông dân trong các làng xã vẫn bảo lưu những phong tục tập quán cổ truyền, cũng như vẫn duy trì quan hệ cộng đồng chặt chẽ sớm kết họp tình làng nghĩa xóm với ý thức quốc gia dân tộc, gắn chặt nước vói làng.
Đặc điểm của việc tuyển chọn và sử dụng quan lại thời Trần là việc tuyển chọn và sử dụng quan lại thời Trần chủ yếu là căn cứ vào thực tài, các chức vụ quan trọng của nhà Trần luôn được ưu tiên cho quý tộc tông thất nắm giữ, vai trò của tầng lớp nho sĩ quan liêu trong bộ máy nhà nước quan liêu ngày càng được đẩy mạnh, bộ phận tăng ni, tăng quan vẫn còn giữ vị trí quan trọng trong bộ máy thời Tràn. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực thì việc tuyển chọn và sử dụng quan lại thời Trần vẫn còn những hạn chế, do nhà Trần quá ưu tiên tới đội ngũ quý tộc trong họ mà dẫn tói một bộ phận quý tộc chuyên quyền và lạm quyền, nguy hiểm hơn là gây ra nguy cơ phân quyền và cát cứ, việc tuyển chọn quan và sử dụng quan lại thời Trần còn thiếu công bằng và còn phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của các vị vua.