Thực trạng và giải pháp cổ phần hóa các Ngân hàng thương mại Nhà nước Việt Nam

MỤC LỤC

Kinh nghiệm về cổ phần hoá NHTM nhà nước trên thế giới

Cổ phần hoá NHTM nhà nước tại một số quốc gia

    Cuối tháng 12/2003 Trung Quốc đã quyết định sử dụng dự trữ ngoại tệ quốc gia để tiếp thêm vốn cho các NHTM quốc doanh với số tiền là 45 tỷ USSD, khoảng 1/10 dự trữ ngoại tệ quốc gia cho 2 ngân hàng tốt nhất là ngân hàng Kiến thiết Trung Quốc và ngân hàng Trung Quốc.Để loại bỏ tâm lý dựa dẫm của các NHTM quốc doanh, Bộ Tài chính khẳng định rằng việc tiếp vốn này là một hình thức cho vay, và các ngân hàng sẽ phải trả lãi cho số tiền trên. Bên cạnh các biện pháp trên, để giúp các NHTM quốc doanh tăng cơ sở vốn, NHTW Trung Quốc cho biết sẽ cho phép các ngân hàng này phát hành tráI phiếu thứ cấp và chứng chỉ tiền gửi chuyển nhượng sau khi ban hành các quy định mới về tài chính cho phép các ngân hàng bán các khoản nợ thứ cấp trên thị trường liên ngân hàng trong nước và thông qua các cơ sở tư nhân.

    Bài học kinh nghiệm

      Về nắm giữ cổ phần chi phối, tuỳ theo hoàn cảnh, mục tiêu đặt ra đối với thực hiện cổ phần hoá NHTM nhà nước mà lựa chọn người nắm cổ phần chi phối của ngân hàng là nhà nước, nhà đầu tư trong nước hay là nhà đầu tư nước ngoài. Từ thực tiễn xem xét quá trình này của từng quốc gia, Việt Nam cần đúc rút, tìm ra những bài học kinh nghiệm phù hợp để áp dụng đối với cổ phần hoá NHTM nhà nước Việt Nam trong giai đoạn đầu còn nhiều bỡ ngỡ để đạt được mục tiêu cải cách ngân hàng.

      Khái quát hoạt động của NHTM Nhà nước 1 Những thành tựu đạt được

      Những hạn chế, tồn tại

      Họ cũng có lợi thế cạnh tranh hơn vì họ có ưu thế về quy mô vốn, trình độ nghiệp vụ, công nghệ, trợ giúp từ Ngân hàng mẹ, và hoạt động của họ không phải tính tới bù đắp những khoản cho vay không sinh lời, những khoản nợ xấu như NHTM quốc doanh (tỷ lệ nợ quá hạn< 1%, tổng dư nợ nguồn dự phòng rủi ro cao. Tóm lại, bên cạnh một số thành tựu đạt được, NHTM Nhà nước về cơ bản vẫn còn tồn tai rất nhiều yếu kém và hạn chế: Quy mô nhỏ, năng lực tài chính yếu, mức độ rủi ro cao, chất lượng tín dụng thấp, khả năng sinh lời thấp,năng suất lao động thấp, còn ít sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, mức độ áp dụng công nghệ vào hoạt động Ngân hàng còn thấp xa so với khu vực.

      Bảng 2.4. Dự báo mức độ thiếu vốn và nhu cầu bổ sung vốn của các  NHTM Nhà nước, giai đoạn 2005-2010.
      Bảng 2.4. Dự báo mức độ thiếu vốn và nhu cầu bổ sung vốn của các NHTM Nhà nước, giai đoạn 2005-2010.

      Bối cảnh chung trong nước và trên thế giới .1 Thế giới

      Trong nước

        NHTM Nhà nước với tình trạng thực tế còn rất yếu về tài chính, công nghệ, kĩ thuật, nhân lực thì không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế và sánh ngang với các Ngân hàng tầm cỡ thế giới mà trong tương lai với tự do hoá tài chính chắc chắn các NHTM của Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh của họ. Về uy tín quốc tế, Viêtcombank trong nhiều năm liền được tạp chí The Banker thuộc tập đoàn FT của vương quốc Anh, Tạp chí Eurro Money bầu chọn là ngân hàng tốt nhất trong năm của Việt Nam, được các ngân hàng Chase Mahattan và một số ngân hàng, tổ chức khác của Mỹ bầu chọn các danh hiệu uy tín về thanh toán và chuyển tiền điện tử.

        Thuận lợi và khó khăn đối với cổ phần hoá NHTM Nhà nước Việt Nam

          Đặc biệt trong số những quốc gia đó, Trung Quốc là quốc gia gần nhất và cũng có đặc điểm tương đồng lớn về lĩnh vực Ngân hàng với Việt Nam như: cũng có 4 NHTM Nhà nước lớn với lượng tín dụng chiếm 60% toàn ngành Ngân hàng (Việt Nam hơn 70%), vừa kinh doanh vừa đóng vai trò chủ chốt trong việc cấp phát tín dụng cho các DNNN vì lý do chính sách, chính trị , với một số nợ khó đòi lớn…Tất cả những kinh nghiệm đó sẽ giúp Việt Nam xây dựng các kế hoạch, phương án cổ phần cho riêng mình, phù hợp với tình hình thực tế riêng của đất nước. Đối với nợ nhóm I (có tài sản đảm bảo) mặc dù có tài sản đảm bảo nhưng công tác xử lý tài sản thông qua các biện pháp bán, sử dụng, cho thuê của các Ngân hàng còn tỏ ra khá bị động, chịu tác động của yếu tố khách quan như : sức mua bất động sản giảm, nhiều tàn sản thế chấp bảo lãnh nợ tồn đọng cần phải xử lý bằng biện pháp phát mại, song người thế chấp cũng như người bảo lãnh chây ỳ không chịu giao tài sản cho Ngân hàng xử lý.

          Mục tiêu cổ phần hoá NHTM nhà nước

          Lý do là vì, theo luật DNNN 2003, tuy NHTM được cổ phần hoá nhưng Nhà nước vẫn gĩư vai trò chi phối với Ngân hàng này.Như vậy, theo luật các Tổ chức tín dụng, các NHTM cổ phần hoá cơ bản vẫn được điều hành quản trị theo kiểu Nhà nướcvà theo luật Doanh nghiệp, các cổ đông ngoài Nhà nước có tiếng nói không đáng kể. Trong khi vốn pháp định của các NHTM quốc doanh hiện đang ở mức 15 nghìn tỷ thì quy mô vốn của thị trường chứng khoán chỉ trên dưới 2 nghìn tỷ.Liệu thị trường chứng khoán đã sẵn sàng và có đủ sức hấp thu được lượng vốn phát hành mới khổng lồ này không ?.

          Nguyên tắc cổ phần hoá NHTM Nhà nước

          Thứ hai, khi chưa triển khai được các giải pháp quản lý gián tiếp bằng chính sách tiền tệ, Nhà nước vẫn cần tiếp tục điều hành chúnh sách này thông qua hệ thống các NHTM Nhà nước cần được cổ phần hoá. Hiện nay, các NHTM Nhà nước đều có mạng lưới các chi nhánh tại các địa phương, vùng lãnh thổ và các đơn vị thành viên hạch toán độc lập như Công ty chứng khoán, công ty liên doanh, công ty cho thuê tài chính… Vì vậy, để có thể đảm bảo các NHTM sau cổ phần hoá có cơ cấu tổ chức hợp lý trước khi các Ngân hàng, tổ chức tài chính nước ngoài được đối xử bình đẳng như các Ngân hàng trong nước cần đồng thời thực hiện cổ phần hoá toàn bộ hệ thống mạng lưới của từng NHTM.

          Các giai đoạn của quá trình cổ phần hoá

          Bên cạnh đó, một số các văn bản pháp quy không phù hợp cũng cần phải sửa đổi bổ sung. Những khó khăn vướng mắc còn tồn tại cần sớm được khắc phục giải quyết để tiến độ quá trình cổ phần hoá có thể diễn ra nhanh chóng hơn.

          Phát triển hệ thống thị trường chứng khoán

          Cho phép các NHTM cổ phần được niêm yết cổ phiếu trên thị trường nếu đã hội đủ các điều kiện theo quy định. Có vậy, thị trường chứng khoán mới thực sự trở thành kênh dẫn vốn đầu tư quan trọng cho nền kinh tế.

          Xử lý nợ xấu và các tài sản kém giá trị

          Các công ty quản lý tài sản của các NHTM Nhà nước được chuyển giao xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay kể cả tài sản là bất động sản bao gồm đất, tài sản gắn liền với đất thuộc quyền định đoạt của Ngân hàng cần chủ động hơn trong việc bán theo các hình thức như tự bán công khai trên thị trường hoặc bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản,… Đối với những tài sản nợ vay chưa bán được thì các NHTM, Công ty quản lý nợ của các NHTM cần áp dụng các biện pháp như: cải tạo, sửa chữa, nâng cấp tài sản để bán cho thuê, khai thác kinh doanh bằng tài sản để thu hồi nợ…Năm 2004 Chính phủ đã quyết định thành lập Công ty xử lý tài sản DNNN với vốn điều lệ là 2000 tỷ đồng. Trong nhóm nợ này, nợ của các DNNN chiếm chủ yếu và việc xử lý nợ liên quan đến tiến độ cơ cấu, sắp xếp lại DNNN mà thời gian qua thực hiện chậm hơn so với tiến trình xử lý nợ của các NHTM Nhà nước.Để tạo điều kiện cho các NHTM Nhà nước xử lý nợ, Bộ tài chính cần có các văn bản cụ thể hướng dẫn các NHTM Nhà nước đánh giá lại các khoản nợ của DNNN và tăng cường hoạt động của công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của DN.

          Tăng vốn tự có cho các NHTM Nhà nước

          Trước khi cổ phần hoá, đòi hỏi các NHTM Nhà nước phải loại được hết các khoản nợ xấu ra khỏi bảng cân đối tài chính.

          Xây dựng chiến lược kinh doanh có hiệu quả

          Các Ngân hàng cần tiếp tục tạo điều kiện mở rộng phạm vi hoạt động, phát triển các nghiệp vụ mới; nâng cao kỹ năng quản lý rủi ro và nâng cao công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động của Ngân hàng nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ phận và tăng cường hiệu lực của công tác quản trị điều hành, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng và nâng cao chất lượng khách hàng. Cần chuẩn hoá trong công tác quản lý trong công nghệ thông tin, các hình thức và phương tiện an toàn bảo mật cơ sở dữ liệu, xây dựng các hệ thống dự phòng đảm bảo cung ứng dịch vụ thông suốt.

          Xác định hình thức cổ phần hoá

          Đẩy mạnh việc cơ cấu lại tổ chức và hoạt động, xây dựng các giảI pháp đảm bảo tăng trưởng có chất lượng và hiệu quả, ngăn ngừa việc phát sinh nợ xấu. Căn cứ vào mục tiêu,nguyên tắc của cổ phần hoá là để tăng thêm vốn chủ sở hữu của NHTM nhà nước đồng thời đảm bảo tỷ lệ nắm giữ cổ phần chi phối 51% của nhà nước trong giai đoạn đầu có thể lựa chọn hình thức giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành cổ phiếu để thu hút thêm vốn, tăng năng lực vốn chủ sở hữu- mặt yếu kém nhất hiện nay của các NHTM nhà nước.

          Định giá NHTM Nhà nước

          Từ đó có những căn cứ để xác định giá trị thực tế của ngân hàng, bao gồm: số liệu trong sổ sách kế toán của ngân hàng tại thời điểm cổ phần hoá, số lượng và chất lượng tài sản theo kiểm kê phân loại tài sản thực tế của ngân hàng tại thời điểm đó, tính năng kỹ thuật của tài sản, nhu cầu sử dụng và giá trị thị trường tại thời điểm cổ phần hoá, giá trị quyền sử dụng đất, lợi thế kinh doanh, uy tín của ngân hàng, tính chất độc quyền và sản phẩm dịch vụ, thương hiệu, khả năng sinh lời của ngân hàng xác định trên cơ sở tỉ suất lợi nhuận của ngân hàng trên vốn sở hữu của ngân hàng. Thứ nhất, giá trị thương hiệu của ngân hàng chưa được tính ở trong công thức mà như trên đã nói, đối với NHTM nhà nước giá trị thương hiệu là một tài sản lớn, cần phảI định giá.Thứ hai, phương pháp này dựa trên giá trị tương lai của dòng tiền, nói chung, nó là một phương pháp kĩ thuật phức tạp và chỉ có thể sử dụng một cách hiệu quả nếu hội đủ những thông tin mà nhiều khi chỉ có được ở những nền kinh tế phát triển.

          Phát hành cổ phiếu

          Do điều kiện nước ta, các công cụ quản lý gián tiếp của nhà nước đối với hệ thống ngân hàng còn chưa phát triển, chủ yếu chỉ sử dụng công cụ trực tiếp, và trong giai đoạn đầu của cổ phần hoá khi các công cụ quản lý của ngân hàng chưa đủ mạnh nên trước mắt nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối.Điều này để đảm bảo quyền kiểm soát và biểu quyết của nhà nước đối với hoạt động ngân hàng sau cổ phần hoá, giúp các ngân hàng có thời gian làm quen dần với cung cách quản lý mới với những yêu cầu và đòi hỏi mới, tránh sự thôn tính của nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó tùy từng ngân hàng có thể cho phép các nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ tỷ lệ cổ phần ở các mức độ khác nhau, nhưng tỷ lệ bình quân chung là không quá 30% vốn điều lệ và tuỳ từng loại cổ đông nước ngoài mà có thể quy định những mức khác nhau: của cá nhân không quá 10%, của tổ chức kinh tế không quá 15%, của ngân hang nước ngoài không quá 20%.

          Giải pháp sau cổ phần hoá

          Về việc quản lý phần vốn nhà nước tại các Ngân hàng sau cổ phần hoá,Chính phủ cân sớm thành lập Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước tại doanh nghiệp để phân biệt quyền quản lý Nhà nước và quyền vốn sở hữu Nhà nước tại doanh nghiệp. Xây dựng hệ thống quản lý nhân sự dựa trên các quy chế, quy định có tính nguyên tắc cao, đúng người đúng việc, đảm bảo năng lực, khả năng quản trị công nghệ, ngoại ngữ và đạo đức nghề nghiệp.