MỤC LỤC
• Bảo vệ khỏi những cú sốc từ bên ngoài: Bởi vì tầm quan trọng của kinh tế khu vực đồng Euro và vấn đề là thương mại của khối Euro diễn ra trong khu vực, khu vực đồng Euro được trang bị tốt hơn các loại tiền tệ quốc gia trước đây để chống lại những cú sốc kinh tế từ bên ngoài hợac những rủi to tỷ giá hối đoái so sánh với USD và những loại tiền tệ chính khác. Trên thực tế, thời gian vừa qua dường như đã xác thực nổi lo ngại này, ít nhất là trong trường hợp của nước Đức: Từ khi đưa đồng Euro được đưa vào lưu hành nước Đức chưa có năm nào đạt được điều kiện về thâm hụt ngân sách quốc gia (không được vượt quá 3% tổng sản phẩm quốc nội).
Trong tình hình thế giới đầy bất ổn với những cuộc chiến tranh nhằm tranh chấp về lãnh thổ, sắc tộc, tôn giáo… thì sự ổn định của Châu Á cũng là một trong những điều kiện hấp dẫn các nhà đầu tư cho khu vực này. Ngay cả khả năng cạnh tranh và phân phối hàng hóa của Trung Quốc cũng là một trong những đề tài khiến cho các nước nhập khẩu hàng Trung Quốc cũng phải đau đầu để đưa ra những chính sách bảo hộ ngành trong nước cũng như phải tiến hành việc kiện tụng nhằm “giữ chân” các doanh nghiệp Trung Quốc. Khu vực Châu Á cũng là khu vực hiện đang có lượng dự trữ ngoại tệ rất lớn, đã khiến cho Mỹ phải nhiều lần điều chỉnh lãi suất để giảm bớt lượng dự trữ đô la Mỹ ở khu vực này.
Trong chuyến đi tới Thượng Hải, Ông George Yeo – Bộ trưởng Bộ ơng mại và công nghiệp Singapore - cho rằng Châu Á sẽ sớm chiếm lĩnh một nửa nền kinh tế thế giới từ mức 1/3 như hiện nay nhờ sự bùng nổ kinh tế của Trung Quốc và Ấn Độ. Mặc dù Mỹ vẫn chiếm ưu thế về mặt quân sự nhưng càng ngày chúng ta càng nhận thấy một thế giới đa cực với EU, Nga, Trung quốc, Ấn Độ, Brazil, Nam Phi đang trở thành quyền lực của khu vực và thế giới.
Hơn thế nữa, người ta còn nhận thấy sự bất hợp lý và phiền toái khi kéo dài việc cát cứ tiền tệ trong khi lại ra sức thúc đẩy khu vực hóa, toàn cầu hóa kinh tế quốc tế. Và việc chia nhỏ này với số lượng đóng góp đông đảo từ các quốc gia mới độc lập từ Châu Á đã làm gia tăng đáng kể chi phí giao dịch, phí đổi tiền, đẩy cao tỷ giá thả nổi, ảnh hưởng tiêu cực tới các hoạt động đầu tư, kinh doanh xuyên biên giới. Kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ khu vực, người ta ít hoài nghi hơn về tính thiết yếu, cùng thời điểm để tiến tới một đồng tiền chung Đông Á (cho các nền kinh tế ASEAN, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc).
Bởi một đồng tiền thống nhất với những ràng buộc từ 13 nền kinh tế này sẽ hạn chế những cú "sốc" tiền như đã diễn ra ở Thái Lan, Indonesia và Philippines trước đó, nhất là khi các nền kinh tế này đang mở cửa mạnh mẽ, hội nhập quốc tế. Hơn thế nữa, một đồng tiền chung sẽ có tác dụng thúc đẩy cải cách tài chính giữa các nền kinh tế khu vực, sớm bắt kịp các tiêu chí cũng như hạn chế tính thụ động khi các đồng ngoại tệ mạnh biến động.
Nhiều nước đang phát triển cho phép mở các tài khoản vốn có hạn chế trong điều hành hiệu quả chính sách tiền tệ độc lập, đặc biệt các nước đang phát triển có thị trường vốn chưa phát triển và các tổ chức ngân hàng yếu kém. Việc phát hành đồng tiền chung sẽ giúp xác định nguyên nhân gây ra các đợt biến động trên thị trường tiền tệ châu Á, giúp định giá chính xác mức độ biến động của đồng tiền này so với đồng EURO và USD và tăng khả năng đối phó với các cú sốc kinh tế. Hiện nay mục tiêu ổn định và hoà bình gần như đã đạt được trong khu vực, ASEAN tiếp tục giữ vững an ninh trong khu vực và hướng tới mục tiêu hợp tác về kinh tế và bước quan trọng là đã thành lập được khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).
Theo thoả thuận, cuối năm 2006, 3 nước Hàn Quốc, Trung Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản sẽ thành lập một nhóm chuyên gia bao gồm các quan chức chính phủ, các chuyên gia viện nghiên cứu để đưa ra một khuôn khổ chung cho đồng ACU. Đồng tiền chung ra đời sẽ đóng góp một phần rất lớn vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế ở châu Á và củng cố quá trình liên kết châu Á, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển thị trường trái phiếu và củng cố thị trường vốn góp phần giảm bớt các cú sốc tài chính từ bên ngoài.
-Một số nước tiền thân là những nước Xã hội chủ nghĩa như Trung Quốc, Việt Nam, Lào mới bắt đầu chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tề thị trường nên chưa có nhiều kinh nghiệm cũng như đang chập chững trong các lĩnh vực như thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, cổ phần hóa các xí nghiệp quốc doanh…. -Giải quyết các chênh lệch (không hoàn toàn) về trình độ phát triển kinh tế của các nước trong khu vực là điều hiển nhiên mà Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB – một tổ chức đang tồn tại phải tiên phong xúc tiến với các ngài bộ trưởng tài chính của các nước cùng bàn bạc và đưa ra giải pháp. Công việc của họ là sẽ cố gắng thực thi vai trò như một tổ chức sơ khai trong việc nối kết các nước trong khu vực lại với nhau để từng bước hình thành những mốc thời gian chủ yếu và cần thiết cho một đồng tiền chung Châu Á trong tương lai.
Diễn đàn Bộ trưởng Tài chính ASEAN và ba nước đối tác Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc sẽ trở thành một diễn đàn tương tự như Nhóm các nước công nghiệp phát triển, để điều phối các chính sách tiền tệ và tỷ giá hối đoái tại 13 nước trong khu vực. Tại hội nghị Đông Á tổ chức ở Kuala Lumpur, ông Abdullah phát biểu về khả năng thành lập một quỹ tiền tệ cho châu Á, cho rằng nếu được sự đồng tình của các nước trong khu vực, cơ chế tài chính mới này ra đời sẽ hỗ trợ các quốc gia đẩy mạnh hơn nữa công cuộc phát triển kinh tế. Chính phủ Nhật Bản, có vẻ như đã thức sau một giấc ngủ dài, đã quyết định sẽ theo đuổi những hiệp định thương mại tự do để tạo ra một môi trường quốc tế thuận lợi cho các chiến lược chính trị và ngoại giao của Nhật Bản, bao gồm cả vấn đề Cộng đồng Đông Á.
Đơn vị tiền tệ mới, được phát hành trên cơ sở giá trị trung bình của các đồng tiền sử dụng tại các nước ASEAN và 3 nước đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc, sẽ là công cụ thực sự hữu ích cho các cơ quan tiền tệ trong việc hoạch định chính sách hối đoái.
Điều cơ bản để đồng tiền chung Châu Á giữ được giá so với đồng USD là những chính sách kinh tế của Châu Á phải luôn thống nhất và đồng nhất và Ngân hàng Trung ương các nước thuộc khu vực đồng tiền chung phải thực sự tuân thủ Ngân hàng Trung ương Châu Á. Điều khó khăn nữa, đó chính là làm sao để thuyết phục những quan chức Ngân hàng Trung ương của các nước để họ đưa đồng tiền chung Châu Á vào rổ các đồng tiền dự trữ, vì hiện nay đồng USD vẫn đang là lựa chọn số một. Theo đánh giá, để đồng EURO và đồng USD có vai trò ngang nhau trong hệ thống tài chính quốc tế thì Châu Âu phải mất 4 năm cố gắng cật lực nữa thì mới có thể đánh bật được vị trí độc tôn của đồng USD như hiện nay.
Hiện nay, các chuyên gia kinh tế thế giới cho rằng nền kinh tế thế giới dựa trên ba cực lớn xoay quay ba đồng tiền lớn trong hệ thống tiền tệ quốc tế : đồng USD- Mỹ, đồng EURO-khối Châu Âu và khối Châu Á với đồng Yên Nhật. Bình thường thì các giao dịch trong khu vực sẽ chủ yếu là bằng đồng USD, nhưng việc sử dụng đồng tiền này sẽ khiến cho các nước phải tốn một khỏan chi phí cho việc chuyển đổi giữ đồng nội tệ của mình ra USD.