MỤC LỤC
Bộ luật quảng cáo của Hà lan bao gồm phần luật chung và phần luật đặc biệt (áp dụng cho những sản phẩm đặc biệt) trong đó phần chung có 18 điều quy định một số nguyên tắc và tiêu chuẩn của quảng cáo trong đó điểm đáng chú ý là Điều 14 liên quan đến quảng cáo so sánh. Cơ quan quản lý hoạt động quảng cáo của Vương quốc Hà lan (ACA) là một cơ quan độc lập có lịch sử hơn 40 năm hoạt động với chức năng chủ yếu là để thực hiện quản lý hoạt động quảng cáo trên toàn quốc trên cơ sở các quy định của Bộ luật quảng cáo, tiếp nhận, xem xét và giải quyết khiếu nại tố cáo đối với quảng cáo.
Điều cần đặc biệt chú ý là Luật dành hẳn một chương để quy định quảng cáo dành cho trẻ em và thanh thiếu niên với nguyên tắc là quảng cáo không được làm cho các đối tượng trên có nhận thức không đúng về giá trị thực của sản phẩm, ví dụ không được sử dụng thuật ngữ "duy nhất", "ít"; không được bao gồm tuyên bố, thông tin dẫn đến nguy hại cho sức khỏe hoặc sự an toàn; không được khai thác sự thiếu hiểu biết hoặc sự cả tin của họ; phải phù hợp với mức độ phát triển của lứa tuổi và không gây hại về thể chất, tinh thần hoợc đạo đức; không được khuyến khích và đảm bảo rằng việc sở hữu hoặc sử dụng sản phẩm như là một lợi thế về mặt xã hội hoặc tâm lý và ngược lại; quảng cáo không được làm xói mòn quyền của cha mẹ. Một điều đáng chú ý là hình thức quảng cáo so sánh (điều 11) của Luật giải thích rằng quảng cáo so sánh là tạo điều kiện để người tiêu dùng có thể trực tiếp hoặc gián tiếp nhận biết được người/nhà sản xuất cạnh tranh hoặc sản phẩm hoặc dịch vụ được người/nhà sản xuất đưa ra. Quảng cáo so sánh được chấp nhận với điều kiện nó phục vụ cho mục đích tăng tính cạnh tranh và thông tin cho công chúng. Điều kiện để áp dụng quảng cáo so sánh là không được dẫn đến hiểu nhầm; so sánh hàng hóa hoặc dịch vụ theo cách đáng tin cậy và các tiêu chí so sánh phải khách quan;. so sánh giữa một hoặc nhiều chất liệu, tính chất, giá cả; không được gây hiểu nhầm trên thị trường liên quan đến việc phân biệt một nhà quảng cáo với đối thủ cạnh tranh; không làm hạ giá trị của sản phẩm/dịch vụ hoặc hoạt động của đối thủ cạnh tranh; nếu sản phẩm có chỉ dẫn địa lý hoặc nguồn gốc xuất xứ được bảo hộ thì cần phải dẫn ra những sản phẩm có cùng nguồn gốc; không được sử dụng một cách không bình đẳng nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp gốc và phải cung cấp đầy đủ thông tin về phương pháp, chào hàng thương mại và các số liệu về sản phẩm. Quảng cáo so sánh chỉ nên được sử dụng để so sánh hàng hóa đáp ứng nhu cầu hoặc sản xuất tương tự cho cùng mục đích. Đối với một số sản phẩm/dịch vụ đặc biệt thì việc quảng cáo sẽ được điều chỉnh bằng các quy định pháp luật đặc biệt. a) Về quảng cáo đồ uống có cồn, theo quy định của Luật chống say rượu, tất cả quảng cáo đồ uống có cồn bị cấm trừ quảng cáo bia với điều kiện quảng cáo không được:. - nhắm tới đối tượng là trẻ em;. - gắn với chương trình có hình ảnh khiêu dâm, giải trí, khoa học, thể thao, hoạt động chuyên môn;. - được thực hiện trên TV, đài phát thanh, rạp hát, rạp chiếu phim từ 6 giờ sáng đến 8 giờ tối trừ trường hợp chương trình quảng cáo được thực hiện bởi nhà tổ chức sự kiện thể thao trong thời gian tổ chức sự kiện;. - trên băng hình hoặc các phương tiện truyền số liệu;. - trên báo chí dành cho thanh thiếu nhi;. - trên trang đầu của báo hoặc tạp chí hàng ngày;. - trên biển hiệu, áp phích, trừ trường hợp 20% không gian quảng cáo được sử dụng để đưa thông tin về tác hại xấu của đồ uống có cồn hoặc cấm bán đồ uống có cồn cho thanh thiêu niên. Tuy nhiên, những hạn chế nêu trên không áp dụng đối với quảng cáo trong nhà kho, trong các địa điểm được phép bán đồ uống có cồn. b) Về quảng cáo thuốc lá, theo Luật bảo vệ sức khỏe chống lại tác hại của thuốc lá, việc quảng cáo và khuyến khích sử dụng thuốc lá và các sản phẩm/dụng cụ khác liên quan đến thuốc lá bị cấm hoàn toàn. Cụ thể, quy định cấm này áp dụng trong trường hợp:. - quảng cáo thuốc lá trên TV, đài phát thanh, rạp chiếu phim, cở khám chữa bệnh, trường học và cơ sở giáo dục, các trung tâm giải trí hay thể thao và các điểm công cộng;. - quảng cáo trên biển hiệu, áp phích;. - quảng cáo trên các phương tiện điện tử. Từ tháng 11 năm 2010, các cửa hiệu bị cấm quảng cáo sản phẩm thuốc lá nguyên bao. c) Quảng cáo thuốc chữa bệnh, theo Luật Dược việc quảng cáo thuốc chữa bệnh chịu sự hạn chế đặc biệt trong một số trường hợp sau:. - việc quảng cáo thuốc chữa bệnh chỉ được thực hiện trên cơ sở đơn của các chuyên gia y tế như bác sĩ, dược sĩ, bác sĩ thú y;. - quảng cáo thuốc chữa bệnh không được phép gắn với đối tượng trẻ em;. - quảng cáo thuốc chữa bệnh gắn với đối tượng công chúng không được gắn với sự nổi tiếng của dược sĩ có hình ảnh gắn với sản phẩm quảng cáo;. - không được gây hiểu nhầm;. - quảng cáo thuốc chữa bệnh gắn với đối tượng công chúng phải có cụm từ "đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ vì mỗi loại thuốc được dùng có thể gây hại cho cuộc sống và sức khỏe của bạn". d) Quảng cáo trò chơi có thưởng/đánh bạc: theo các quy định của Đạo luật về trò choi có thưởng/đánh bạc việc quảng cáo dưới hình thức các băng video sổ xố, trò choi quay thưởng, cá độ và đánh bạc bằng máy bị cấm. Tuy vậy, việc cấm này không áp dụng đối với việc quảng cáo ở những nơi được phép tổ chức đánh bạc hoặc cá độ, sòng bài hoặc trên các tòa nhà tổ chức các trò chơi đó. e) Quảng cáo trên truyền hình và đài phát thanh.
Những điều cấm đối với việc dán nhãn không bình đẳng và quảng cáo gồm 7 điều trong đó đáng chú ý là điều 7 về biện pháp sửa chữa trong đó áp dụng 4 biện pháp cụ thể là: chấtm dứt và hủy đơn đặt hàng, thông báo công khai về việc vi phạm pháp luật, sửa quảng cáo và áp dụng các biện pháp cần thiết để sửa đổi hành vi vi phạm. Ngoài những điều khoản chính của Luật, có 5 điều khoản bổ sung trong đó quy định thời hạn luật có hiệu lực từ ngày 1/7/1999, đối với trường hợp vi phạm trước thời điểm luật có hiệu lực thì không áp dụng quy định của luật này.
Ở Nhật bản, Luật dược năm 1960 được sửa đổi và Tiêu chuẩn quảng cáo bình đẳng đổi với sản phẩm y tế quy định tiêu chuẩn tiếp thị/quảng cáo những sản phẩm thuốc. Bên cạnh đó, Luật kiểm sóat thị trường năm 1972, Luật năm 1999 liên quan đến sức khỏe và Quy định năm 1999 về sản phẩm thuốc cũng có một số quy định về quảng cáo thuốc.
Bộ quy định về quảng cáo thuốc (CPA) đặt ra quy định tương tự áp dụng đối với quảng cáo sản phẩm thuốc như Nghị định về quảng cáo thuốc. Ở Nauy, Luật năm 1992 của Na uy về sản phẩm thuốc là luật chỉnh liên quan đến sản phẩm thuốc. Chương 7 của Luật quy định khung pháp luật về quảng cáo thuốc. Bên cạnh đó, Luật kiểm sóat thị trường năm 1972, Luật năm 1999 liên quan đến sức khỏe và Quy định năm 1999 về sản phẩm thuốc cũng có một số quy định về quảng cáo thuốc. Ở Tây ban nha, Luật quảng cáo chung và Luật Y tế là những luật trong nước điều chỉnh vấn đề quảng cáo và xúc tiến thuốc ở Tây ban nha. Về điều ước quốc tế mà Tây ban nha đã ký kết và gia nhập, Chỉ thị số 2001/83 của Liên minh châu Âu là cơ sở điều chỉnh vấn đề quảng cáo thuốc ở Tây ban nha. Ở Thụy sĩ, Luật liên bang về sản phẩm thuốc và dụng cụ y tế năm 2000 và Pháp lệnh quảng cáo thuốc và sản phẩm thuốc năm 2001 điều chỉnh vấn đề quảng cáo thuốc. Ở Hoa kỳ, cả Đạo luật về Thực phẩm, Thuốc và Mỹ phẩm và quy định của Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm điều chỉnh vấn đề quảng cáo thuốc có yêu cầu kê đơn. nghiệp, các cơ quan quản lý và ngươi dân dễ áp dụng một cách thống nhất. Tuy nhiên, do nước ta chưa có truyền thống xây dựng và ban hành luật kèm theo phụ lục nên đây chỉ là kinh nghiệm để nghiên cứu xem xét. b) Về nguyên tắc và mục tiêu của quảng cáo: mục tiêu của quảng cáo được quy định trong đa số luật được sử dụng trong nghiên cứu này là để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, thúc đẩy hoạt động quảng cáo và tạo lòng tin từ phía người tiêu dùng đối với sản phẩm/dịch vụ được đưa ra quảng cáo. Một đối tượng được hầu hết tât cả các luật quảng cáo quy định và bảo vệ là trẻ em và thanh thiếu niên vì đây là đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Một số luật chỉ quy định trong một số điều luật, tuy nhiên, một số luật lại dành một chương để quy định quảng cáo dành cho đối tượng này. Nguyên tắc chung của quảng cáo được quy định là trung thực, chính xác, không dẫn đến hiểu nhầm và phù hợp với thuần phong mỹ tục. Ngôn ngữ quảng cáo phải dễ hiểu, không mơ hồ. c) Vấn đề quảng cáo so sánh được quy định trong hầu hết luật quàng cáo và Chỉ thị số 2001/83 của Liên minh châu Âu. d) Một số hành vi trong hoạt động quảng cỏo đó được quy định rừ và trong trường hợp vi phạm sẽ bị áp dụng chế tài tùy theo mức độ vi phạm. Tuy vậy, hình thức chế tài phổ biến vẫn là yêu cầu rút quảng cáo (cả không gia và thời gian). Chỉ một số trường hợp cụ thể mới áp dụng chế tài bằng hình thức phạt tiền. Có nước lại quy định chế tài cả doanh nghiệp, nhà quảng cáo và người trực tiếp thực hiện quảng cáo có vi phạm. đ) Một số sản phẩm đặc biệt như đồ uống có cồn hay thuốc lá bị cấm gần như tuyệt đối trong các chương trình quảng cáo trên TV hay đài phát thanh. Một số nước cho phép quảng cáo nhưng quy định tần suất, thời gian và thời lượng quảng cáo cụ thể. Tuy nhiên, với đối tượng trẻ em thì hai sản phẩm này bị cấm tuyệt đối. Các chương trình, sự kiện thể thao hay văn hóa có sự tài trợ của công ty sản xuất thuốc lá hay rượu cũng không được phát trên TV hay đài phát thanh. e) Một số nước quy định cả hình thức quảng cáo bầu cử, quảng cáo chính trị trong luật quảng cáo của mình.