Thực trạng lễ hội thờ Thánh Gióng trên địa bàn Hà Nội và các đề xuất trong công tác quản lý

MỤC LỤC

Lễ hội trong mối giao lưu văn hóa với Phương Tây

Nhìn chung lễ hội đền trong giai đoạn nay đã góp phần quan trọng làm thức dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, nhớ về cội nguồn và tổ tiên nòi giống, thông qua việc tổ chức tưởng niệm và suy tôn các vị anh hùng dân tộc, mà tiêu biểu là các hạt nhân tín ngưỡng của lễ hội đền tôn thờ các vị thần linh bất tử (Tứ bất tử) đã ăn sâu vào tiềm thức và tâm linh của người Việt ở vùng châu thổ Bắc Bộ bao đời nay. Hầu như làng nào cũng có lễ hội hè đình đám song nổi tiếng nhất là lễ hội đình Chèm ( Hà Nội), lễ hội Đình Bảng , v.v…Do ảnh hưởng trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, nền kinh tế nước ta trở nên què quặt và yếu kém, cuộc sống của nhân dân lao động vô cùng nghèo nàn, vô cùng lạc hậu, nhất là giai cấp nông dân sống lâu đời ở các làng xã phải chịu sưu cao thuế nặng, bọn địa chủ, cường hào ra sức bóc lột nặng nề.

Vị trí của lễ hội Gióng trong hệ thống lễ hội cổ truyền thống

Thánh Gióng và tín ngưỡng Tứ bất tử

Chử Đồng Tử đi vào tâm thức dân gian không chỉ là người con hiếu thảo, nhân ái, mà còn là biểu tượng của một chí hướng phát triển cộng đồng: mở mang khai phá đồng bằng trũng lầy thành cánh đồng tốt tươi, trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải và phát triển các ngành nghề khác, đặc biệt nghề buôn bán. Trong những huyền thoại của dân tộc, dân gian vẫn tin rằng Liễu Hạnh là con gái của Ngọc Hoàng, vì phạm lỗi bị đầy xuống trần gian.Trong hệ thống điện thần Việt Nam, Liễu Hạnh là một trong tứ bất tử, là vị thánh của tín ngưỡng tứ phủ, mà bản chất của nó là tín ngưỡng thờ Mẫu, một tín ngưỡng có cội nguồn lâu đời và độc đáo của Việt Nam.

Lễ hội Gióng trong mối quan hệ với các lễ hội khác

Đó là: đền Bạch Mã (thờ thần Long Đỗ, trấn phương Đông); đền Voi Phục (thờ thần Linh Lang, trấn phương Tây); quán Trấn Vũ (thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, trấn phương Bắc) và đền Kim Liên (thờ Cao Sơn Đại vương, trấn phương Nam). Hội "tứ bất tử" tôn vinh 4 vị thần linh là các hội: Tầm Xá (huyện Đông Anh), thờ thần Tản Viên; hội làng Phù Đổng (huyện Gia Lâm) thờ Thánh Gióng; hội Chử Đồng Tử (huyện Gia Lâm) tưởng nhớ công lao một vị anh hùng có công lao khai phá, chinh phục đầm lầy, mở mang nông nghiệp và hội Phủ Tây Hồ (thờ bà Chúa Liễu với tục hát chầu văn). Hội Gióng cũng là “hạt nhân” trong hệ thống lễ hội Việt Nam, hội Gióng là lễ hội được cộng đồng bảo tồn, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác, trở thành một phần bản sắc văn hoá, chứa đựng những sáng tạo mang tầm nhân loại, thể hiện khát vọng về một cuộc sống thịnh vượng cho mỗi gia đình, về một nền hòa bình cho đất nước.

KHẢO SÁT VỀ THỰC TRẠNG LỄ HỘI GIểNG TẠI ĐỊA BÀN HÀ NỘI

Lễ hội thờ thánh Gióng ở Gia Lâm 1. Mô tả khái quát lễ hội

    Còn Hội Xá đến với phường múa hát Ải Lao, Tùng Choặc và diễn trò bắt hổ.Số người trực tiếp tham gia trong ngày hội tới vài trăm, gồm: các ông hiệu, nữ tướng giặc Ân, quân phù giá nội, ngoại, làng áo đỏ, làng áo đen, quân báo, quân lương… Sự nghiêm ngặt, linh thiêng cao độ đối với người tham gia lễ hội từ trẻ mục đồng, quân phù giá đến phường Ải Lao, đặc biệt các ông hiệu như hiệu cờ, hiệu trống, hiệu chiêng, hiệu trung quân, hiệu tiểu cổ. Đặc biệt những động tác (múa) hành lễ trong hội Gióng: Múa cờ lệnh, múa đánh trống, múa đánh chiêng, hành lễ của ổng hiệu trống, hiệu chiêng, múa quạt hầu, hành lễ của ông hổ, hành lễ của 12 người phường Ải lao trong âm thanh náo động đầy quyền uy tạo nên một bài ca hùng tráng chứa chan niềm tin thắng lợi và lòng tự hào dân tộc. Yếu tố “gốc” của lễ hội Thánh Gióng tồn tại chủ yếu trong tiềm thức con người qua các thế hệ, gắn bó với mỗi người và luôn được tiếp nhận cái tinh túy, bồi đắp thêm những lớp phù sa văn hóa - tín ngưỡng, đồng thời cũng sàng lọc những yếu tố không còn thích hợp để sự sáng tạo ấy luôn mang tầm nhân loại.

    Hội Gióng Sóc Sơn 1. Mô tả khái quát lễ hội

    Mọi người đi từ chùa Non Nước vào đền Thượng, dâng hoa tre và lễ vật lên Đức Thánh Gióng, người đại diện thắp hương, đọc tấu dâng Thánh, lễ rước kết thúc ngựa đưa về đền Trình chờ hết 3 ngày hội rồi hóa mã, hoa tre được tung ra trước sân đền cho người dự hội “ cướp” để cầu may, có 1 điều rất đặc biệt trong lễ hội này đó là hoa tre được thanh niên trong làng đó bảo vệ rất nghiêm ngặt, họ giữ hoa tre không cho mọi. Lễ hội Gióng không chỉ làm người xem được chứng kiến các nghi thức của một hệ thống lễ với các thao tác thuần thục mang tính nghệ thuật và biểu trưng cao mà còn là dịp để mỗi người Việt Nam có thể cảm nhận mối quan hệ nhiều chiều “tình làng nghĩa xóm”, giữa cá nhân và cộng đồng, giữa thực tại và hư vô, giữa thiêng liêng và trần thế. Cùng với sự sôi động của lễ hội, tại các làng còn tồn tại hàng loạt di tích thờ tự, cùng với hàng chục sắc phong, bia ký và nguồn chuyện kể dân gian phong phú, phục vụ nhu cầu thực hành tín ngưỡng, nhu cầu tìm hiểu lịch sử văn hóa của khách trong và ngoài nước.Giá trị nổi bật toàn cầu của hội Gióng thể hiện ở chỗ.

    Hội đền Sóc Xuân Đỉnh 1. Mô tả khái quát lễ hội

      Là sản phẩm của một quá trình sáng tạo lâu dài của nhân dân ta từ thời bộ lạc xưa cho đến suốt dặm đường dài dựng nước và giữ nước với những bước thăng trầm của lịch sử, những bước trưởng thành và lớn mạnh của dân tộc. Qua quá trình lao động của nhân dân ta và trong hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nhân dân ta đã chống lại ngoại xâm và thiên tai khắc nghiệt, lập nên bao chiến công hiển hách, những trang sử vẻ vang, nhiều câu ca dao, tục ngữ thấm nhuần nhiều đạo lí làm người. Lễ hội nhằm tôn vinh một trong những vấn đề quan trọng nhất của dân tộc - chiến đấu bảo vệ đất nước và thể hiện khát vọng hòa bình, ý nghĩa sâu xa hơn khi biểu hiện cho tinh thần đoàn kết toàn dân tộc để tạo thành sức mạnh chống lại các thế lực bên ngoài.

      MỘT SỐ VẤN ĐỀ TỒN TẠI VÀ NHỮNG ĐỀ XUẤT TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÍ LỄ HỘI

      Một số vấn đề tồn tại trong công tác quản lí lễ hội

        Khi con người đã thành tâm hướng Phật, họ sẽ có nhận thức và văn hóa ứng xử phù hợp, thế nhưng 1 số bộ phận người dân tham gia lễ hội không hay họ vô tình hay cố ý họ đã làm mất đi nét đẹp của văn hóa Việt. Lễ hội Gióng Sóc Sơn hàng năm rất là đông vui, mọi người háo hức tham gia hội để cầu mong bình yên cho gia đình và bản thân, thế nhưng trong không khí háo hức, vui tươi đó lại có những hành động chen lấn, xô đẩy lẫn nhau, thậm chí còn nói tục nơi cửa Phật. Hội đền Sóc cũng gặp phải những tình trạng mang tính chất kiếm lời của 1 số người, những hàng nước bày ra la liệt, lấn chiếm cả đường đi để rước lễ, mọi người tới tham dự hội tung tiền xuống giếng bừa bãi và tràn lan, không những thế cả những mẩu rác thải cũng được đưa xuống giếng, điều này cho thấy ý thức của người tham gia hội chưa cao và công tác quản lý cũng chưa thực sự chặt chẽ.

        Một số đề xuất trong công tác quản lí lễ hội

        Lễ hội là một sinh hoạt tâm linh, vì vậy những cấm đoán các sinh hoạt gắn liền với lễ hội khó thực hiện được, điển hình như nghi thức “ rước hoa tre” trong lễ hội, mọi người xô đẩy nhau để cướp hoa tre, thậm chí còn có yếu tố “bạo lực” trong nghi lễ này do mọi người quá mê tín rằng nếu cướp được hoa tre đã dâng Thánh sẽ có được may mắn tuyệt đối trong cuộc sống. Để tổ chức hội trận được đầy đủ, các xã đã phải chi phí rất nhiều khoản như sửa chữa lại khu di tích, đường sá, nuôi dưỡng những người luyện tập,…Đặc biệt là chi phí cho việc chuẩn bị lễ vật trong lễ hội, những khoản chi phí của các ông Hiệu quả là quá lớn. Bởi vậy, tăng cường công tác nghiên cứu, hướng dẫn và quản lý lễ hội theo hướng tôn trọng các giá trị truyền thống, hướng thiện, tổ chức an toàn, nề nếp là yêu cầu đặt ra thường xuyên đối với các cấp chính quyền, nhất là đối với các cơ quan văn hóa.