MỤC LỤC
Thuyết kỳ vọng do Victor Vroom - giáo sư Trường Quản trị Kinh doanh Yale và học vị Tiến sĩ khoa học tại Trường đại học Michigan đưa ra, cho rằng một cá nhân sẽ hành động theo một cách nhất định dựa trên những mong đợi về một kết quả nào đó hay sự hấp dẫn của kết quả đó với cá nhân. Tuy nhiên, nếu nhân viên đó biết được rằng công ty sẽ đi tuyển người từ các nguồn bên ngoài để lấp vào vị trí trống hay đưa vào các vị trí quản lý chứ không đề bạt người trong công ty từ cấp dưới lên, nhân viên đó sẽ có mức phương tiện thấp và sẽ khó có thể khuyến khích động viên để nhân viên này làm việc tốt hơn.
Ngoài nhân tố trong thang đo JDI như bản chất công việc, tiền lương, thăng tiến, đồng nghiệp và sự giám sát của cấp trên, tác giả đã đưa thêm hai nhân tố nữa là phúc lợi đơn vị và điều kiện làm việc để phù hợp với tình hình cụ thể của Việt Nam, kết quả đáng chú ý trong báo cáo này chỉ có hai yếu tố có ảnh hưởng mạnh nhất và có ý nghĩa thống kê đến mức độ thỏa mãn chung của những người tham dự điều tra là thỏa mãn với bản chất công việc và thỏa mãn với cơ hội đào tạo, thăng tiến, điều đặc biệt trong nghiên cứu là mức độ thỏa mãn về tiền lương có quan hệ âm với mức độ nỗ lực, cố gắng của người lao động. Từ các lý thuyết về sự thỏa mãn công việc và các nghiên cứu đã thực hiện, Nguyễn Thị Ngọc Bích (2013) đã được xây dựng với thang đo Likert năm mức độ với Mô hình hồi quy tuyến tính cũng được xây dựng ban đầu với biến phụ thuộc là sự thỏa mãn công việc của nhân viên và năm biến độc lập gồm sự thỏa mãn đối với Lương và đào tạo; Quan điểm và thái độ của cấp trên; Mối quan hệ với đồng nghiệp; Đặc điểm công việc và Điều kiện làm việc.
Phúc lợi là bộ phận cấu thành nên phần thù lao mà đơn vị trả cho người lao động, mà phần thù lao này ảnh hưởng đến sự thỏa mãn công việc và hơn nữa phúc lợi đôi lúc có tác dụng thay thế tiền lương là những lợi ích mà một người có được từ đơn vị công tác của mình ngoài tiền lương mà người đó nhận được. Đối với đề tài nghiên cứu này điều kiện làm việc là các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe và sự tiện lợi của người lao động khi làm việc, bao gồm thời gian làm việc phù hợp (Skalli và đồng nghiệp 2007), sự an toàn thoải mái ở nơi làm việc (Durst, 1997), được trang thiết bị cần thiết cho công việc (Bellingham, 2004) và thời gian bỏ ra cho việc đi lại từ nhà đến đơn vị (Isacsson, 2008).
- Xây dựng phiếu điều tra: Phiếu điều tra được xây cơ sở của phiếu điều tra của Ngô Ngọc Bích (2012) với bao gồm nội dung sau: thông tin cá nhân, lương và phúc lợi, cơ hội đào tạo và thăng tiến, quan điểm và thái độ của cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp, tính chất công việc, mức độ thỏa mãn chung. Biến phụ thuộc là yếu tố “mức độ thỏa mãn công việc” lương và phúc lợi đơn vị, cơ hội đào tạo và thăng tiến, quan điểm và thái độ của cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp, đặc điểm công việc và điều kiện làm việc.
Cục Thuế có nhiệm vụ chủ yếu là: Thực hiện quản lý Nhà nước về thuế, phí, lệ phí và thu khác ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh; đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước được giao; hướng dẫn, kiểm tra nhằm thực hiện tốt công tác, đồng thời phổ biến, tuyên truyền giáo dục để góp phần nâng cao nhận thức pháp luật; hỗ trợ về chính sách thuế, phí, lệ phí cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế và toàn thể nhân dân. Hiện nay tổ chức của Cục Thuế tỉnh Quảng Ninh thực hiện theo Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục thuế thuế trực thuộc Tổng cục Thuế; Quyết định số 2245/QĐ-TCT ngày 8/11/2010 của Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ Phòng, bộ phận Quản lý ấn chỉ và bổ sung chức năng, nhiệm vụ Thanh tra Tổng cục Thuế, Phòng Thanh tra thuế, Kiểm tra thuế, Đội kiểm tra thuế thuộc Cơ quan thuế các cấp; Quyết định số 111/QĐ-TCT ngày 25/01/2011 của Tổng cục Thuế về việc quy định chức năng, nhiệm vụ và biên chế của Phòng/bộ phận Quản lý.
- Đối với cán bộ, công chức, lao động hợp đồng thực hiện các nhiệm vụ vào ngày thứ bảy để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính..được trả lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy hàng tuần thực hiện theo Quyết định số 14/2010/QĐ-TTg ngày 12/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức làm việc vào ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, công văn số 12394/BTC-TVQT ngày 17/10/2008 của Bộ tài chính về tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ 7 (hoặc văn bản pháp luật mới nhất quy định về nội dung này tại thời điểm thanh toán). - Các Phó Cục trưởng được phân quyền giúp Cục trưởng phụ trách, chỉ đạo điều hành các mảng công tác sau: công tác kê khai, kế toán thuế, công tác tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế, công tác tin học, công tác pháp chế, công tác thi đua, khen thưởng, các khoản thu về phí, lệ phí và thu khác ngân sách, công tác cải cách, hiện đại hoá ngành Thuế, công tác ưu đãi, miễn giảm thuế, công tác hành chính, quản trị, tài vụ, công tác thanh tra, kiểm tra thuế, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, công tác thuế ngoài quốc doanh, công tác thuế thu nhập cá nhân, công tác ấn chỉ thuế, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế, các khoản thu liên quan đến đất đai.
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ được giao về khối lượng, chất lượng và thời gian; có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt; có ít nhất 1 sáng kiến, cải tiến trong công việc được Cục Thuế công nhận. - Hoàn thành tốt nhiệm vụ: Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao về khối lượng, chất lượng và thời gian; có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt.
- Chưa hoàn thành nhiệm vụ: Chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao; vi phạm phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống. + Trực tiếp đánh giá, quyết định xếp loại đối với Đội trưởng sau khi tham khảo biên bản góp ý của tập thể CBCC Đội.
Trong những năm quan công tác quản trị nguồn nhân lực của Cục Thuế đã đạt được những kết quả nhất định, cụ thể năm 2012, tỷ lệ công chức có trình độ đại học trở đã tăng cao, số cán bộ được đi đào tạo thạc sỹ tăng cao so với các năm trước, cụ thể năm 2010 có 02 cán bộ được cử đi học đến nay đã có 34 cán bộ đi học cao học các chuyên ngành phù hợp với ngành thuế; tỷ lệ công chức làm công tác thanh tra, kiểm tra đạt trên 20% tăng 0,5% so với năm 2011; Số cán bộ, công chức ở Cục Thuế tăng lên so với năm trước rất nhiều. Một bộ phận cán bộ, công chức chưa phát huy hết năng lực, sở trường của mình trong công tác, thiếu chủ động; vận dụng chủ trương, chính sách còn chậm, thụ động, máy móc; còn thiếu cương quyết trong việc đấu tranh với đối tượng nộp thuế; năng lực chỉ đạo, điều hành còn hạn chế.., một số can bộ cũng chưa thực sự tự lực vươn lên trong học tập, rèn luyện; chưa có nhiều sáng kiến, giải pháp đóng góp cho Lãnh đạo Cục Thuế.
CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN LỰC ĐỂ NÂNG CAO HIỆU SUẤT LÀM VIỆC CỦA
- Tiếp tục tạo điều kiện cho cán bộ, công chức được học tập nâng cao trình độ về thạc sỹ đảm bảo đúng chuyên ngành thiết thực phục vụ ngành Thuế, đồng thời bố trí cán bộ đi đào tạo văn bằng hai Luật nhằm chuẩn bị một bước cho việc thành lập Phòng chế để từng bước nâng cao hiệu quả công tác pháp chế của ngành thuế và đại diện cho cơ quan thuế khi giải quyết khiếu nại, khởi kiện liên quan đến việc thực thi công vụ của công chức thuế. Ngoài ra kết quả nghiên cứu thông qua phân tích mô tả cho thấy nhân viên Cục thuế tỉnh Quảng Ninh đánh giá các yếu tố liên quan tới Lương và phúc lợi, đạo tạo và phát triển, mối quan hệ với cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp và tính chất công việc là mức tốt, điều này thể hiện được sự quan tâm của Lãnh đạo Cục trong việc có các chính sách phù hợp và đã chú trọng tới công tác quản trị nguồn nhân lực như lương, đào tạo, điều kiện làm việc, phúc lợi.