MỤC LỤC
Phó giám đốc sản xuất: Chịu trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị, tổ chức thực hiện kế hoạch tác nghiệp, kế hoạch SXKD tháng và các mặt thiết kế, kỹ thuật và quy trình công nghệ.Chỉ đạo trực tiếp các phòng Kỹ thuật, phân xưởng Công nghệ, bộ phận vận chuyển vật tư. Phòng Kỹ thuật: Căn cứ vào chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật Công ty giao, áp dụng sáng kiến cải tiến kỹ thuật vào quy trình công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh, xây dựng định mức tiêu hao kim loại cho một tấn thép phôi, kiểm tra chất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất.
Đôn đốc các kế toàn phần hành kiểm tra, đối chiếu số liệu hạch toán kịp thời các nghiệp vụ phát sinh trong sản xuất kinh doanh đảm bảo số liệu hạch toán được chính xác. Thống kê toàn bộ những phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của Nhà máy như sản lượng sản xuất, tình hình nhân lực, tình hình hoạt động của ,máy móc thiết bị, an toàn trong lao động….
Hệ thống tài khoản áp dụng trong Nhà máy Luyện Thép Lưu Xá sử dụng bao gồm hầu hết hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp được ban hành theo Quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995 của Bộ Tài chính và các đợt sửa đổi, bổ sung theo các chuẩn mực và thông tư hướng dẫn của Bộ tài chính. Xuất phát từ đặc điểm sản xuất của Nhà máy, cùng với hình thức tổ chức kế toán tập trung, cán bộ phòng Tài chính kế toán với trình độ chuyên môn cao và có sự chuyên môn hoá trong công việc nên Nhà máy đã sử dụng hình thức ghi sổ kế toán là Nhật ký chứng từ.
Nguyên vật liệu mua hay tự sản xuất, chế biến được tiến hành kiểm tra trước khi nhập kho.Theo định kỳ nguyên vật liệu được kiểm kê để xác định số lượng, chất lượng nguyên vật liệu tồn kho, đồng thời so sánh với sổ sách kế toán, từ đó lập kế hoạch nhập, xuất vật tư cho sản xuất. Kế toán nguyên vật liệu có nhiệm vụ thu thập, kiểm tra các chứng từ như : Phiếu xuất kho, Phiếu nhập kho, Biên bản kiểm nghiệm..sau đó định khoản đối chiếu với sổ sách của thủ kho( qua các thẻ kho) rồi nhập dữ liệu vào máy, máy sẽ tự động tính các chỉ tiêu còn lại như : hệ số giá, giá trị vật liệu nhập, xuất, tồn kho cuối tháng.
Công tác quản lý vật tư về mặt giá trị: Công tác này do kế toán nguyên vật liệu đảm nhiệm ghi chép, tính toán và phản ánh cả về số lượng và giá trị tình hình tăng, giảm nguyên vật liệu. Theo cách phân loại như trên vừa đảm bảo được yêu cầu phản ánh tổng quát về mặt giá trị đối với mỗi loại nguyên vật liệu vừa thuận tiện, tránh nhầm lẫn cho công tác quản lý và hạch toán về số lượng, giá trị nguyên vật liệu.
Các nhà cung cấp nội bộ là những Nhà máy thuộc Công ty Gang thép Thái nguyên đã được Công ty điều động cung cấp vật tư cho các đơn vị nội bộ trong Công ty ngay từ đầu năm nên khi mua vật tư nội bộ thì Nhà mấy không phải lựa chọn nhà cung cấp. Sau đó cán bộ thu mua mang phiếu đến đơn vị nội bộ để làm thủ tục mua vật tư.Giá mua vật tư là giá do Công ty quy định và là giá thoả thuận giữa các đơn vị với nhau nên Nhà máy không cần lấy phiếu báo giá khi mua hàng. Khi mua hàng, nhà cung cấp giao cho cán bộ thu mua “Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ”, vật tư về nhập kho sẽ được bảo vệ và thủ kho kiểm tra, nhập kho.Đối với những vật tư cần phải kiểm nghiệm trước khi nhập kho, Nhà máy sẽ thành lập hội đồng kiểm nghiệm vật tư.
Sau khi đã lựa chọn được nhà cung cấp, cán bộ phụ trách thu mua vật tư gửi “Nhu cầu mua vật tư” do phòng KH-KD lập đến nhà cung cấp thông qua fax, điện thoại, công văn..Khi nhận được phiếu báo giá do nhà cung cấp gửi đến, cán bộ phụ trách thu mua sẽ chuyển đến cho trưởng phòng KH-KD xem xét và trình giám đốc duyệt. Phiếu nhập kho sau khi được thủ kho xác nhận thì phòng KH-KD giao phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT ( đối với vật tư mua ngoài) hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ ( đối vật tư mua nội bộ), biên bản kiểm nghịêm, kết quả kiểm kiêm nghiêm cho kế toán vật tư ghi sổ.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất và tình hình thực tế, xem xét nhu cầu vật tư phòng KH-KD sẽ lập phiếu xuất kho và chuyển cho bộ phận cung tiêu duyệt. Người nhận và thủ kho xuống kho hàng, thủ kho sẽ ghi số lượng thực xuất vào phiếu xuất kho, số lượng thực xuất không được phép lơn hơn số lượng yêu cầu nhưng có thể nhỏ hơn số lượng yêu cầu nếu kho không đủ vật tư. Kế toán căn cứ vào các chứng từ trên để ghi số lượng và giá trị vật tư nhập vào sổ chi tiết nhập vật tư do kế toỏn lập và theo dừi.
Cuối tháng, kế toán căn cứ vào sổ chi tiết nhập, xuất vật tư trên cơ sở đã đối chiếu với thẻ kho để lập “Bảng tổng hợp nhập – xuất - tồn vật tư”. Nhà máy Luyện thép Lưu Xá sử dụng phương pháp thẻ song song để hạch toán chi tiết nguyên vật liệu là rất phù hợp và thuận tiện cho việc hạch toán trên máy, điều này làm giảm nhẹ khối lượng công việc cho kế toán và thủ kho.
Nguyên vật liệu sử dụng trong Nhà máy chủ yếu là vật tư mua nội bộ của các nhà máy trong Công ty và một phần nhỏ mua ngoài. Hằng ngày, căn cứ vào phiếu nhập kho, hoá đơn GTGT kế toán lập “Sổ chi tiết nhập vật tư mua ngoài”, kế toỏn tổng hợp mở Nhật ký chứng từ số 5 để theo dừi quan hệ thanh toán với các khách hàng bên ngoài Công ty. Vật tư xuất dùng thuê ngoài gia công chế biến.(3) Vật tư xuất dùng để sửa chữa lớn TSCĐ- XDCB.(3) Vật tư xuất cho vay nội bộ trong công ty.(4).
Hàng ngày hoặc định kỳ kế toán vật tư căn cứ vào phiếu xuất kho do thủ kho chuyển lên để lập “Bảng kê chi tiết xuất vật tư”. Số phát sinh trong kỳ của TK136.8 – Thanh toán giữa các đơn vị nội bộ:Được lấy từ số tổng cộng theo từng loại nguyên vật liệu trên sổ chi tiết nhập vật tư mua nội bộ. Số phát sinh trong kỳ của TK154.1- Chi phí sản xuất dở dang:Được lấy từ số tổng hợp theo từng loại vật tư trên sổ chi tiết nhập vật tư.
Số phát sinh trong kỳ của TK331- Phải trả người bán: Được lấy từ số tổng hợp theo từng loại vật tư trên sổ chi tết nhập vật tư mua ngoài.
Để đạt được mục tiêu của mình, các doanh nghiệp phải sử dụng các yếu tố đầu vào một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả sẽ làm giảm giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo đươợc chất lượng, điều đó phụ thuộc rất lớn vào khâu tổ chức quản lý và hạch toán nguyên vật liệu. Qua thời gian thực tập tại Nhà máy Luyện thép Lưu Xá, em nhận thấy công tác kế toán nguyên vật liệu có một vị trí quan trọng trong công tác quản lý chung và nó có những ưu điểm cần phát huy và vẫn còn một số điểm cần khắc phục trong thời gian tới. Số lượng vật tư hàng năm nhà máy nhập mua là do lệnh điều động của công ty, trước đó Nhà máy phải lập “phiếu yêu cầu mua vật tư” nên số lượng vật tư mua là nằm trong kế hoạch do đó số lượng vật tư tồn rất ít, tránh được tình trạng ứ đọng vốn, vật tư thường xuyên được kiểm tra.
Nhà máy quản lý nguyên vật liệu theo kho, theo mã vật tư nhưng không mở các tài khoản chi tiết theo từng loại vật tư mà mở tài khoản ngắn gọn, mở theo cách phân loại công dụng của nguyên vật liệu giúp kế toán dễ dàng hạch toán, ghi chép và theo dừi giỏ trị của vật tư. Về công tác kế toán nói chung: Để đáp ứng được yêu cầu ngày càng nâng cao công việc, với việc ứng dụng phần mền kế toán vào hạch toán thì nhà máy cần chú ý nâng cao trình độ sử dụng kỹ năng tin học cho các kế toán viên để có thể đạt hiệu quả cao hơn.